Cả hai đến với nhau sau một thời gian ngắn gặp nhau trên giảng đường. Trước đó, tôi có vài mối tình nhưng đều là tình yêu học sinh thoáng qua. Đến khi gặp em, tôi mới thấy đây chính là một nửa của mình.
Em xinh xắn, lương thiện, sinh ra trong gia đình có điều kiện, còn tôi là trai tỉnh lẻ, gia đình bình thường, không có gì nổi trội. Vậy mà điều đấy vẫn chẳng ngăn nổi chúng tôi gắn bó với nhau.
5 năm quen nhau, tình cảm sâu nặng nhưng khi ra trường, tình yêu của chúng tôi không vượt qua được rào cản.
Tôi tất tả đi xin việc nhiều nơi nhưng chưa chỗ nào được ưng ý. Trong khi đó, nhờ mối quan hệ của gia đình, em có việc làm rất ổn định.
![]() |
Mẹ em còn gặp riêng tôi. Bà nói, nếu không đem được hạnh phúc đến cho em thì nên giải thoát cho nhau vì “con gái có thì”. 2 năm sau, tôi vẫn chỉ là người làm công ăn lương trong khi em có nhiều người vây quanh, nhiều sự lựa chọn hơn… Gia đình em vốn đã không thích tôi nay càng ra sức cấm cản.
Uất ức vì bị xem thường và cũng vì thiếu sự tự tin vào bản thân, tôi chủ động nói lời chia tay em.
Em khóc rất nhiều. Nhưng cuối cùng, với sự lạnh nhạt của tôi và thái độ quyết liệt của gia đình, em chấp nhận chia tay.
Nửa năm sau, em lấy chồng. Chồng của em, tất nhiên, là con của một gia đình giàu có.
Gần ngày em cưới, tôi xin nghỉ việc ở Hà Nội, vào Sài Gòn lập nghiệp.
Nhiều năm vật lộn ở đất khách quê người, tôi cũng tạo cho mình được một sự nghiệp riêng. Tôi hùn vốn với 1 người bạn nữa thành lập công ty thương mại.
Chưa quá khá giả nhưng thời gian khó khăn về tiền bạc đã thực sự lùi xa.
Cũng ngần đó năm, tôi và em không còn liên lạc với nhau. Nhưng tôi vẫn theo dõi em thường xuyên qua mạng xã hội, bạn bè. Ngày em được bổ nhiệm một vị trí nho nhỏ trong cơ quan, ngày em sinh con gái, em tham gia một khóa học đàn… tôi đều biết.
Dù xa cách nhưng tôi vẫn luôn mong em được hạnh phúc. Tôi hiểu, tình cảm của mình dành cho em không bao giờ thay đổi.
Cuối cùng, cha mẹ thúc giục, tôi cũng kết hôn. Vợ tôi kém tôi 5 tuổi. Em là người hiền lành, yêu thương chồng con. Sau khi kết hôn sinh con, em không phải đi làm, chỉ ở nhà chăm sóc con và lo việc nội trợ.
Cuộc sống của chúng tôi diễn ra khá ra êm đềm. Tôi bận rộn với công việc, còn em tập trung chăm lo cho các con và gia đình. Tôi không có lời gì để chê trách em nhưng tận sâu thẳm trong lòng tôi biết, những gì tôi dành cho em không phải là tình yêu.
Hôn nhân của chúng tôi có lẽ vẫn yên ổn như thế nếu không có lần tôi ra Hà Nội công tác đúng vào dịp lớp đại học tổ chức họp lớp.
Những lần trước, vì sợ chặm mặt người yêu cũ nên tôi đều khước từ không đi. Nhưng lần này, những người bạn cũ biết tôi đang ở Hà Nội nên ra sức gọi điện, thúc giục và thật ra, cũng vì tò mò, tôi đã đến buổi họp hôm đấy.
Em vẫn vậy, hiền lành và có phần xinh đẹp hơn xưa. Chúng tôi có thời gian trò chuyện cùng nhau sau bao nhiêu năm im lặng. Em và chồng ly hôn cách đây 3 năm, giữa họ có một con chung và bé đang sống với em. Nhiều năm một mình, em vẫn chưa tìm cho bản thân người nào khác.
Nhìn vào ánh mắt em, tôi biết tình cảm của chúng tôi chưa hề phai nhạt. Sau buổi gặp hôm đó, tôi với em trò chuyện nhiều hơn. 1 tuần còn lại trong chuyến công tác tại Hà Nội, tôi liên tục xin được gặp mặt em. Thái độ ngần ngại ban đầu của em đã thay dần bằng sự cởi mở hơn. Chúng tôi đi ăn, đi uống cà phê… đến tất cả những nơi chúng tôi từng đi cùng nhau trước đây.
Trở về Sài Gòn, tâm trí tôi vẫn còn ở lại Thủ đô. Tôi thương vợ con nhưng trái tim tôi đã dành cho người con gái cũ ấy. Tôi có nên nói thật với vợ về tất cả bởi tôi không thể lừa dối em và lừa dối bản thân mình cả đời.
