Trường hợp chiếc Mazda 3 đời 2011 của anh Dương Ngọc Duy (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng tương tự như vậy. Mua lại xe cách đây 2 năm từ một salon ô tô cũ, bản thân là người ít kinh nghiệm chăm sóc xe, anh Duy gần như chỉ biết sử dụng mà ít khi đưa xe đi bảo dưỡng. Vài tháng trở lại đây, anh Duy cảm thấy chiếc xe khá “ì” và có xu hướng “ăn xăng”.
Anh Duy cho biết: “Trong một chuyến đi dã ngoại, tôi đã thử cầm lái chiếc Mazda 3 cùng đời của một người bạn và nhận thấy sự khác biệt. Chiếc xe đó đổ 500 ngàn tiền xăng đi được khoảng 300km, trong khi xe của tôi nếu đổ xăng như vậy đi chưa được 200km (khoảng 13-14 lít/100km - PV)”.
Ngay sau đó, anh Duy đã mang chiếc xe đến kiểm tra tại một gara gần nhà và phát hiện “hàng tá” lỗi của động cơ và buồng đốt. Những hỏng hóc này chủ yếu từ quá trình sử dụng mà không bảo dưỡng định kỳ cũng như không có sự phát hiện, sửa chữa kịp thời.
Chủ gara này khuyên anh, nếu muốn xử lý tương đối ổn thì nhất định phải “bổ máy” và thay thế một loạt chi tiết với tổng chi phí ước chừng khoảng 50 triệu đồng. Hiện, anh Duy đang “méo mặt” và phân vân không biết có nên sửa dứt điểm hay tiếp tục “kệ”. (?)
Ông Đặng Bảo Nam - chủ một gara ô tô tại quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, những trường hợp “dở khóc dở cười” do xe hao xăng như anh Hiệp, anh Duy ở trên không phải hiếm, có thể gặp ở hầu hết các dòng xe, kể cả những chiếc xe còn khá mới.
“Việc hao nhiên liệu khiến chủ xe phải mất khá nhiều tiền để vận hành. Khắc phục sớm không chỉ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành mà quan trọng hơn là sẽ giúp phát hiện và xử lý dứt điểm những bất thường, hỏng hóc, giúp chiếc xe trở nên bền bỉ và an toàn hơn” – ông Nam nói.
Bắt bệnh "ăn xăng" cách nào?
Một số chuyên gia cho rằng, việc “ăn xăng” có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như: Lỗi động cơ; hệ thống phun nhiên liệu; hệ thống đánh lửa, buồng đốt; lỗi cảm biến; hệ thống dẫn động; lốp xe…
Tuy nhiên, bên cạnh những lý do liên quan đến chất lượng xe thì một nguyên nhân lớn khác do chính thói quen "lười" bảo dưỡng và kinh nghiệm sử dụng xe, lái xe hạn chế của nhiều tài xế.
Tiêu hao nhiên liệu quá nhiều còn là dấu hiệu cho biết, chiếc xe của bạn có thể đang tiềm ẩn những hỏng hóc khá nặng. Để phát hiện và “điều trị” dứt điểm tình trạng hao xăng là công việc rất phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật viên phải có tay nghề, kinh nghiệm cũng như máy móc hỗ trợ.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, kỹ sư Lê Văn Tạch – nguyên cán bộ kỹ thuật Toyota, hiện là chủ gara ô tô Lê Văn Tạch (TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết, anh cũng gặp khá nhiều trường hợp khách hàng gặp sự cố này. Gần đây nhất, chiếc xe Kia Sorento của anh Nguyễn Đình Hiệp cũng đã đến gara của anh để giải quyết dứt điểm bệnh "ăn xăng".
![]() |
Kỹ Sư Lê Văn Tạch tại Gara của mình. Ảnh: Đình Quý |
Kỹ sư Tạch cho biết, chiếc Sorento này là một trường hợp khá “khoai”. Kết quả “mổ xe” cho thấy, chiếc xe này ở trong tình trạng “đa chấn thương”, nghĩa là bị rất nhiều bệnh cùng một lúc và dẫn đến tình trạng hao nhiên liệu “khủng” như vậy.
Anh Tạch phân tích chi tiết: “Dầu bôi trơn của xe bị dư bất thường, điều này là do gioăng của bơm cao áp bị hở dẫn đến nhiên liệu lẫn vào dầu bôi trơn. Trường hợp này không được xử lý triệt để sẽ gây mòn bạc dẫn đến hỏng bạc và trục cơ. Đó là lý do tại sao động cơ bị kêu trước khi anh Hiệp mang xe vào sửa trong hãng.”
