Điều trị tại Khoa Bỏng - Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy suốt 4 tháng, cô gái 29 tuổi nay đã khỏe mạnh, khác hẳn với tình trạng nguy kịch khi mới vào.
Ngày 7/7, N. chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng hở vết khâu hai bên hông và thành bụng. Vết thương khi đó chỉ đắp gạc và được khâu tạm để chuyển viện.
![]() |
TS BS Ngô Đức Hiệp thăm khám cho bệnh nhân biến chứng vì thuốc tan mỡ. |
“Em mất máu trầm trọng. Các bác sĩ cấp cứu đều lắc đầu. Em biết mình rất nguy kịch rồi!”, N. nhớ lại. Đây là bệnh nhân nguy kịch nhất do tiêm thuốc tan mỡ mà Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận và điều trị.
N. cho biết, khoảng tháng 5/2021, sau khi đọc quảng cáo thuốc tan mỡ trên Facebook, chị đến một thẩm mỹ viện tại quận 1 để được tư vấn. Tại đây, chị đã chi hơn 13 triệu đồng cho một liệu trình tiêm thuốc ở 4 vị trí trên cơ thể gồm bụng và hông. Tuy nhiên, chị không biết chính xác liều lượng.
Khi đó, N. được cơ sở thẩm mỹ tư vấn sẽ tiêm axit trái cây, có xuất xứ của Anh, không cần phẫu thuật và phục hồi nhanh. Thẩm mỹ viện ở trung tâm thành phố, nên N. càng tin tưởng hơn về độ an toàn và chuyên môn.
Sau khi tiêm khoảng 10 ngày, cơ thể chị bắt đầu đau nhức, xuất hiện nhiều vết sưng tấy. Theo liệu trình, N. quay lại cơ sở để được mát xa bụng, tăng hiệu quả. Khi thấy những vết sưng, áp xe trên người bệnh nhân, nhân viên thẩm mỹ đã “cắm những ống dẫn vào” mà theo N. mô tả, rất đau đớn và ám ảnh.
Sau đó, tình trạng nặng dần. Thẩm mỹ viện liên hệ đến nhiều nơi khác (gồm cơ sở thẩm mỹ và bệnh viện) để mổ cho N. Suốt 2 tháng điều trị, cô gái phải phẫu thuật 5 lần. Lần thứ 5, bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy vì nguy kịch, mất máu.
“Những lần mổ trước, em đều mơ mình sẽ tỉnh dậy. Nhưng lần thứ 5, em không mơ nữa, em rất sợ mình có thể thiếp đi bất cứ lúc nào. Em nhìn sang giường bên cạnh, có những bệnh nhân khác biến chứng như mình. Em tuyệt vọng và chỉ biết khóc”, chị N. nhớ lại.
Tại đây, bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Bỏng - Tạo hình cho biết, ông chưa từng thấy ca biến chứng nào vì thuốc tan mỡ nghiêm trọng như vậy. Vết thương hoại tử xuất hiện trên bụng, hông, đùi, lấn sâu xuống cơ quan sinh dục.
Bác sĩ Hiệp nhận định, loại thuốc trên khi tiêm vào cơ thể, đã gây nhiễm trùng lan rộng. Thuốc có cơ chế làm tan tế bào mỡ, đồng thời làm tan tế bào thần kinh, mạch máu và mô liên kết.
“Dịch tiết ra phá hỏng các mô liên kết. Do đó, vết thương mãi không lành”, Tiến sĩ Hiệp phân tích.
Điều đặc biệt khó khăn mà bác sĩ đối mặt, là thuốc di chuyển không thể kiểm soát, không thể ngăn chặn. Bệnh nhân được tiêm ở 2 bên hông, bụng, nhưng thuốc lan ra lưng, mông, đùi, lấn vào cơ quan sinh dục của bệnh nhân.
Bác sĩ phải phẫu thuật cắt lọc, rạch hút ra dịch, mủ, máu liên tục cho đến khi hết lượng dịch tồn dư. Ngoài sử dụng kháng sinh toàn thân, bệnh nhân còn phải dùng băng gạc đặc biệt để thấm hút.
“Không thể kể hết những lần tiểu phẫu, thủ thuật để lấy các ổ dịch này ra”, Tiến sĩ Hiệp chia sẻ.
Thuốc tan mỡ bị cấm sử dụng ở nhiều nước
N. đã phải trải qua 4 tháng điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy để giải quyết tình trạng biến chứng từ thuốc tan mỡ bụng. Bên cạnh đó, chị được bù máu, nâng đỡ dinh dưỡng và tâm lý suốt thời gian trên. Do đó, cơ thể đã phục hồi từ thể chất đến tinh thần, các vết thương lành lặn.
Dự kiến, ngày mai 18/11, chị sẽ được xuất viện. Chi phí điều trị lên đến 160 triệu đồng.
![]() |
Ngoài N., Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 1 ca biến chứng khác vì thuốc tan mỡ bụng ngày 27/7. |
Ngày 27/7, một nữ bệnh nhân khác cũng nhập viện cùng nguyên nhân. Sau khi tiêm thuốc tan mỡ tại bụng và đùi, cơ thể người này bầm tím, đau nhức. Nhờ can thiệp sớm, thuốc chưa ăn sâu, bệnh nhân trải qua 2 lần phẫu thuật. Ngày 5/8, bệnh nhân này đã phục hồi và xuất viện.
