Đặc biệt, đoàn giám sát ghi nhận lĩnh vực TT&TT đang có mức độ giảm cao nhất (giảm 42,98%); tiếp theo là y tế (giảm 38,68%); văn hoá, thể thao (giảm 28,55%).
Giai đoạn 2021 - 2023, tốc độ giảm các ĐVSNCL đang chậm dần, tuy nhiên lĩnh vực TT&TT vẫn chiếm tỷ lệ giảm cao nhất với 4,67%.
Quy hoạch báo chí đã góp phần giảm mạnh số lượng ĐVSNCL
Đoàn giám sát cho biết, đối với lĩnh vực báo chí, việc sắp xếp các cơ quan báo chí đạt kết quả tích cực, trong đó có vai trò của Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được thể hiện rất rõ ràng qua kết quả sắp xếp.
Cụ thể, cả nước đã cơ bản hoàn thành sắp xếp đối với các cơ quan báo chí tại 29/29 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 33/33 tổ chức hội ở Trung ương và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; 31/31 địa phương và 72 cơ quan báo nói, báo hình; hệ thống phát thanh, truyền hình đã thực hiện việc sắp xếp theo đúng quy hoạch.
Theo đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc thực hiện quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 đã góp phần giảm mạnh số lượng ĐVSNCL với tỷ lệ giảm trong giai đoạn 2021 - 2025 đạt 42,98%, dẫn đầu về tỷ lệ giảm trong các lĩnh vực.
“Về cơ bản đã khắc phục được tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích, gắn với việc xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý báo chí của các cấp uỷ đảng, chính quyền, nhất là của người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí”, đoàn giám sát đánh giá.
Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, theo đoàn giám sát đây là lĩnh vực xã hội hóa cao, hoạt động dịch vụ chủ yếu do các doanh nghiệp thực hiện theo cơ chế thị trường.
Chính phủ, Bộ TT&TT và các cơ quan vẫn đang tích cực triển khai để phát huy hiệu quả đã đạt được trong việc xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công đối với lĩnh vực này.
Trong lĩnh vực bưu chính, đoàn giám sát cho biết, chỉ còn nhóm dịch vụ bưu chính hệ đặc biệt phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước là thuộc danh mục sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
Các dịch vụ khác đã chuyển sang cơ chế thị trường với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính; lĩnh vực viễn thông đã thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, đoàn giám sát cũng lưu ý, việc chuyển hầu hết các nhà xuất bản sang đơn vị sự nghiệp có thu hoặc trường hợp thật sự cần thiết, đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì cho phép chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên 100% vốn nhà nước chưa thực hiện được do không có quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể.
Một số nhiệm vụ được giao theo Quy hoạch mạng lưới các ĐVSNCL trong lĩnh vực TT&TT đến năm 2021, định hướng đến năm 2030 vẫn còn lúng túng trong triển khai thực hiện.
Tại phiên họp 36 vào ngày 19/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề về nguyên tắc và giao Thường trực Ủy ban Pháp luật giúp Đoàn giám sát tiếp thu, hoàn chỉnh văn bản nghị quyết trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, ký ban hành.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL phấn đấu đạt được các mục tiêu, hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 19 đã đề ra.
Trong quý 1 năm 2025, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút đội ngũ viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi vào làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; thí điểm việc thi tuyển và thực hiện thuê giám đốc điều hành tại các ĐVSNCL.
Các ĐVSNCL rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian, tăng cường tự chủ; đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị của đơn vị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của người dân.
" alt=""/>Ngành TT&TT dẫn đầu về tinh giản đơn vị sự nghiệp công lậpTrước đó, cộng đồng sử dụng ô tô liên tục chia sẻ thông tin về vụ việc một chiếc xe ô tô nhãn hiệu KIA Seltos ở Quảng Ninh bị cháy chỉ sau một thời gian ngắn khách hàng mua về sử dụng.
Chủ nhân chiếc xe Kia Seltos nói trên là anh Trương Văn T. (40 tuổi, trú tại TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) cho hay, vào ngày 1/11/2022, anh T. đã mua và nhận bàn giao xe tại đại lý KIA Quảng Ninh (Phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long) với giá gần 700 triệu đồng.
Từ lúc nhận bàn giao xe cho đến ngày 6/11/2022, do xe đang làm thủ tục cấp biển số nên anh T. chỉ di chuyển từ đại lý của KIA về và đi xung quanh nhà với quãng đường khoảng 70-80 km trước khi xe bị cháy.
