Về vấn đề hướng nghiệp và tư vấn việc làm, theo TS Lê Đông Phương (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam), đây là một câu chuyện “dài hơi, rất cần thiết và phải có sự tham gia của nhiều bên”.
“Thưa thầy, em có nên học tiếp không?”
Từng có nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, đây là câu hỏi TS Lê Đông Phương thường xuyên nhận được. Điều đó dấy lên trong ông sự nghi hoặc: “Liệu công tác hướng nghiệp của chúng ta đã đạt được mục đích hay chưa?”.
“Chúng ta từng có môn học hướng nghiệp trong trường phổ thông, rồi sau đó ‘tụt hạng’ xuống thành hoạt động hướng nghiệp, tức không còn kiểm tra, đánh giá nữa.
Đây là điều tôi rất băn khoăn, bởi lẽ câu chuyện hướng nghiệp rất quan trọng. Về cơ bản, nhiều học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp vẫn không biết mình muốn làm nghề gì và chỉ biết học ngành nào nghe nói sẽ kiếm được nhiều tiền”, TS Lê Đông Phương cho biết.
Do đó, theo ông cần thiết phải thực hiện hiệu quả công tác hướng nghiệp và phải thực hiện trước khi quá muộn.
“Theo tôi, chúng ta nên bắt đầu từ bậc tiểu học. Tại sao ở cấp tiểu học, học sinh chỉ thích mấy nghề như bác sĩ, giáo viên hay một nghề nào giống bố mẹ? Lý do là bởi đó là những nghề nghiệp đầu tiên trẻ được tiếp xúc”.
TS Lê Đông Phương (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)
Từng thực hiện một cuộc khảo sát trên 1.700 học sinh ở 63 tỉnh thành, TS Lê Đông Phương nhận thấy hầu hết học sinh đều thích công an, quân đội, tiếp sau đó là bác sĩ, giáo viên. Bên cạnh đó, có 2% học sinh bày tỏ nguyện vọng mong muốn được trở thành ca sĩ.
Ông cũng nhắc lại câu chuyện bản thân từng về tư vấn tuyển sinh tại An Giang. Giữa vùng lúa, vùng cá, ông hỏi: “Tại sao các con không học thú y hay bảo vệ thực vật”. Nhiều học sinh bất ngờ hỏi lại: “Thế cũng là nghề hả thầy?”.
Theo ông, đây là thực tế khá buồn, bởi lẽ theo danh mục nghề nghiệp của Tổng cục Thống kê hiện đang có trên 900 nghề. Nhưng có những nghề phổ biến học sinh vẫn không nghĩ tới.
“Do đó, việc bắt đầu giới thiệu về các nghề từ bậc tiểu học cho học sinh là điều cần thiết. Chỉ có như vậy mới không xảy ra câu chuyện 27 điểm vẫn trượt đại học. Đó là do học sinh không được định hướng đầy đủ”, TS Lê Đông Phương nói.
Tránh chuyện vào đại học lại “lặng lẽ rút lui”
Cũng theo TS Lê Đông Phương, vì tư duy nghề nghiệp không đầy đủ nên đã dẫn đến nhiều sinh viên vào đại học rồi lại bỏ học.
Ông cho rằng, chính các bậc phụ huynh, các nhà giáo phải là những người đầu tiên ý thức được câu chuyện hướng nghiệp.
“Hướng nghiệp nghe có vẻ to tát nhưng thực ra không có gì lớn lao nếu trong quá trình dạy, thầy cô có ý thức giới thiệu về nghề nghiệp cho học sinh.
Ví dụ, nói về nghề thợ hàn có thể giới thiệu cần sử dụng công cụ gì hay sản phẩm đầu ra sẽ ra sao. Qua đó, những em có thiên hướng về kỹ thuật có thể nhìn thấy được điều đó là phù hợp với mình”, ông nói.
Cũng theo ông, một phần ảnh hưởng đến xu hướng chọn nghề của học sinh là liên quan đến gia đình. Nhiều gia đình hiện nay đang nặng về câu chuyện: “Học ngành gì để sau này ra kiếm được nhiều tiền”. Đây là câu chuyện rất phổ biến.
Bên cạnh đó, trào lưu xã hội và trào lưu kinh tế địa phương cũng ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh thay vì lựa chọn những ngành nghề phù hợp với mình.
TS Lê Đông Phương kể, ông từng có dịp lên một trường THPT ở Lào Cai. Ở đó, 20% học sinh muốn học tiếng Trung, 20% học sinh lại muốn học nghề Y. Điều đó khiến ông bất ngờ.
Ông bèn hỏi hiệu trưởng và biết được lý do, tỉnh đang dự định sắp tới sẽ mở một bệnh viện đa khoa; còn việc nhiều học sinh muốn học tiếng Trung là vì các em muốn đi xuất khẩu lao động.
