Hàm lượng caffeine
Nếu đang muốn giảm lượng caffeine nạp vào cơ thể, bạn có thể rất vui khi biết rằng cà phê hòa tan chứa ít caffeine hơn loại rang xay. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một tách cà phê rang xay 240ml chứa 95mg caffeine còn một tách hòa tan chứa 62mg.
Đối với hầu hết những người khỏe mạnh, mức tiêu thụ an toàn là 400mg caffeine mỗi ngày. Do đó, bạn có thể uống 3-4 tách cà phê rang xay hoặc 6 tách hòa tan. Phụ nữ đang mang thai nên thận trọng do có liên quan đến nguy cơ sinh non và sảy thai, không uống quá 200mg caffeine.
Tác dụng
Cà phê hòa tan và rang xay có những lợi ích sức khỏevà rủi ro tiềm ẩn tương tự nhau. Michael Ross MacDonald, bác sĩ tim mạch cao cấp tại Trung tâm Tim mạch Harley Street (Singapore), thông tin: “Cả hai đều là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, ung thư gan và nội mạc tử cung, bệnh Parkinson, trầm cảm”. Ông cũng nhấn mạnh rằng cả hai dạng cà phê đều có thể tăng sự tỉnh táo, năng lượng và sự tập trung.
Chuyên gia dinh dưỡng Chrissy Arsenault chia sẻ: “Nghiên cứu cho thấy một số hợp chất có lợi như axit chlorogen trong cà phê hòa tan có được do phương pháp chế biến”.
Nghiên cứu công bố trên tạp chíTim mạch Dự phòng châu Âu chứng minh uống 2 đến 3 tách cà phê bất kỳ (rang xay, hòa tan hay khử caffeine) đều liên quan đến giảm bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong.
Hạn chế
Nhiều người e ngại về hàm lượng acrylamide trong cà phê hòa tan. Đây là một chất có khả năng gây tổn thương thần kinh nếu tiếp xúc thường xuyên với một lượng lớn.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), cà phê hòa tan chứa nhiều acrylamide hơn loại rang xay. Dù vậy, các chuyên gia đánh giá hàm lượng acrylamide trong cà phê hòa tan vẫn tương đối thấp và an toàn.
Cũng giống như cà phê rang xay, một số người có thể gặp các triệu chứng tiêu cực như bồn chồn, lo lắng hoặc run rẩy khi uống cà phê hòa tan nếu họ nhạy cảm với caffeine. Trong trường hợp đó, bạn nên chuyển sang uống trà thảo dược hoặc cà phê không chứa caffeine.
Dự án Khu Resort Dalat Star được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận cho CTCP Sao Đà Lạt làm chủ đầu tư vào năm 2008. Về quy mô, dự án có 90 căn biệt thự, 5 căn nhà vườn, khu nhà hàng, sân tennis... với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng.
Về tình hình triển khai đầu tư xây dựng dự án, theo báo cáo của chủ đầu tư vào năm 2020, dự án mới chỉ xây dựng các hạng mục như hệ thống đường giao thông nội bộ, tranh phù điêu, một số công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình phụ trợ.
Các công trình kiến trúc chủ yếu tại dự án đã xây dựng gồm 2 nhà hàng, hồ bơi và 9 căn biệt thự (3 căn xây dựng dang dở).
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ vào tháng 6/2020, dự án Khu Resort Dalat Star chậm tiến độ 72 tháng so với giấy chứng nhận đầu tư. Tính đến tháng 12/2020, dự án này đã chậm 96 tháng so với giấy chứng nhận đầu tư. Ngoài ra, dự án chậm tiến độ 18 tháng sau hai lần được gia hạn.
Cục thuế tỉnh Lâm Đồng cho biết, tính đến tháng 12/2023, dự án này đã chậm 132 tháng do với quy định tại giấy chứng nhận đầu tư, chậm 54 tháng so với thời gian được gia hạn năm 2018.
Theo Cục thuế tỉnh Lâm Đồng, CTCP Sao Đà Lạt đã triển khai dự án Khu Resort Dalat Star chậm tiến độ so với giấy chứng nhận đầu tư. Dù hai lần được gia hạn tiến độ nhưng chủ đầu tư này vẫn chậm thực hiện dự án.