Tuy nhiên, lỗi đó không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tiêu hao nhiên liệu cao đến 200% mức trung bình như vậy, một nguyên nhân mà kỹ sư Tạch đề cập đó chính là hệ thống xả khí bị tắc do cặn carbon bám bẩn.
Anh Tạch giải thích: “Chiếc Sorento này được nhập khẩu nguyên chiếc, có tiêu chuẩn khí thải EURO4. Khi ống xả bị nghẽn, bộ phận điều khiển của chiếc xe sẽ đưa tín hiệu đến hệ thống cấp nhiên liệu nhiều hơn để tăng áp suất khí xả, tự “xả tắc”. Tuy nhiên, hệ thống xả đã đặc quánh do lâu ngày chưa được vệ sinh, do đó quá trình cấp nhiên liệu “vượt mức” vẫn được chiếc xe duy trì liên tục dẫn đến tốn nhiên liệu”.
Chưa kể, chiếc Sorento còn bị lỗi hở séc-măng, vênh mặt máy,… Kết quả sau 8 ngày nằm gara, chiếc Sorento đã được khắc phục hoàn toàn đạt hiệu suất cao với chi phí khoảng gần 40 triệu đồng.
Anh Hiệp cho biết, mức tiêu hao nhiên liệu của chiếc xe giờ chỉ còn khoảng 8 lít dầu/100km – điều mà trước đây anh khó có thể nghĩ tới.
Tuy đã sửa được dứt điểm lỗi "ăn xăng" cho nhiều xe, song kỹ sư Lê Văn Tạch cũng thừa nhận, việc phát hiện và khắc phục hoàn toàn lỗi hao nhiên liệu của ô tô cũ là công việc phức tạp, mất thời gian, ẩn chứa nhiều rủi ro. Có nhiều trường hợp phải làm đi làm lại vài lần mới có kết quả ở mức “tạm chấp nhận được”.
Trên thực tế, không phải ai cũng “may mắn” như anh Hiệp, có thể điều trị dứt điểm căn bệnh trầm kha cho chiếc xe của mình. Một số trường hợp vì không gặp “đúng thầy, đúng thuốc” nên dù đã mất cả “núi” tiền vẫn không khỏi được bệnh. Hoặc, một số chủ xe vì tiếc tiền sửa chữa nên đã chấp nhận "sống chung với lũ" bệnh 'ăn xăng" rồi sau đó, tìm cách bán xe.
Các chuyên gia khuyến cáo,để hạn chế hiện tượng tiêu tốn nhiên liệu như vậy, các chủ xe cần tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn bảo dưỡng, thay thế phụ tùng chính hãng, sửa chữa tại các cơ sở uy tín của xe để chiếc xe luôn trong tình trạng tốt nhất.
Nguyễn Hoàng
Trên đường đi bảo dưỡng, chiếc Kia Morning Van bỗng chết máy, không khởi động được, phải gọi cứu hộ. Kết quả kiểm tra cho thấy lỗi nhỏ không ngờ nhưng tiêu tốn của chủ xe 13 triệu tiền sửa.
" alt=""/>Xe “ăn xăng', nỗi khổ tâm của dân đi xe cũBệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội với sự đồng hành của nhãn hàng Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu vừa tổ chức chuỗi hoạt động Nha học đường 2019.
Chương trình gồm các hoạt động về chăm sóc và phòng bệnh răng miệng cho học sinh tại trường học nhằm từng bước chăm sóc sức khoẻ răng miệng, hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh răng miệng cho học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung.
Từ tháng 10 đến tháng 12/2019, chương trình mở lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho 400 cán bộ Nha học đường tại các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Tuyên Quang. Tại buổi tập huấn, các chuyên gia từ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội đã cung cấp thông tin về các loại bệnh răng miệng ở trẻ em, thường gặp nhất là viêm lợi, sâu răng, biến chứng của bệnh. Các học viên cũng được tập huấn về xử lý cấp cứu chấn thương răng ở trẻ em; dự phòng lệch lạc răng lứa tuổi học đường; cách kiểm soát mảng bám răng cũng như việc sử dụng Fluor trong dự phòng bệnh sâu răng… Đây là những nội dung thực tế, giúp các học viên chẩn đoán và xử trí kịp thời thực trạng bệnh sâu răng ở lứa tuổi học đường.