“Đó là một thực tế rất đáng buồn. Do đó, ngay từ sớm, cần hình thành cho học sinh ý niệm về chọn ngành, chọn nghề cho tương lai thay vì đến hết lớp 12 mới chờ đợi tìm trường có khả năng đỗ”.
Ở rất nhiều nước như Pháp, Đức, Anh, câu chuyện cho học sinh tiếp xúc với loại hình nghề khác nhau trong xã hội khá phổ biến. Mỗi năm vài lần, học sinh được đi tới các trang trại, cơ sở sản xuất trong cộng đồng.
Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục ở Việt Nam cũng đã học hỏi mô hình này thông qua việc cho học sinh đi “dã ngoại”. Nhưng theo TS Lê Phương Đông, thay vì cho học sinh đi tìm hiểu thực tế cuộc sống lao động, học sinh lại được đi đến những khu resort hay các khu vui chơi để cắm trại,…
Do đó, để tránh những câu chuyện đáng tiếc như sinh viên học đến năm thứ 2 lại “lặng lẽ rút lui” để tìm cho mình con đường khác, ông Phương cho rằng, cần sớm để học sinh ý thức được thế giới nghề nghiệp và bắt đầu chuẩn bị cho mình những lựa chọn trong tương lai.
Thúy Nga
Việc hướng nghiệp, tư vấn việc làm sắp tới có thể sẽ được tăng cường ngay từ bậc Tiểu học.
" alt=""/>Vì sao Bộ GDHọ đều có điểm trung bình theo thang 4 dưới 1 điểm liên tiếp 2 học kỳ (1, 2) năm 2021-2022 và đã bị cảnh báo học vụ. Sau 2 lần liên tiếp bị cảnh báo, tất cả bị buộc thôi học.
Theo quy định của Trường ĐH Luật TP.HCM, sinh viên bị cảnh báo học vụ nếu rơi vào các trường hợp sau:
Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,8 đối với các năm tiếp theo và cuối khoá.
Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1 đối với các học kỳ tiếp theo.
Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khoá đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ.
Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng tín chỉ đã đăng ký học trong học kỳ (áp dụng cho khoá 46).
Sinh viên bị cảnh báo học vụ 2 lần liên tiếp sẽ bị buộc thôi học.
Ngoài 37 sinh viên bị đuổi học, hiện có 89 sinh viên bị cảnh báo học vụ lần 1 vì điểm trung bình theo thang 4 xét học kỳ 2 năm 2021- 2022 dưới 1 điểm. Nếu không cải thiện điểm và có thêm 1 học kỳ bị cảnh báo học vụ nữa, họ sẽ bị buộc thôi học.
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Hiển, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Đào tạo cho hay, các em có kết quả học 1 kỳ rất kém nhưng không cải thiện trong học kỳ 2, do vậy nhà trường phải sàng lọc để xác định lại quy mô sinh viên. Hàng năm, nhà trường luôn có hàng chục sinh viên bị buộc thôi học ở tất cả các khoá do không đạt kết quả học tập. "Đây là lời cảnh báo sinh viên trúng tuyển phải học nghiêm túc", ông Hiển nói.
Ông Trần Hoàng Hải, quyền Hiệu trưởng cho hay, nhà trường đã xác định khẩu hiệu “Sáng tri thức - Vững công minh” - làm nghề phải công tâm nhưng đầu tiên phải có tri thức. Thí sinh phải xác định thi vào trường đã khó nhưng việc duy trì, học tập cũng khó chứ không phải trúng tuyển rồi học kiểu gì cũng ra trường.
Theo ông Hải, thương hiệu của trường là công sức của thầy cô và sinh viên. Thầy phải dạy tốt, trò cũng phải học tốt. Do vậy, sinh viên phải thường xuyên cố gắng học tập và xem xét những cảnh báo của nhà trường để có phương hướng khắc phục, tránh bị buộc thôi học. Sẽ không có chuyện thay đổi để giảm nhẹ yêu cầu với sinh viên, vì như vậy sẽ giảm uy tín của trường.
Đường ray của chuyến tàu này được xây dựng trên một cây cầu bắc ngang qua đập Pasak Jolasid, vốn không nhận được quá nhiều sự chú ý của du khách. Tuy nhiên, khi mùa mưa năm nay kéo dài hơn mọi khi, nước dâng tới sát đường ray, tạo ra cảm giác con tàu đang nổi trên mặt nước.
Ngay khi những hình ảnh về "tàu hỏa nổi" được chia sẻ trên mạng xã hội, số lượng người đặt vé đã tăng đột biến. Đại diện công ty Đường sắt Quốc gia Thái Lan cho biết, chuyến tàu kéo dài 6 giờ đồng hồ này chỉ chạy vào cuối tuần, và số vé cho tới năm mới đã được bán hết toàn bộ.
"Tôi chưa bao giờ được thấy một cảnh tượng như vậy", hành khách Bunyanuch Pahuyut chia sẻ.
Việt Dũng