Tiến sĩ Bác sĩ Ngô Đức Hiệp cho biết, Khoa Bỏng - Tạo hình của Bệnh viện Chợ Rẫy thường xuyên tiếp nhận các ca biến chứng thẩm mỹ. Tuy nhiên đây là các trường hợp đầu tiên biến chứng vì thuốc tan mỡ.
“Sử dụng thuốc tan mỡ giảm béo không mang lại hiệu quả và rất nhiều biến chứng”, Bác sĩ Hiệp cảnh báo.
Theo Tiến sĩ Bác sĩ Ngô Đức Hiệp, thuốc tan mỡ với thành phần chính là Phosphatidylcholin (tên thương mại là Lipostabil) từng được cảnh báo thiếu an toàn và không hiệu quả từ năm 1975 tại Đức. Thế nhưng, thuốc vẫn sử dụng tại một số nước trên thế giới.
Năm 2020, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và nhiều quốc gia chính thức cảnh báo và cấm sử dụng Lipostabil với mục đích làm tan mỡ. Tại Việt Nam, kỹ thuật này chưa được cấp phép.
Một số cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp tại Việt Nam đang quảng cáo Lipostabil như một loại "thần dược" làm tan mỡ. Không ít phụ nữ đã lựa chọn phương pháp trên mà không biết hậu quả phải gánh chịu.
Các biến chứng thường gặp nhất, bao gồm đau, sưng, kích ứng, bầm tím. Nghiêm trọng hơn là loét da, nhiễm trùng toàn thân, có thể nguy kịch đến tính mạng.
Thông thường, các biến chứng xuất hiện nhanh sau vài ngày tiêm thuốc. Tuy nhiên khoảng 10 ngày sau, tình trạng áp xe, sưng đau sẽ rõ rệt và nghiêm trọng.
“Nếu tiêm thuốc càng sâu, bệnh nhân không chỉ hoại tử ngoài da mà còn ăn sâu nhiều bộ phận, phải trải qua nhiều lần phẫu thuật đau đớn”, bác sĩ Hiệp khuyến cáo người dân cảnh giác trước những quảng cáo về thuốc tan mỡ đang tràn lan trên mạng xã hội hiện nay.
Linh Giao
Chồng của bà T.T.N.T - người tử vong sau khi hút mỡ bụng ở TP.HCM - bức xúc: “Nếu họ chuyển vợ tôi đi cấp cứu sớm hơn, cô ấy sẽ không chết oan”.
" alt=""/>“Thủng bụng” vì thuốc tan mỡ bụngESET đã phát hiện ra rằng những chương trình độc hại mà nhóm Turla phát tán nhận chỉ dẫn gián tiếp qua những lời bình luận vô nghĩa trên một tấm hình của tài khoản Instagram Ngôi sao nhạc Pop Britney Spears.
Cụ thể, lời bình luận (đã xóa) của người dùng có tên "asmith215" viết rằng "#2hot make loved to her, uupss #Hot #X." Điều này tưởng chừng như vô chỉ là một dòng spam vô nghĩa, nhưng không phải vậy. Ẩn giấu phía sau lời bình luận là một chuỗi những chữ số - 2kdhuHX - là một phần của đường linkbit.ly.
Đường link trên kết nối thẳng tới một server có chức năng điều khiển và điểu phối hoạt động của mã độc cũng như xử lý những thông tin bị đánh cắp.
ESET cho rằng hành động kì lạ trên của nhóm tin tặc Turla chỉ là một phương thức thử nghiệm bởi vì không có nhiều người dùng bị lừa click vào đường link đáng ngờ kia.
Đây không phải là lần đầu tiên ngôi sao ca nhạc Britney Spears có dính dáng tới giới tin tặc. Điển hình là vụ tấn công vào tài khoản Twitter của Sony Music và nhạc sĩ Bod Dylan, sau đó đăng tin giả mạo là Britney đã chết.
Britney Spears là một ca sĩ, vũ công kiêm diễn viên người Mỹ. Cô được mệnh danh là "Công chúa nhạc Pop" vào đầu những năm 2000 với nhiều ca khúc nổi tiếng như "Baby one more time", "Toxic", "Lucky",...
Tài khoản Instagram hiện nay của cô có hơn 16 triệu lượt theo dõi cũng như hơn 1 nghìn bài viết được cập nhật thường xuyên.
Theo Zing
" alt=""/>Hacker Nga giấu mã độc trong tài khoản Instagram của Britney SpearsKhi công bố dự án Project Treble, Google hứa hẹn các thiết bị Android sẽ nhận được bản cập nhật một cách nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ vô ích nếu chip xử lý trên thiết bị chưa sẵn sàng cho bản cập nhật mới.
Project Treble là kiến trúc giao diện phần cứng mới dành cho Android mà Google thiết kế để giúp các hãng di động cập nhật hệ điều hành trên smartphone của họ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Động thái trên của Google là muốn giúp ngăn chặn vấn đề phân mảnh Android - nơi nhiều phiên bản Android đang được cài đặt trên các thiết bị di động hiện nay, thay vì phần lớn phải chạy phiên bản mới nhất.
" alt=""/>Qualcomm đã tối ưu hóa các chip Snapdragon cho Android P