"Vào khoảng 20 giờ 30 tối ngày 6/11, tôi cùng vợ con đi xe từ nhà riêng (Tổ 9, khu Lạc Thanh, Yên Thanh, TP. Uông Bí) đến nhà bà ngoại của tôi là Phạm Thị Thoái tại tổ 10, khu Lạc Thanh và để xe ở trước cửa. Đến khoảng 21 giờ 30 thì người dân phát hiện xe ô tô của tôi bị cháy và hô hào gia đình cùng mọi người đến dập. Dù cố gắng chữa cháy nhưng chiếc xe bị thiêu rụi phần khoang máy", anh T. kể.
Sau khi nhận được thông tin trình báo từ chủ xe này, phía Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Quảng Ninh) và Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) đã phối hợp để làm rõ nguyên nhân cháy.
Trong Thông báo kết luận giám định của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Quảng Ninh) ngày 30/11/2022 nêu rõ: Điểm xuất phát cháy nằm ở khu vực góc phía đầu bên phải (bên phụ) xe ô tô nhãn hiệu KIA Seltos màu đen, số khung RNYED51D7NC28257, số động cơ G4LDND075363, chưa đăng ký biển số để ở sân bà Phạm Thị Thoái, địa chỉ tổ 10, khu Lạc Thanh, phường Yên Thanh, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Về nguyên nhân cháy, do sự cố điện ở bóng đèn báo rẽ (chuyển hướng) thuộc cụm đèn phía trước bên phải (bên phụ) của xe phát nhiệt gây cháy các chi tiết của cụm đèn sau đó cháy lan ra xung quanh dẫn đến vụ cháy xe. Đồng thời, phía cơ quan công an nhận định vụ việc trên không có dấu hiệu phạm tội nên ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Sau khi sự việc xảy ra, phía THACO cho biết đã gửi văn bản cho chủ xe là anh Trương Văn T., trong đó có khẳng định sản phẩm được bàn giao không bị lỗi, vậy nên không thuộc diện được hãng bảo hành và đền mới.
Trao đổi thêm với VietNamNet về vấn đề này, phía THACO khẳng định, việc đưa ra phương án hỗ trợ khách hàng 1 chiếc xe mới không phải là đền xe mà là việc hãng xử lý sau bán hàng. Các vấn đề pháp lý còn lại khách hàng sẽ uỷ quyền cho phía THACO tiếp tục xử lý. Bảo hiểm sẽ hoàn tất các thủ tục bồi thường một chiếc xe có nhãn hiệu và phiên bản tương đương..
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Sau khi vị hôn phu qua đời, Bragante đăng tấm hình selfie cuối cùng của 2 người kèm chú thích: “Bức ảnh cuối cùng bị nguyền rủa của chúng tôi. Anh sẽ luôn ở trong trái tim em”.
Tuy nhiên, Bragante bị cộng đồng mạng liên tục tấn công vì hành động tưởng nhớ này. Dưới bài đăng, cô nhận về hàng trăm bình luận ác ý như “Bạn trai chết vì cố lấy điện thoại cho cô ta”, “Đáng lẽ cô mới là người gặp nạn”, “Chắc cô ta sẽ đăng ảnh selfie trong đám tang người yêu”.
“Chúng tôi ở bên nhau được 6 tháng. Andrea là người đàn ông tuyệt vời và luôn tôn trọng tôi. Chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ về sống với nhau. Anh ấy muốn có 2 đứa con”, Bragante kể.
Cô gái 27 tuổi bị sốc vì nhiều người lạ tấn công mình khi đăng bức ảnh cuối cùng bên nửa kia.
“Tôi chỉ muốn tưởng nhớ Andrea trong khoảnh khắc hạnh phúc cuối cùng. Tôi không có ý định phô trương hay làm điều đó để tăng lượt thích, người theo dõi. Nhiều dân mạng mong tôi có kết cục như Andrea. Tôi đã khóa tài khoản nhưng sự thù ghét vẫn tiếp tục. Tôi không nghĩ mọi chuyện lại trở nên thế này”, cô nói với Corriere del Veneto.
Fabio Bragante, cha của Sara Bragante, lắc đầu: “Tôi sẽ gửi đơn khiếu nại chống lại những con quái vật này. Nếu đây là rủi ro mà họ chấp nhận khi quyết định sử dụng mạng xã hội, tốt hơn hết hãy từ bỏ”.
Trong khi đó, Bragante cho biết cô sẽ không xóa bức ảnh mà đặt ở chế độ riêng tư.
Theo Zing