Năm 2019, Chương trình Nha học đường tiếp tục hỗ trợ mô hình truyền thông, khám chữa răng cho học sinh tại 6 điểm trường, bên cạnh đó các hoạt động tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh răng miệng cho cộng đồng được đẩy mạnh. Với sự đồng hành của nhãn hàng Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu đã có khoảng 6.000 học sinh đã được giáo dục về sức khỏe răng miệng và 3.000 học sinh được tặng sản phẩm chăm sóc răng miệng trong chương trình.
![]() |
Học sinh tại Trường Tiểu học Chu Văn An (Nam Định) |
Học sinh tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong (Thái Bình) |
Theo đại diện Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, thông qua các hoạt động chăm sóc răng miệng ban đầu, người dân đã có những kiến thức cơ bản về bệnh răng miệng, giúp họ biết cách chăm sóc, phòng bệnh răng miệng cho bản thân, gia đình.
“Việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng bệnh, điều trị dự phòng lâm sàng bệnh răng miệng tại cộng đồng là cách giải quyết sớm, kịp thời và hạn chế chi phí chữa răng cho người dân” - đại diện Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội cho biết.
Nha học đường là chương trình chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu cho học sinh tại trường học, nhằm giáo dục kiến thức vệ sinh răng miệng, hướng dẫn chải răng đúng cách…Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu, rẻ tiền, dễ thực hiện ở cộng đồng, ai ai cũng làm được. Việc này cũng là cách phòng các bệnh răng miệng thường gặp nhất là sâu răng, viêm quanh răng, đặc biệt ở trẻ em.
![]() |
Bí quyết chăm sóc răng miệng từ thảo dược
Theo các chuyên gia nha khoa, với những người hay gặp các vấn đề về răng miệng như nhiệt miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng, tụt lợi dẫn đến răng lung lay, ê buốt… nên dùng kem đánh răng dược liệu. Kem đánh răng dược liệu tự nhiên không chỉ làm sạch răng lợi và an toàn mà còn giúp tăng cường máu lưu thông dưới tủy răng, lợi, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ răng lợi từ bên trong.
Là nhãn hàng đồng hành, hỗ trợ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội trong nhiều hoạt động cộng đồng nhân văn, nhãn hàng Ngọc Châu mong muốn cung cấp, nâng cao cho người dân kiến thức về chăm sóc sức khoẻ răng miệng với sản phẩm chất lượng cao. Đây cũng là cơ hội để nhà sản xuất Ngọc Châu khảo sát tình trạng sức khoẻ răng miệng trong cộng đồng, đặc biệt là trẻ em, để nghiên cứu, bào chế sản phẩm phù hợp, chất lượng hơn nữa.
Ngọc Châu là kem đánh răng có thành phần gồm các tinh chất, chiết xuất dược liệu như Cam thảo, Một dược, tinh dầu Đinh hương, keo ong tinh chế, dịch chiết Rhatany, muối, vitamin E… Các thành phần được phối hợp một cách khoa học, giúp làm sạch, ngừa sâu răng, giúp bảo vệ lợi, góp phần giữ chắc chân răng, ngăn ngừa chảy máu chân răng, viêm lợi, nhiệt miệng.
![]() |
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu được sản xuất trong nhà máy hiện đại của Dược phẩm Hoa Linh, công ty có 2 nhà máy lớn đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm của tổ chức y tế thế giới (GMP; cGMP; GLP; GSP-WHO) và tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 tại Khu công nghiệp Phùng (Hà Nội) và Khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam).
Từ năm 2016 đến năm 2019, Sản phẩm kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm được tin dùng số 1 trong dòng sản phẩm kem đánh răng dược liệu, thảo dược và góp phần cải thiện tình trạng viêm lợi, nhiệt miệng, chảy máu chân răng. Đây là giải thưởng rất uy tín, được đánh giá dựa trên ý kiến của người tiêu dùng do Tạp chí Tư vấn tiêu dùng, thời báo kinh tế Việt Nam trao tặng. Năm 2017, Công ty Dược phẩm Hoa Linh đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn và được Bộ trưởng Bộ y tế tặng bằng khen Doanh nghiệp đã có nhiều thành tích trong công tác phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam.
Lệ Thanh
" alt=""/>Nha học đường 2019: giúp học sinh chủ động phòng bệnh răng miệng