2025-05-05 11:39:16 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thế giới View:818lượt xem
Priv sở hữu thiết kế độc đáo với màn hình trượt nhưng vẫn giữ lại bàn phím QWERTY truyền thống. Máy có giá bán 18,ôngbốgiátriệuđồgía vàng hôm nay5 triệu đồng.
BlackBerry vừa chính thức đưa sản phẩm Priv - smartphone chạy Android đầu tiên của hãng tới thị trường Việt Nam.
Priv được trang bị cấu hình mạnh mẽ gồm chip xử lý Qualcomm Snapdragon 808, RAM 3 GB, dung lượng lưu trữ 32 GB và camera 18 megapixel. Thiết bị này có màn hình cong nhẹ 2 bên, khá giống dòng Galaxy Edge của Samsung. Kích thước màn hình máy là 5,4 inch, độ phân giải Quad HD.
Máy sử dụng cơ chế màn hình trượt, gợi nhớ một số smartphone đỉnh cao cách đây 10 - 20 năm. Khi màn hình trượt lên, máy để lộ phần bàn phím QWERTY - vốn là đặc sản của BlackBerry. Bàn phím này khá mềm, dễ ấn, có tích hợp cảm ứng để vuốt và cuộn trang, giống với sản phẩm Passport.
Trong khuôn khổ sự kiện ra mắt sản phẩm, đại diện hãng dành nhiều thời gian chia sẻ về tính bảo mật của sản phẩm. Theo đại diện hãng, tính năng bảo mật của Priv không đơn thuần đến từ phần mềm giống như việc cài một ứng dụng diệt virus. Máy được thiết kế bảo mật ở từng chi tiết phần cứng.
Theo đại diện của BlackBerry, ý nghĩa của từ Priv trong tên gọi sản phẩm là: Privacy và Privilege (riêng tư và đặc quyền), nhấn mạnh đến quyền được bảo mật thông tin cá nhân của người dùng.
Bàn phím QWERTY là một trong những điểm nhấn của chiếc BlackBerry Priv. Theo nghiên cứu của hãng, có khoảng 40% người dùng trên thị trường muốn một chiếc điện thoại Android có bàn phím cứng.
"Priv không hướng đến những khách hàng muốn mua một chiếc điện thoại Android để xem YouTube. Chúng tôi muốn hướng đến nhóm khách hàng cao cấp, muốn mua một sản phẩm Android chất lượng cao với tính năng bảo mật tốt, pin tốt".
BlackBerry Priv sẽ chính thức lên kệ từ ngày 5/12 với giá 18,5 triệu đồng.
TheoZing
TIN LIÊN QUAN Lỗi lớn nhất của BlackBerry Priv là... đắt!
Mã hóa đầu cuối đảm bảo chỉ thiết bị người gửi và nhận mới có thể mã hóa và giải mã được nội dung tin nhắn.
Là người quan tâm đến quyền riêng tư và bảo mật trên không gian mạng, anh Nguyễn Võ Chiến (TP.HCM) tâm sự: “Trước đây với các thông tin quan trọng chỉ muốn trao đổi trong một khoảng thời gian nhất định tôi phải thu hồi từng dòng một tốn công, bây giờ thì cứ bật tin nhắn tự xóa lên thôi, tiết kiệm thời gian và an tâm”.
Người dùng Zalo có thể chủ động bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật những cuộc hội thoại quan trọng với tin nhắn tự xóa sau 1, 7 hay 30 ngày theo nhu cầu cá nhân. Đây là khoảng thời gian phù hợp để đảm bảo rằng trò chuyện không bị rò rỉ ra ngoài và mọi người kịp đọc trước khi nó biến mất. Chiếc đồng hồ đếm ngược dưới mỗi tin nhắn trong cuộc hội thoại sau khi bật tính năng này cũng nhắc nhở mọi người về sự quan trọng của những thông tin đang trao đổi, tránh chia sẻ lung tung.
Người dùng Zalo chủ động kiểm soát quyền riêng tư và bảo mật của các cuộc trò chuyện bằng tính năng tin nhắn tự xóa
Bảo mật thông tin cá nhân
Trên Zalo, người dùng có thể tận dụng một số tính năng được phát triển riêng nhằm nâng cao tính riêng tư cho thông tin tài khoản. Trong trường hợp không muốn công khai thông tin cá nhân, người dùng dễ dàng ẩn đi năm sinh, giới tính, số điện thoại trên hồ sơ.
Bên cạnh đó, để tránh nhận lời mời kết bạn từ những người không quen biết, bạn cũng có thể tắt bớt một số nguồn không phù hợp. Điều này giúp người dùng kiểm soát được ai nhìn thấy tài khoản Zalo của mình và kết bạn qua các nguồn theo ý muốn.
Anh Ngô Văn Hải (TP.HCM) chia sẻ: “Danh bạ chỉ toàn đối tác và khách hàng, nên tôi điều chỉnh không cho người khác kết bạn qua hai cách tìm kiếm ‘có thể bạn quen’ và tìm ‘username’, giờ thì ai có số điện thoại mới tìm được tài khoản của tôi, đỡ bị làm phiền, bị kết bạn lung tung”.
Để chắc chắn hơn, bạn cũng có thể thiết lập thêm quyền riêng tư cho nhật ký của mình. Bên cạnh việc thiết lập trạng thái không nhận cuộc gọi, tin nhắn từ người lạ, người dùng cũng có thể chặn một số tài khoản bạn bè xem nhật ký, khoảnh khắc (story). Tính năng này được áp dụng trong trường hợp bạn vẫn giữ liên lạc nhưng không muốn một số người thấy hình ảnh, trạng thái trên nhật ký của mình.
Người dùng có thể bảo mật thông tin cá nhân và đảm bảo quyền riêng tư bằng các tính năng chặn người lạ và cài đặt nguồn kết bạn
Người dùng cũng nên cài đặt mã khóa Zalo để đảm bảo chỉ bản thân mới có thể mở ứng dụng và đọc được thông tin. Bởi trong một số hoàn cảnh, người khác có thể tò mò và cố ý xâm nhập vào ứng dụng nhắn tin của bạn. Ngoài ra, để giữ mức độ riêng tư và bảo mật tối đa cho những cuộc trò chuyện quan trọng như đối tác, khách hàng lớn, người dùng có thể đặt mật khẩu riêng cho từng hội thoại nhằm tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân.
Người dùng có thể kết hợp tính năng đặt mã khóa ứng dụng và đặt mật khẩu riêng cho từng hội thoại để tạo hai lớp bảo mật
Khi nhu cầu trao đổi trực tuyến qua ứng dụng nhắn tin tăng lên thì cùng với đó những yêu cầu về tính bảo mật thông tin cũng được người dùng chú trọng hơn. Với hệ thống đa dạng các tính năng đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật được phát triển riêng theo nhu cầu người dùng của Zalo, bạn có thể cân nhắc kết hợp chúng phù hợp với mục đích, tính chất công việc để trò chuyện trên Zalo.
Phạm Trang
" alt=""/>Các tính năng bảo mật của Zalo có thể bạn chưa biết