Một người quản lý tốt sẽ dành thời gian để phân tích với mong muốn trước hết có thể hiểu được mọi khía cạnh của vấn đề. Có 4 câu hỏi mà bạn sẽ cần tự đặt ra cho bản thân nhằm có sự chuẩn bị tốt và khiến cuộc trò chuyện giữa đôi bên dễ dàng hơn.
- Người nhân viên bạn cần nói chuyện liệu có hiểu vấn đề là gì?
- Người nhân viên ấy liệu có thật sự hiểu kỳ vọng của công ty về khả năng làm việc của anh/cô ấy?
- Người nhân viên ấy có hiểu rõ điều gì sẽ xảy ra nếu khả năng làm việc của anh/cô ấy không đáp ứng tiêu chuẩn đặt ra?
- Với vai trò là người quản lý, bạn có nắm được tất cả những nguyên nhân? Những ai là người có liên quan, điều gì, khoảng thời gian, tình huống, lý do và vấn đề đã diễn ra như thế nào?
Chọn “ngoại cảnh” thích hợp
Người quản lý hơn ai hết cần chủ động và tìm cách cải thiện vấn đề thật sớm. Tuy nhiên, bạn cũng cần khéo léo đủ để tình huống dịu xuống một chút nhằm tránh những xung đột không cần thiết khi mọi người đều đang có cái đầu rất nóng.
Một vài gợi ý dành cho bạn đó là hãy trao đổi những vấn đề cần phản hồi vào cuối giờ làm hoặc trước cuối tuần, đồng thời để ý đến nơi sẽ diễn ra việc phản hồi, có thể chọn một nơi nào đó mà đôi bên cùng thoải mái chứ không nhất thiết phải thiết lập một cuộc họp như thông thường.
![]() |
(Nguồn ảnh: Freepik) |
Đưa ra chỉ dẫn và lời khuyên
Thay vì chỉ trích những sai lầm của nhân viên, một người quản lý tốt sẽ đưa ra những phân tích đâu là nguyên nhân của vấn đề, tìm kiếm sự đồng thuận, đồng thời cố gắng gợi ý những phương án giải quyết với chỉ dẫn và lời khuyên cụ thể.
Người quản lý có thể nói về những rắc rối trong công việc, tránh bàn về cá nhân. Mọi thảo luận đều nên có dẫn chứng, tránh dựa trên giả thiết. Người quản lý cũng cần có sự khách quan với các ghi nhận cụ thể; đặt ra kỳ vọng rõ ràng và những gợi ý giúp đạt được kỳ vọng. Điều quan trọng là cần dành thời gian lắng nghe trong buổi thảo luậ và thẳng thắn chỉ ra những sai lầm nếu điều đó là cần thiết.
Một điểm người quản lý cần lưu ý là tập trung cải thiện cho tương lai chứ không phải chì chiết vấn đề đã xảy ra trong quá khứ. Những câu hỏi có tính gợi mở cũng giúp người nhân viên dễ dàng nắm bắt vấn đề đã xảy ra.
Điểm khôn khéo của người làm sếp chính là khẳng định ý tưởng đề xuất giải quyết vấn đề của nhân viên là khả thi nhưng đưa thêm những đề nghị giúp cho hướng giải quyết hoàn thiện hơn.
Cuối cùng và quan trọng nhất là nội dung thảo luận đã được hai bên đồng ý, ghi nhận bằng văn bản nếu cần thiết. Kết thúc buổi thảo luận một cách lạc quan về khả năng để cải thiện tình huống đồng thời khuyến khích nhân viên hãy tìm kiếm thêm lời khuyên từ bạn nếu vẫn cần đến sự giúp đỡ.
Tiếp tục theo dõi quá trình khắc phục vấn đề và có những buổi họp đánh giá thêm để kịp thời điều chỉnh.
(Nguồn ảnh: Freepik) |
Chuẩn bị tinh thần cho sự từ chối hoặc phản kháng
Không may là một số nhân viên luôn muốn thử thách sự kiên nhẫn của bạn bằng cách tỏ thái độ và từ chối tiếp nhận gốc rễ của vấn đề. Họ thậm chí không chịu hiểu mình có phạm sai lầm hay không hoặc chỉ trích ngược lại công ty và bạn. Điều này không hề hiếm gặp, thế nên bạn không cần phải mất bình tĩnh. Hãy cứ ghi nhận trước và tiếp tục phản hồi tuỳ theo tình huống.
Nếu thiện chí của bạn không được đáp lại với một thái độ đón nhận và bình tĩnh từ người nhân viên, đây là lúc để bạn cứng rắn và đưa ra phương án cuối cùng.
