Trải qua 15 năm đào tạo ngành ATTT, hiện Học viện Kỹ thuật Mật mã là trường duy nhất trong cả nước đã có đầy đủ các bậc đào tạo từ Đại học cho đến Tiến sĩ ATTT (Ảnh minh họa: Internet)
Năm 2004, Học viện Kỹ thuật Mật mã đã là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trong cả nước triển khai đào tạo chuyên ngành an toàn thông tin (ATTT) thuộc ngành CNTT, nay là ngành An toàn thông tin. Ngay sau khi được Bộ GD&ĐT cấp phép đào tạo kỹ sư ATTT, nhà trường đã tổ chức tuyển sinh khóa đầu tiên.
Tiếp đó, từ năm 2014, được sự chấp thuận của Bộ GD&ĐT, Học viện Kỹ thuật Mật mã bắt đầu triển khai đào tạo Thạc sĩ ATTT theo 2 chuyên ngành hẹp là Quản lý ATTT và Kỹ thuật ATTT.
Đến nay, sau 15 năm đào tạo ngành ATTT, lực lượng cán bộ giảng viên tham gia giảng dạy ngành ATTT của Học viện Kỹ thuật Mật mã đã ngày càng phát triển với khoảng hơn 100 giảng viên, hầu hết đều có học hàm, học vị đáp ứng yêu cầu đào tạo đại học và sau đại học.
Đối với đào tạo kỹ sư ATTT, hiện đã có 11 khóa với gần 1.800 sinh viên ATTT tốt nghiệp ra trường. Theo chia sẻ của đại diện Học viện Kỹ thuật Mật mã, hàu hết các sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành, tập trung nhiều vào các cơ quan chuyên trách về ATTT của Đảng và Nhà nước như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ TT&TT, Ban Cơ yếu Chính phủ và các doanh nghiệp như Viettel, CMC, FPT, Samsung Việt Nam, Misoft, Mi2… Trong đó, có nhiều sinh viên đã được doanh nghiệp tuyển dụng từ khi còn chưa tốt nghiệp.
Còn với chương trình đào tạo Thạc sĩ ATTT, tính đến nay, Học viện đã đào tạo được 5 khóa, đang tuyển sinh khóa thứ 6, trong đó có 3 khóa đã tốt nghiệp với tổng số gần 150 Thạc sĩ hoàn thành chương trình đào tạo.
" alt=""/>Học viện Kỹ thuật Mật mã tuyển sinh khóa Tiến sĩ An toàn thông tin đầu tiên vào tháng 11/2019Ảnh minh họa
Hôm 20/8/2019, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) và chuyên trang ICTnews đồng tổ chức tọa đàm “Quản lý chính sách Fintech” tại Hà Nội. Ông Lã Hoàng Trung, Giám đốc Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia (NEAC), Bộ TT&TT khẳng định tại tọa đàm: Thanh toán không dùng tiền mặt và công nghệ Fintech có liên quan chặt chẽ đối với việc định danh xác thực điện tử mà Bộ TT&TT đang xây dựng. Trong giao dịch điện tử, việc chúng ta cần làm đầu tiên có vai trò quan trọng nhất đó chính là định danh xác thực.
![]() |
Ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ TT&TT |
Còn theo ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ TT&TT, việc ứng dụng dịch vụ định danh và xác thực nhiều nhất có lẽ là ngành ngân hàng (ngân hàng trực tuyến). Tuy nhiên, mô hình định danh và xác thực hiện tại mà các ngân hàng đang áp dụng là định danh và xác thực nội bộ, tức là từng công ty hay từng ngân hàng phải tự quản lý, tự định danh khách hàng và việc tự triển khai hệ thống này chi phí rất cao. Đặc biệt, liên quan đến vấn đề thông tin riêng: nếu để tự các bên cung cấp dịch vụ như ngân hàng hoặc trung gian thanh toán định danh, việc quản lý khách hàng không thực sự minh bạch.
Trong khi đó, theo xu thế phát triển và một số nước phát triển đã có mô hình các công ty cung cấp thông tin định danh và xác thực điện tử độc lập. Các ngân hàng hay trung gian thanh toán sẽ định danh và xác thực khách hàng thông qua các công ty cung cấp dịch vụ định danh và xác thực điện tử này. Điều đó giúp phân biệt giữa việc sử dụng và ghi nhận thông tin khách hàng, giảm rủi ro việc bị lộ thông tin các giao dịch và thông tin khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ.
" alt=""/>Vụ Bảo Kim sẽ khó xảy ra nếu có công ty cung cấp thông tin định danh