Một bức ảnh cho thấy màn hình chiếc smartwatch sắp tới của Fitbit vừa được chia sẻ trên các trang mạng. Smartwatch này có tên mã là Higgs và sẽ được tích hợp GPS, cảm biến nhịp tim, hỗ trợ các dịch vụ âm nhạc trực tuyến như Pandora cũng như khả năng thanh toán di động. Quan trọng hơn, smartwatch của Fitbit có thể có thời lượng sử dụng pin lên đến 4 ngày.
" alt=""/>Rò rỉ smartwatch mới của Fitbit, hứa hẹn pin 4 ngàyTheo báo cáo này, trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, từ ngày 1/1/2018 đến 9/3/2018, Bộ Công an đã phát hiện 1.022 lượt truy cập trái phép vào các Trang tin/Cổng thông tin điện tử có tên miền .VN, trong đó có 6 Trang tin/Cổng thông tin điện tử thuộc quyền quản lý của các cơ quan nhà nước bị tấn công, chiếm quyền điều khiển.
Cũng trong các tháng đầu năm, Bộ Công an đã phát hiện và xử lý lộ lọt bí mật tại 12 cơ quan nhà nước; tiến hành kiểm tra 80 Trang tin/Cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước, phát hiện 29 Trang tin/Cổng thông tin điện tử còn tồn tại lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, có nguy cơ xâm nhập, tấn công rất cao, trong đó có một số cơ quan trọng yếu như: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội…
Bộ Công an cũng đã phát hành công văn tới các bộ, ngành, địa phương cảnh báo tình trạng mất an ninh, an toàn, hoạt động phát tán mã độc của tin tặc, những rủi ro tiềm ẩn từ các lỗ hổng bảo mật trên Trang tin/Cổng thông tin điện tử; ngăn chặn hoạt động của 2.605 trang mạng có nội dung phản động, chống phá Việt Nam. Tiếp tục phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện quy chế phối hợp về đảm bảo an toàn thông tin.
Văn phòng Chính phủ cũng cho hay, tại Nghị quyết 01 ngày 1/1/2018 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Chính phủ đã xác định phải tăng cường công tác bảo đảm an toàn, có phương án ứng phó, khắc phục kịp thời các sự cố mất an toàn thông tin, an ninh mạng; kịp thời cảnh báo, ngăn chặn và xử lý mã độc, sự cố an toàn thông tin, tiếp tục triển khai nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020. Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại.
" alt=""/>Phát hiện 29 Trang/Cổng thông tin điện tử cơ quan nhà nước tồn tại lỗ hổng bảo mậtTrong trao đổi với ICTnews, đại diện nhóm phát triển NukeViet eGovernment khẳng định, thời điểm hiện tại, phần mềm NukeViet eGovernment đã được một số cơ quan, đơn vị sử dụng trên thực tế với chi phí rất tiết kiệm và hiệu quả. “Thay vì phải xây dựng các dự án Cổng thông tin với chi phí lên tới vài tỷ đồng và thời gian triển khai dự án từ lúc lập dự án, lập hồ sơ mời thầu đến lúc hoàn thành, nghiệm thu có thể kéo dài cả năm; việc sử dụng các sản phẩm đóng gói như phần mềm Cổng thông tin NukeViet eGovernment cho phép các cơ quan, đơn vị có thể triển khai ngay lập tức. Đặc biệt, với dịch vụ “triển khai và duy trì trọn gói” mà Các công ty thành viên cộng đồng NukeViet đang cung cấp thì các đơn vị sử dụng hệ thống hoàn toàn không cần chuẩn bị hạ tầng hoặc nhân lực để bảo trì hệ thống, 100% các công việc nằm trong gói “thuê dịch vụ””, đại diện nhóm phát triển NukeViet eGovernment chia sẻ.
Hiện tại, phần mềm và mã nguồn của NukeViet eGovernment 1.1 đã được công bố tại địa chỉ http://egov.nukeviet.vn, các đơn vị có thể tải về và sử dụng miễn phí với đầy đủ giấy phép bản quyền đi kèm hoặc sử dụng dưới dạng thuê dịch vụ trọn gói từ các doanh nghiệp thành viên cộng đồng NukeViet.
Việc triển khai theo mô hình sản phẩm đóng gói hoàn thiện như NukeViet eGovernment được đánh giá là cách thức triển khai hoàn toàn mới của giới làm phần mềm nguồn mở. Bởi lẽ, trước đây các sản phẩm phần mềm nguồn mở thường được tùy biến theo dạng thu phí dịch vụ chỉnh sửa, thậm chí nhiều sản phẩm triển khai the mô hình “may đo” (làm đơn chiếc theo yêu cầu) dựa trên các phần mềm nguồn mở có sẵn.
" alt=""/>Phát hành phiên bản mới phần mềm Cổng thông tin cho cơ quan nhà nước NukeViet eGovernment