Nữ diễn viên Toral Rasptra sẽ tạm biệt vai Anandi trong phần phim mới.
Theo thông tin mới nhất từ Colors TV, các diễn viên như Rajeshwari Sachdev (vai Mangala Devi), Surekha Sikri (vai bà nội Kalyani Devi/Dadisa) và Toral Rasptra (vai Anandi) sẽ chuẩn bị kết thúc vai diễn của họ trong Cô dâu 8 tuôi.
“Vì quá tức giận trước việc Akhiraaj (Sunil Singh) giết bà nội Dadisa (Surekha Sikri) nên Anandi quyết định sẽ bắn chết Akhiraj. Tuy nhiên khi đến được nơi ở của Akhiraj, Anandi thay vì giết chết gã nhưng lại nhận một viên đạn chí mạng”, một nguồn tin cho biết.
Như vậy, đây chính là dấu hiệu về cái kết cho số phận của nhân vật chính Anandi.
![]() |
Mahhi Vij (trái) sẽ vào vai Nimboli lúc trưởng thành, con gái của Anandi. |
Khi báo chí Ấn Độ liên lạc phỏng vấn nữ diễn viên Toral và được cô cho biết: “Chúng tôi đang quay những cảnh phim tiếp theo”.
Ngoài ra, phần phim mới còn có sự xuất hiện của nữ diễn viên kiêm người mẫu xinh đẹp Mahhi Vij trong vai Nimboli trưởng thành, con gái của Anandi.
Theo Dân Việt
Sự thật thương tâm về "cô dâu 8 tuổi" treo cổ tự sát" alt=""/>“Cô dâu 8 tuổi” bị bắn chết trước khi rời đoàn phim
Cá hồi rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, não bộ và cải thiện tâm trạng. Trong 100 gram thịt cá hồi sẽ chứa khoảng 25 gr protein, 12 gram chất béo, ít calo. Cá hồi chế biến đúng cách giúp cải thiện đề kháng, tốt cho trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị ăn hai bữa cá mỗi tuần, nhất là cá giàu omega-3 như cá hồi, mỗi bữa khoảng 85 g.
Tuy nhiên, cá hồi chỉ là món ăn mang tính hỗ trợ cơ thể chứ không phải để điều trị. Ăn cá hồi sống mỗi ngày không giúp chữa yếu sinh lý hay xuất tinh sớm. Nam giới mắc bệnh cần đi khám điều trị, không thể chỉ ăn cá mà khỏi bệnh.
Ngoài ra, những người mắc bệnh tiêu hóa, dạ dày yếu... không nên ăn nhiều đồ sống, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, gây hại đường ruột. Người già, trẻ nhỏ nên ăn cá hồi sống. Không nên lạm dụng ăn mỗi ngày.
Nhân học kỹ sư nông nghiệp không phải do đam mê từ bé mà cốt để gần nhà như mong muốn của bố mẹ. Thế nhưng, càng học, Nhân càng phát hiện sự thú vị của cây trái, hoa màu…
Những ngày tháng sinh viên, Nhân có cơ hội thực tập ở nhiều nơi, tiếp xúc vô số loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, trong một lần về nhà bạn ở An Giang, chàng sinh viên bị mê hoặc bởi những chậu sen kiểng.
Nhân kể: “Tôi thích sen quá nên mua giống về trồng thử. Lúc đầu trồng, tôi gặp nhiều khó khăn, sen thường bị hư, mắc bệnh…
Tôi hỏi dò kỹ thuật trồng của các nhà vườn thì họ không hướng dẫn. Thế là, tôi tự trải nghiệm, làm đến đâu giải quyết đến đó.
Người trồng chăm chỉ, chủ động phòng ngừa bệnh tật, hạn chế sử dụng phân thuốc thì cây cho hoa đẹp”.
Chàng sinh viên theo dõi, quan sát, ghi chép cặn kẽ đặc tính, cách phòng chống bệnh hán thư, thối nhũng… trên cây sen.
Sau khi tốt nghiệp, Nhân đi làm ở một số công ty, đồng thời thuyết phục bố mẹ chuyển từ lúa nước sang trồng sen lấy hoa.
“Mình làm kỹ sư nông nghiệp, có thể nói chuyện ở hội thảo, hướng dẫn cho người khác nhưng ở nhà, nói chuyện với ba mẹ phải lựa lời”, Nhân chia sẻ.
Bởi vậy, Nhân chủ động thuê đất chỗ khác, trồng thử sen cho bố mẹ theo dõi. Thấy chàng kỹ sư trồng sen, nhiều người nói ra nói vào, có người còn cười việc làm đi ngược số đông.
Khi thấy mô hình trồng sen lấy hoa của con trai khả quan, bố mẹ của Nhân đồng ý triển khai trồng trên ruộng nhà, một vài người khác cũng muốn làm theo.
Thu hoạch khoảng 1.000 bông sen mỗi ngày
Trước khi phát triển mô hình trồng sen, Nhân tìm hiểu cặn kẽ thổ nhưỡng, thời tiết… của quê nhà. Khi thấy các tiêu chí đều phù hợp, Nhân mới mạnh dạn trồng sen trên diện tích rộng.
Trên diện tích 1ha của gia đình, Nhân trồng trước 500m2, đến 1 tháng sau thì trồng thêm 500m2. Cứ như thế, lớp sen trước vừa tàn thì lứa sen sau vừa kịp cho hoa.
Giống sen mà Nhân lựa chọn là sen Quan Âm trắng, Quan Âm hồng và sen Juwaba. Những loại sen này cho hoa to, nhiều cánh, hương thơm, lâu tàn, phù hợp cho việc trang trí, cắm hoa…
Sen trồng khoảng 60-70 ngày có thể thu hoạch hoa. Trong 3 tháng tiếp theo, mỗi ngày, ruộng sen cho thu hoạch được khoảng 1.000 bông.
Việc thu hoạch khá vất vả, ngày nào cũng phải cắt hoa 2 lần vào 5h sáng và chiều tối. Thế nên, bố mẹ Nhân thuê thêm 2-3 nhân công. Trừ chi phí chăm sóc, nhân công, mỗi ngày, ông bà thu vào hơn 1 triệu đồng.
Ngoài số hoa của gia đình, Nhân còn kết hợp bao tiêu hoa sen của các nhà vườn khác. Sen được bán trực tiếp đến các cửa hàng, chợ đầu mối ở Cần Thơ và gửi qua đường bưu cục đến các tỉnh thành khắp cả nước.
Ngoài trồng sen lấy hoa, Nhân còn bán thêm sen làm trà, thân sen làm ống hút, lá sen dùng chế biến các món ăn, sen làm giống, sen kiểng…
Đặc biệt, loại sen mà Nhân trồng có dược tính rất tốt. Hoa sen Quan Âm trắng có công dụng trị tim mạch, cao huyết áp. Thế nên, 2 năm qua, các phòng thuốc Nam từ thiện ở địa phương thường đến lấy hoa về làm thuốc.
Nhân nói: “Những diện tích sen già, chúng tôi không xịt phân thuốc nữa mà để dành đợt hoa đó làm thuốc. Mẹ tôi cắt hoa về phơi khô, rồi người ở các phòng thuốc từ thiện đến lấy, tặng cho người bệnh”.
Hiện tại, ngoài làm cho vườn nhà, chàng kỹ sư nông nghiệp này còn nhận tư vấn kỹ thuật cho nông dân ở nhiều nơi. Trong đó, mô hình trồng nấm mối của Nhân đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà vườn.
Ảnh: Nhân vật cung cấp