Về việc xây dựng các hạng mục công trình tại dự án, chủ đầu tư chưa thực hiện chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng để gửi Sở Xây dựng.
Cùng với các nội dung liên quan đến việc truy thu thuế, Cục thuế tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản đề nghị thanh tra toàn diện dự án Khu Resort Dalat Star của CTCP Sao Đà Lạt.
Trước đó, năm 2021 Công ty cổ phần Sao Đà Lạt đã khởi kiện Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng ra Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng với các lý do vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra và ra các quyết định trái luật. Cục Thuế tỉnh sau đó đã đơn phương hủy các quyết định trên.
Ngày 22/1/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ra Quyết định số 01/2021/QĐST-HC, công nhận kết quả đối thoại thành các đương sự là Công ty cổ phần Sao Đà Lạt, Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng và Sở Kế hoạch và Đầu tư (đại diện cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng).
Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng cũng đã đình chỉ giải quyết vụ án do Cục Thuế tỉnh đã ban hành quyết định hủy bỏ các quyết định bị Công ty khởi kiện. Công ty cổ phần Sao Đà Lạt đã rút đơn khởi kiện.
Sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra về việc quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vào tháng 6/2020, trong đó có dự án Khu Resort Dalat Star của CTCP Sao Đà Lạt, tháng 1/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng đã rà soát dự án này.
Kết quả rà soát, quá trình triển khai dự án Khu Resort Dalat Star, CTCP Sao Đà Lạt đã hàng loạt vi phạm như: Xây dựng, lắp đặt 43 công trình tạm không có giấy phép; xây dựng 2 cầu gỗ nằm ngoài ranh đất; sử dụng gần 600m2 đất ngoài ranh dự án để làm vườn ươm, công viên cây xanh; xây dựng chòi trái phép tại khu vực bảo vệ I của di tích hồ Tuyền Lâm...
" alt=""/>Đề nghị thanh tra toàn diện dự án khu du lịch 13ha của đại gia Trịnh Bá DũngCác lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành nhấn nút khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành hành thông minh tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Việt Hòa
Đồng thời phục vụ công tác điều hành, xử lý các tình huống khẩn cấp trên địa bàn tỉnh nhanh chóng, chính xác, hiệu quả; cung cấp cơ sở dữ liệu, thông tin tổng hợp chung và chi tiết về lĩnh vực chuyên môn của các cơ quan, đơn vị, địa phương, giúp lãnh đạo tỉnh quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế, đem lại hiệu quả cao, phục vụ tốt hơn đối với người dân và doanh nghiệp.
Qua đó, kết nối thông tin, cập nhật dữ liệu phục vụ công tác xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn một cách bền vững.
Trung tâm đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, nâng cao chất lượng công việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn nghe giới thiệu về Trung tâm Giám sát - Điều hành hành thông minh tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Việt Hòa
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh, người dân có thể phản ánh trực tiếp từ hiện trường, từ cơ sở về Trung tâm Giám sát – Điều hành thông minh.
Qua đó, giám sát hoạt động của cơ quan công quyền và tham gia tích cực vào quá trình xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chính sách của nhà nước, của tỉnh, góp phần nâng cao đời sống kinh tế và tinh thần cho người dân và toàn xã hội.
“3 chủ động” để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
Theo báo cáo của UBND tỉnh, để đảm bảo công tác chỉ đạo điều hành và Thể chế số, tỉnh đã ban hành các văn bản, nghị quyết, chương trình hành động... và ký kết thỏa thuận hợp tác với 2 tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tập đoàn FPT để phối hợp, hỗ trợ thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Việt Hòa
Toàn tỉnh hiện có 1.283 vị trí lắp đặt trạm thu phát sóng BTS đang hoạt động, đảm bảo 100% thôn, bản, tổ nhân dân được phủ sóng điện thoại di động.
Về hoạt động chính quyền số, hệ thống dùng chung của tỉnh như hội nghị truyền hình trực tuyến, hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành tỉnh hoạt động ổn định, hiệu quả.
Giữa tháng 3/2024, Sở Thông tin và Truyền thông chính thức đưa phiên bản hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh có chức năng Kho dữ liệu công dân vào hoạt động.
Người dân, doanh nghiệp khi đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia sẽ có không gian lưu trữ dữ liệu điện tử, giúp lưu giữ thông tin, dữ liệu điện tử liên quan đến giao dịch hành chính công... Đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã cung cấp 1.826 thủ tục hành chính trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương và lãnh đạo Công an tỉnh dự hội nghị. Ảnh: Việt Hòa
Về kết quả thực hiện Đề án 06, xác định năm 2024 là năm tập trung toàn lực thực hiện các nội dung là nền tảng thúc đẩy Đề án 06, tiến tới khẳng định kết quả của Đề án năm 2025, tỉnh đã triển khai đúng tiến độ đối với 73 nhiệm vụ được giao.
Trong đó có một số nhiệm vụ bứt phá như thúc đẩy chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, số hóa hộ tịch, làm sạch dữ liệu thuế hay mô hình điểm ứng dụng giải pháp từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân gắn chip, tài khoản định danh điện tử mang lại tiện ích thiết thực phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Tại phiên họp, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển đổi số, như chưa có chính sách tỷ lệ chi tối thiểu và hướng dẫn định mức chi cho ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chính sách thuê chuyên gia chuyển đổi số; một số địa phương chưa chủ động, tích cực trong hướng dẫn người dân sử dụng các kênh tương tác với chính quyền, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng chưa thực sự phát huy hiệu quả; dữ liệu còn phân tán hoặc lưu trữ trên giấy, chưa được chỉnh lý, số hóa, kết nối về kho dữ liệu dùng chung, việc triển khai các nền tảng số quốc gia do các bộ, ngành trung ương duy trì còn chậm...
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn phát biểu tại cuộc họp.
Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của các sở, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ 5 tháng qua.
Ông Sơn nhấn mạnh, khối lượng công việc trong chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 là rất lớn, chính vì vậy các cơ quan, đơn vị, địa phương cần nhìn thẳng vào khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ, bám sát kế hoạch của trung ương, của tỉnh; tăng cường tuyên truyền phổ biến, quán triệt, nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt nhất.
Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 Tuyên Quang đặt mục tiêu hoàn thành 81 việc, Đề án 06 có 71 việc, các sở, ngành, địa phương rà soát danh mục thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch Chuyển đổi số chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao; tập trung triển khai, sử dụng các nền tảng phục vụ chính quyền số theo danh mục các nền tảng số tập trung sử dụng trên toàn tỉnh; khẩn trương rà soát, chỉnh lý, xây dựng dữ liệu và kết nối về kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, đặc biệt đối với các dữ liệu do tỉnh đầu tư, đang lưu trữ tại các bộ, ngành phải thực hiện kết nối về kho dữ liệu dùng chung.
Lãnh đạo các sở, ngành dự hội nghị. Ảnh: Việt Hòa
Các đơn vị, địa phương ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc danh mục dữ liệu dùng chung, dữ liệu mở đã phê duyệt, kết nối với Cổng cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh; tập trung thực hiện các chỉ tiêu chưa đạt về chấm điểm xếp hạng chuyển đổi số, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu phục vụ chấm điểm năm 2023, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá theo lĩnh vực được phân công.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn yêu cầu, các sở ngành địa phương phải thực hiện “3 chủ động”: Chủ động tháo gỡ, chủ động phối hợp, chủ động báo cáo khi vượt thẩm quyền.
Công an tỉnh tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong Đề án 06, đảm bảo đạt mục tiêu, yêu cầu giao; Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, nâng cấp hạ tầng, nền tảng dùng chung cho toàn tỉnh.
Các sở, ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, đúng quy định, đề ra giải pháp cụ thể, thực hiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao...
Tại phiên họp, UBND tỉnh công bố kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Theo kết quả, Sở Tư pháp, thành phố Tuyên Quang, xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang) là 3 đơn vị đứng đầu về mức độ chuyển đổi số năm 2023.
" alt=""/>Tuyên Quang nâng cao vai trò người đứng đầu trong thực hiện chuyển đổi số