Nếu nhân viên của bạn tỏ ra không phục những vấn đề bạn đưa ra, vậy hãy để họ chủ động nói về những điều họ nghĩ và chốt lại xem nguyên nhân nằm ở đâu.
Yêu cầu một sự cam kết rõ ràng từ phía nhân viên và thực hiện một phụ lục hợp đồng từ 60 - 90 ngày để trao cho họ cơ hội cải thiện tình huống.
Theo sát những quy định về nhân sự để đảm bảo mọi việc được tuân thủ đúng luật.
Tạo thêm một chút nỗ lực về sự kết nối bằng cách tìm hiểu xem đây có thể là những cảm xúc nóng nảy nhất thời từ nhân viên hay tính cách của anh ấy/cô ấy vốn cố chấp không chịu tiếp thu. Nếu là những cảm xúc nhất thời, bạn có thể trao thêm cơ hội để người nhân viên dịu đi và bình tĩnh hơn. Còn nếu sau cùng, mọi nỗ lực đàm phán của bạn đều không thành công, hãy cứng rắn thanh lý hợp đồng lao động càng nhanh chóng càng tốt, tránh kéo dài dây dưa và tránh tạo thêm nhiều xung đột tiêu cực không đáng có.
(Nguồn: CareerBuiderVietnam)
" alt=""/>Lưu ý quan trọng khi phản hồi đến nhân viênTIN BÀI KHÁC
CSGT làm nhiệm vụ mà cúc áo cái còn cái mất?" alt=""/>Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 4/ 2014Cho đến hết phút 75 trận đấu vòng 38, Aston Villa vẫn đang dẫn Man City 2-0. Kết quả này đồng nghĩa với việc Liverpool trở thành nhà vô địch bóng đá Anh.
Nhưng rồi Ilkay Gundogan, người cuối cùng mà Pep Guardiola tung vào sân, đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện. Tiền vệ người Đức ghi 2/3 bàn thắng giúp Man City ngược dòng thắng 3-2 trên sân nhà Etihad và giành chức vô địch (Rodri ghi bàn còn lại).
Giờ đây, với cuộc chia tay của Fernandinho, Gundogan trở thành đội trưởng Man City hướng đến những mục tiêu mới.
Cùng với vai trò thủ quân của Gundogan, sự xuất hiện của Erling Haaland là thay đổi lớn trong đội hình Man City mùa này.
Haaland nhanh chóng thiết lập những cột mốc quan trọng cho Premier League, khi phá kỷ lục về số bàn thắng chỉ sau 5 trận đầu tiên.
Tuần trước, với màn trình diễn ngoạn mục trong trận thắng tân binh Nottingham Forest 6-0, Haaland trở thành người thứ 7 ghi hat-trick trong hai trận liên tiếp ở Premier League.
Trước Haaland, những người đạt thành tích này có Les Ferdinand (1993), Ian Wright (1994), Thierry Henry (2005), Didier Drogba (2010), Wayne Rooney (2011), Harry Kane (hai lần vào năm 2017). Tất nhiên, chân sút người Na Uy chỉ cần 5 trận đầu tiên ở Ngoại hạng Anh để chinh phục cột mốc này.
Haaland đang tự tin nâng cao bộ sưu tập bàn thắng của mình, trước khi anh ra mắt Man City ở sân chơi Champions League (gặp Sevilla, sân khách).
Aston Villa không còn ổn định như mùa trước. Mặc dù được đầu tư đáng kể, đội bóng của HLV Gerrard mới chỉ thắng 1 và thua 4 trận còn lại, với 9 lần thủng lưới.
Với Gundogan làm thủ lĩnh, Haaland lĩnh xướng hàng công, Man City tự tin hướng đến 3 điểm tại Villa Park.
Lực lượng:
Aston Villa: Diego Carlos chấn thương.
Man City: Laporte, Kalvin Phillips chấn thương. Grealish và Nathan Ake chưa chắc thi đấu.
Đội hình dự kiến:
Aston Villa (4-3-3): E Martinez; Cash, Konsa, Mings, Digne; McGinn, Kamara, Douglas Luiz; Bailey, Watkins, Coutinho.
Man City (4-3-3): Ederson; Walker, Stones, Ruben Dias, Joao Cancelo; De Bruyne, Gundogan, Bernardo Silva; Mahrez, Haaland, Foden.
Tỷ lệ châu Á: Man City chấp 1 1/2
Tỷ lệ bàn thắng: 3 1/4
Dự đoán: 1-4.
Thành tích đối đầu:
Phong độ của Aston Villa:
Phong độ của Man City: