Tấm thẻ bảo hành mà anh Bình nhận được không liên quan gì đến Samsung và số điện thoại cũng không liên hệ được
Tuy nhiên, nhân viên tư vấn cho biết khi nhận quà tặng là chiếc túi giặt thông minh kèm theo một phiếu gia hạn thời gian bảo hành được gửi qua đường bưu điện, anh Bình sẽ phải trả số tiền 200 ngàn đồng, xem như là giá dịch vụ vận chuyển. Nhân viên tư vấn cho biết anh Bình khi nhận hàng có thể kiểm tra quà tặng và có thể từ chối trả tiền nếu muốn.
Anh Bình cho biết số điện thoại gọi đến cho anh là số điện thoại di động thông thường, thay vì số tổng đài chăm sóc khách hàng của Samsung. Tuy nhiên, ngay khi anh nhận được cuộc gọi, người tự nhận là nhân viên tư vấn của Samsung đã có thể đọc đúng họ, tên và địa chỉ nhà hiện tại của anh. Ngoài ra, người này còn nắm rõ được việc gia đình anh đang sử dụng một chiếc máy giặt của Samsung, khiến anh không hề hoài nghi về số điện thoại gọi đến và tin chắc rằng đây chính là nhân viên tư vấn của Samsung, bởi lẽ chỉ có Samsung mới có thể nắm chính xác và đầy đủ các thông tin về khách hàng như vậy.
Khi nhận quà tặng được gửi đến địa chỉ nhà mình qua đường bưu điện và trả số tiền 200.000 đồng, anh Bình mới phát hiện ra rằng chiếc túi giặt mình nhận được thực chất là một chiếc túi giặt hoàn toàn bình thường, có giá bán chỉ vài chục ngàn đồng, chứ không phải là túi giặt thông minh như được nhân viên tư vấn quảng cáo. Ngoài ra, thẻ bảo hành mà anh nhận được là thẻ bảo hành của một cửa hàng điện tử có địa chỉ tại Hà Nội, chứ không phải là thẻ bảo hành của Samsung. Khi thử liên lạc vào số điện thoại di động in trên thẻ bảo hành này, anh Bình chỉ nhận được thông báo số điện thoại không liên lạc được.
Đến thời điểm này, anh Bình mới nhận ra rằng mình đã bị “mắc bẫy” của những kẻ lừa đảo qua điện thoại.
“Thực ra số tiền bị lừa đảo đối với tôi không lớn lắm, nhưng với nhiều gia đình thì 200.000 đồng không phải là số tiền nhỏ. Nếu chiếu trò này thành công càng nhiều, những kẻ lừa đảo sẽ thu được một số tiền không hề nhỏ”, anh Bình chia sẻ.
Phóng viên đã liên hệ với Samsung Việt Nam và đại diện của công ty này khẳng định Samsung không hề có chương trình gia hạn bảo hành nào dành cho khách hàng.
“Samsung khẳng định đây không phải chương trình của chúng tôi. Để được bảo đảm quyền lợi, rất mong người tiêu dùng gọi về các đường dây hotline của Samsung hoặc đến trung tâm bảo hành gần nhất để được tư vấn và giúp đỡ”, một đại diện của Samsung cho biết.
Nhiều hãng công nghệ bị lợi dụng thương hiệu để lừa đảo “gia hạn bảo hành”
Tìm hiểu thêm về vấn đề, phóng viên Dân trí nhận thấy không chỉ Samsung bị những kẻ lừa đảo lợi dụng thương hiệu cho chiêu trò của mình, mà nhiều hãng công nghệ và điện tử lớn khác tại Việt Nam cũng đã bị lợi dụng.
Nhiều trường hợp nhận được cuộc gọi điện thoại để tư vấn về chương trình gia hạn bảo hành cho tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, laptop hay TV… và để tham gia chương trình khuyến mãi này, người dùng cũng sẽ được nhận được một thẻ bảo hành được gửi qua đường bưu điện và sẽ phải đóng số tiền vài trăm ngàn đồng khi nhận thẻ.
Nhiều người dùng sau khi trả tiền để nhận thẻ bảo hành thì không thấy nhân viên tư vấn gọi điện lại và khi gọi điện lên số điện thoại chăm sóc khách hàng của các hãng điện tử, họ mới nhận ra rằng mình đã “dính quả lừa”.
Đặc điểm chung của những nạn nhân bị dính “chiêu lừa” này đó là khi kẻ lừa đảo gọi đến số điện thoại của họ đều đọc đúng tên, địa chỉ, loại thiết bị điện tử mà họ đang sử dụng và biết rõ thiết bị đã hết thời hạn bảo hành. Bên cạnh đó những kẻ lừa đảo còn cho phép nhận thẻ bảo hành rồi mới trả tiền, thay vì buộc phải trả tiền qua tài khoản ngân hàng, điều này khiến các nạn nhân không hoài nghi và tin rằng đó là nhân viên tư vấn từ các hãng điện tử.
Để tránh trở thành nạn nhân của “chiêu trò” lừa đảo kể trên, người dùng nên liên hệ số điện thoại chăm sóc khách hàng của các hãng công nghệ, điện tử để hỏi rõ về chương trình gia hạn bảo hành của hãng.
Vấn đề đặt ra là làm cách nào mà những kẻ lừa đảo lại có đầy đủ thông tin của người dùng, từ thông tin cá nhân, số điện thoại, loại thiết bị điện tử đang sử dụng (bao gồm cả đúng tên của nhãn hiệu)… để có thể thuyết phục người dùng như vậy? Phải chăng thông tin của người dùng khi mua sản phẩm tại các cửa hàng, siêu thị bán lẻ đồ điện tử đã bị bán lại cho bên thứ ba để sử dụng cho mục đích lừa đảo?
(Theo Dân Trí)
Cục Viễn thông đã yêu cầu các nhà mạng sử dụng biện pháp kỹ thuật để chặn cuộc gọi giả mạo các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Ngân hàng... lừa đảo, hù dọa nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
" alt=""/>Cảnh báo chiêu trò “bảo hành miễn phí thiết bị điện tử” để lừa đảoCuối năm luôn là thời điểm “vàng” của thị trường BĐS khi các chủ đầu tư không chỉ đưa ra chương trình tri ân khách hàng mà còn là thời điểm cán đích về tiến độ bàn giao cho khách hàng. Chọn đúng thời điểm để mua căn hộ đã mang lại hệ giá trị cho người mua nhà.
Đơn cử như dự án Thăng Long Victory, để tri ân khách hàng chủ đầu tư đã đưa ra chương trình “Mua nhà đón xuân - Quà mừng tân gia siêu khủng”. Theo đó, khách hàng mua nhà được tặng 1 lượng vàng 9999 hoặc miễn phí 10 năm phí dịch vụ; tặng gói nội thất trị giá 85 triệu đồng. Tổng giá trị ưu đãi lên đến 150 triệu/căn hộ.
![]() |
Ở phân khúc nhà ở bình dân, một đối tượng lớn khách hàng khi mua nhà đều gặp khó khăn về tài chính khi nhận bàn giao nhà. Nhận bàn giao nhà đồng nghĩa với việc tăng lên về các chi phí như hoàn thiện nội thất, bảo trì, và các chi phí khác.
Thấu hiểu những băn khoăn của khách hàng, Phúc Hà dành tặng khách hàng mua căn hộ gói hoàn thiện nội thất cao cấp trị giá 85 triệu đồng. Với gói hoàn thiện nội thất này, Phúc Hà mong muốn giảm thiểu nỗi lo tài chính cho khách hàng, đồng thời là một món quà tri ân, cảm ơn sâu sắc sự tin tưởng đồng hành của khách hàng.
Chị Nguyễn Phương Trà - khách hàng mua căn hộ cho biết: “Thực tình, cả hai vợ chồng tôi đều làm văn phòng, thu nhập trung bình so với mặt bằng chung. Với thu nhập này, vợ chồng tôi chọn những dự án cách nội thành khoảng 8 - 10km để tiện cho các hoạt động cuộc sống.
Một điểm chung giữa các dự án phân khúc vợ chồng tôi chọn là hệ thống tiện ích đều rất tốt. Song, Tết cũng sắp đến, nên chúng tôi quyết chọn những căn hộ chuẩn bị bàn giao để có thể hưởng trọn vẹn cái Tết cổ truyền trong ngôi nhà mới. Khi chủ đầu tư dành tặng gói hoàn thiện nội thất cao cấp, những nỗi lo tài chính cận Tết của chúng tôi nhờ đó mà giảm đi”.
Tòa nhà T2 dự án Thăng Long Victory hiện đang trong quá trình hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để bàn giao cho khách hàng đúng tiến độ cam kết vào tháng 12/2016. Với giá bán chỉ từ 900 triệu/căn cùng phương thức thanh toán linh hoạt, dự án đã thu hút một lượng lớn khách hàng là những gia đình trẻ trong khu vực, có thu nhập vừa phải, mong muốn được sớm an cư lạc nghiệp.
![]() |
Hình ảnh dự án Thăng Long Victory (cập nhật ngày 12/8/2016). Đăng ký mua căn hộ: Sàn giao dịch BĐS Phúc Hà, Hotline:0915.00.3132. Website: http://thanglongvictory.vn/ |
Ông Vũ Mạnh Hà, đại diện Phúc Hà chia sẻ: “Dự án đảm bảo về đích đúng tiến độ và bàn giao nhà trước Tết Đinh Dậu là nỗ lực, tâm huyết và quyết tâm của Phúc Hà với mong muốn mang đến niềm vui cho khách hàng có một tổ ấm khang trang, không khí ấm áp trước thềm năm mới. Ngoài ra, sự kiện này còn thể hiện sự cam kết chặt chẽ về tiến độ hoàn thành dự án cũng như chất lượng công trình từ Phúc Hà nhằm đem đến cho khách hàng một không gian sống trong lành, nhiều tiện ích với giá bán hợp lý.”
Thúy Ngà" alt=""/>Mua nhà dịp tết: “Vừa nhận nhà mà vẫn có quà”Hôm 18/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá Oracle là “công ty tuyệt vời” và chắc chắn đủ khả năng xử lý vụ mua bán hoạt động của TikTok tại Mỹ. Ông cũng gọi đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Larry Ellison là “vĩ nhân”. Ellison, người giầu thứ 6 tại Mỹ theo xếp hạng của Forbes, là người ủng hộ Trump và đã tổ chức gây quỹ cho Tổng thống tại tư gia trong năm 2020 bất chấp phản đối của nhân viên.
Bình luận của Trump đưa ra sau khi Financial Times đưa tin Oracle gia nhập đường đua thôn tính TikTok tại Mỹ. Chính quyền Trump cho TikTok hạn chót 15/9 để tìm người mua nếu không muốn bị cấm vận. Cũng trong ngày 18/8, Trump một lần nữa nhắc tới việc Ngân khố Mỹ nên được hưởng một phần từ giao dịch vì chính quyền của ông giúp cho thương vụ có thể xảy ra.
Oracle không phải công ty duy nhất muốn có TikTok. Trước đó, Microsoft công khai đang đàm phán để mua TikTok tại Mỹ, Canada, Australia, New Zealand từ ByteDance. Twitter cũng là một người mua tiềm năng. Tuy nhiên, Oracle có liên hệ chặt chẽ hơn với Nhà Trắng hơn các đối thủ còn lại.
Theo các chuyên gia, Oracle muốn mua TikTok không phải chuyện quá kỳ lạ. Gã khổng lồ phần mềm doanh nghiệp được cho là đang bàn bạc với Sequoia, General Atlantic – những công ty đang nắm cổ phần trong TikTok – để đánh bại Microsoft. Dù TikTok không “ăn rơ” với tệp khách hàng hiện tại của Oracle nhưng họ lại có thứ mà bất kỳ ai cũng muốn: dữ liệu.
Theo chuyên gia địa chính trị Abishur Prakash, khi đưa dữ liệu TikTok lên máy chủ Oracle, Oracle có thể tìm đường vào các ngành công nghiệp mới. Oracle không có ứng dụng mạng xã hội để sáp nhập TikTok nhưng về lý thuyết, có thể dùng dữ liệu khách hàng mà TikTok thu thập được để cải thiện sản phẩm tiếp thị.
Với hơn 2 tỷ lượt tải trên toàn cầu, nền tảng người dùng khổng lồ của TikTok cũng hấp dẫn với Oracle vì TikTok là nguy cơ trực tiếp với Facebook. “Trong thế giới hậu Covid, mọi doanh nghiệp đều muốn làm mới bản thân. Trong lĩnh vực địa chính trị công nghệ, không chỉ có rủi ro mà còn có cả cơ hội. Oracle có lẽ có ý riêng để tận dụng TikTok mà chưa tiết lộ với thị trường”, Prakash nhận định.
Dù vậy, Oracle hay Microsoft mua được TikTok hay không còn phụ thuộc vào ByteDance. Theo Matthew Brennan, chuyên gia mạng xã hội tại Bắc Kinh, công ty hoàn hảo đối với ByteDance phải có túi tiền đủ sâu để đưa ra mức giá hậu hĩnh. Họ cũng phải đủ tốt về công nghệ để điều hành tất cả trí tuệ nhân tạo tiên tiến mà TikTok đang sở hữu nhưng phải đủ yếu về di động để tránh trở thành đối thủ tương lai của ByteDance. Xét theo các tiêu chí này, Oracle dường như phù hợp hơn Microsoft.
Không rõ ByteDance muốn thoái vốn khỏi TikTok tại một số thị trường cụ thể hay trên toàn cầu. Công ty được cho là đang đàm phán với đại gia Reliance Industries để bán TikTok tại Ấn Độ. Động thái của ByteDance có thể khiến Microsoft không hài lòng khi họ có đủ năng lực để vận hành các tài sản của TikTok ngoài Trung Quốc.
Về phần Oracle, một số nhà quan sát vẫn khó hiểu với sự quan tâm của Oracle dành cho TikTok. Timothy Armoo, CEO Fanbytes, cho rằng thương vụ không có nghĩa lý gì nếu nhìn từ lăng kính doanh nghiệp nhưng bắt đầu có chút ý nghĩa nếu nhìn vào quan hệ bạn bè giữa Ellison và Trump. Ellison luôn bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Mỹ hiện tại.
Quyết định cuối cùng nằm ngoài sự kiểm soát của các bên. Thay vào đó, nó ở trong tay của tòa án Trung Quốc, theo Prakash. Ông nhận xét Bắc Kinh đang ở thế khó xử, nếu can thiệp thì nghi ngờ về việc chính phủ kiểm soát doanh nghiệp sẽ lên cao. Tuy nhiên, nếu không can thiệp thì họ sẽ phải ngồi yên chứng kiến doanh nghiệp công nghệ trong nước bị vây hãm trên toàn cầu.
Du Lam (Tổng hợp)
Theo Financial Times, Oracle đang đàm phán mua TikTok, ứng dụng video ngắn của ByteDance Trung Quốc.
" alt=""/>Ông Trump ủng hộ Oracle mua TikTok