Tôi và người cũ chưa chắc đã quay về bên nhau nhưng vợ tôi xứng đáng có được người thật lòng yêu cô ấy, chứ không phải là một người chồng chỉ có tình thương và trách nhiệm.
Xin độc giả cho tôi lời khuyên.
Anh chồng tôi 40 tuổi vẫn ở nhà ăn bám, sẵn sàng xin tiền em dâu mua sắm. Gánh nặng kinh tế nuôi 2 đứa con và anh chồng khiến tôi kiệt quệ.
" alt=""/>Có nên từ bỏ cuộc sống gia đình yên ổn để đến với tình yêu đích thực?Ban đêm đặt bát nước vào ngăn đá
Vào ban đêm, trước khi đi ngủ, bạn hãy đặt một bát nước vào ngăn đá tủ lạnh và đợi qua đêm.
Sáng hôm sau, bạn lấy bát nước đá đó, đặt xuống ngăn mát tủ lạnh. Thực hiện việc này hằng ngày.
Công dụng
![]() |
Ban ngày bỏ xuống ngăn mát, vừa bảo quản thực phẩm lại vừa tiết kiệm điện
Dựa trên nguyên lý làm mát của tủ lạnh, ban đêm khi tủ không bị mở ra đóng vào nhiều lần (không tiêu hao điện năng lớn như ban ngày) thì bát nước để trong ngăn đá sẽ được làm lạnh nhanh hơn.
Đến khi để bát nước xuống ngăn mát, chúng sẽ tự tan ra và rã đông dần dần cho đến khi hết lạnh. Quá trình rã đông của nước đá sẽ tỏa ra một lượng nhiệt, cung cấp khí mát cho những thực phẩm trong tủ lạnh, giúp thực phẩm được tươi, duy trì độ tươi ngon, kéo dài thời gian bảo quản.
Từ đó tủ sẽ không cần phải dùng đến điện để làm mát ngăn bảo quản này. Vì vậy tủ lạnh sẽ không phải tiêu hao quá nhiều điện năng, hóa đơn tiền điện hàng tháng sẽ giảm đi đáng kể.
Không nên để quá nhiều hoặc ít thực phẩm trong tủ lạnh
![]() |
Cho quá nhiều thực phẩm vào trong tủ lạnh, hơi lạnh từ tủ tỏa ra sẽ không đều, không đủ để làm mát thực phẩm dẫn đến quá trình bảo quản sẽ gặp khó khăn cũng như tạo ra gánh nặng trong quá trình vận hành của tủ, gây tổn thất và làm giảm độ bền của tủ. Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt quá ít thực phẩm trong tủ lạnh, bởi công suất tủ lạnh vẫn chạy điều này sẽ gây ra hao tốn điện năng.
Cách tốt nhất để giữ tủ lạnh chạy ổn định, tiết kiệm điện là tủ chứa khoảng 70-80%. Giữa các phần thực phẩm nên để có khoảng cách để chúng tiếp nhận hơi lạnh của tủ.
Khi không cần thiết thì bạn nên hạn chế tối đa việc mở cửa tủ lạnh
Khi tủ lạnh đang chạy ở mức độ ổn định, lúc này tủ lạnh sẽ không tiêu thụ quá nhiều điện năng. Vì thế nếu bạn mở của tủ lạnh ra liên tục sẽ làm cho hơi lạnh sẽ thất thoát ra ngoài, cứ mỗi lần như vậy bạn sẽ làm cho tủ phải hoạt động lại từ đầu, để bù đắp lượng nhiệt đã mất, điều này sẽ khiến điện năng tiêu hao đến mức đáng kể.
Vậy nên, muốn tiết kiệm điện và bảo vệ tủ lạnh, việc đầu tiên bạn nên tập cho mình cũng như các thành viên trong gia đình thói quen mở cửa tủ lạnh khi thật cần thiết.
Làm mát thức ăn nóng trước khi cho vào tủ lạnh
Thói quen tiếp theo bạn nên tập đó là nên đợi đồ ăn nguội hẳn hãy cho vào tủ. Nếu bạn cho thức ăn nóng vào tủ, nó cũng sẽ được làm nguội đi thôi, nhưng sẽ mất một khoảng thời gian khá lâu và sẽ phải tốn khá nhiều điện năng đó.
Ngoài ra, nếu cho thức ăn nóng vào tủ, hơi nóng thực phẩm tỏa ra sẽ tạo nên hiện tượng sương mù, bám vào thành tủ gây ám mùi và khó vệ sinh.
Tủ lạnh có thể kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm, nhưng cũng có thể khiến nhiều thực phẩm biến chất sinh độc.
" alt=""/>Đặt thứ này vào tủ lạnh, điều lạ xảy ra với rau củ quả và hóa đơn điện