Theo ghi nhận của PV, trước thông tin dự án Khu du lịch biển cao cấp Wyndham Costa Hà Tĩnh sắp sửa được triển khai, dọc tuyến đường dẫn vào thôn Đông Văn dài khoảng hơn 10km chật kín người và phương tiện. Mỗi gốc cây, cột điện được treo kín biển quảng cáo bán đất. Hễ có người đi qua đường là từng nhóm “cò” ra chào hỏi, chèo kéo mua đất.
![]() |
"Cò" đất vây kín hàng chục kilômét |
![]() |
Mỗi gốc cây đều được treo kín biển quảng cáo rao bán đất |
Vùng quê đất cằn, cát bay ven biển lâu nay không ai ngó, nay mỗi lô đất 200m2 được rao bán với giá hơn 3 tỷ đồng, tương đương 15 triệu đồng/m2.
![]() |
Mỗi gốc cây đều kín biển quảng cáo |
![]() |
Xe cộ tấp nập ra vào thôn |
Anh Nam (một người nhận bán đất chính chủ) cho biết: “Mấy ngày hôm nay họ tranh nhau mua đất. Tôi có lô đất diện tích 10x20, nếu anh chị mua thì chốt sớm. Giá 3 tỷ 150 triệu. Nếu không chốt sớm thì mai lại tăng vùn vụt”.
Thấy chúng tôi hỏi mua đất, một người đàn ông tên Tuấn chạy theo xin số điện thoại. Chúng tôi vừa rời đi được một vài bước chân thì liên tục các số điện thoại lạ gọi đến. Anh Tuấn cũng nhận mình là chủ nhân miếng đất lúc trước anh Nam chào bán. “Nếu bây giờ chị mua tôi bán cho giá 3,1 tỷ đồng. Giá đất tăng lên từng ngày”. Thấy chúng tôi ngần ngại “sợ mua không bán ra được”, anh Tuấn tiếp lời: “Đường sắp mở rộng trên 50m nên yên tâm bán ra thoải mái. Nếu mà chốt trong chiều nay thì tôi bán cho đúng giá 3,1 tỷ. Còn mai ra thì không còn giá đấy nữa. Nghiên cứu rồi a lô sớm cho tôi nhé”.
Ban ngày đóng cửa vì mệt mỏi
Ông Trần Đình D. (trú thôn Đông Văn) lắc đầu ngao ngán trước tình trạng “cò” đất tấp nập từ sáng đến hơn 10h đêm.
“Đội mua bán đất cứ ra vào nhà tôi trả giá đất. Ba ngày nay, xe cộ, người ra vào thôn mua đất chật kín đường. Ban ngày tôi buộc phải đóng cửa kín vì người vào nhà hỏi đất nhiều, mệt mỏi. Có hôm xe cộ tấp kín, chặn cả lối đi, các bà đi xe đạp không dắt xe qua được nhưng chỉ biết đứng đó chửi”, ông D. nói.
![]() |
Từng đám người tập trung thành nhóm khoảng 10 người |
Theo ông D., trước đây vùng đất ven biển thôn Đông Văn, mỗi m2 đất rao bán từ vài trăm nghìn đến tiền triệu nhưng không ai mua, nay mỗi m2 được bán với giá 15 triệu đồng.
![]() |
Ông D. cho biết, ban ngày không dám mở cửa vì người ra vào quá đông |
“Ngày hôm qua, buổi sáng họ vào trả lô đất của tôi 200m2 giá 3 tỷ nhưng tôi không bán, đến chiều lại vào trả với giá 3 tỷ 50 triệu đồng nhưng sau khi hỏi ý kiến các con thì con tôi bảo chưa vội bán nên tôi chưa bán. Đất khu này giờ sốt khủng khiếp. Nếu dân cứ bán đất ồ ạt kiểu này thì tương lai con em sẽ không có đất ở”, ông D. lo lắng.
![]() |
Vùng đất thôn Đông Văn trước đây giá "rẻ bèo", bán không ai mua |
![]() |
Nay xe cộ tấp nập nối đuôi nhau về lùng đất |
Bà Phan Thị H. (trú xã Thạch Văn) cho biết: “Mấy ngày hôm nay, không biết có dự án gì về đây nhưng đất tăng lên chóng mặt. Người từ đâu đổ về như họp chợ, dân mất ăn mất ngủ vì cò đất kéo nhau về từ sáng sớm, đến tận đêm khuya vẫn chưa hết người. Việc đất tăng lên cao vút khiến bà con chúng tôi vô cùng hoang mang, cũng không biết thực hư như thế nào”.
Lô đất 7.000m2 "hô" giá 28 tỷ đồng
Nhận thấy đất trong khu vực cứ sốt lên theo ngày, nhiều người dân cũng “nóng ruột” rao bán cả miếng đất lâu nay gia đình canh tác.
Cầm chiếc bút lông lên viết vào chiếc bảng hiệu quảng cáo đặt trước mảnh đất gia đình, ông Phạm Viết Đ. (trú thôn Đồng Văn) cho hay: “Thấy mấy hôm nay lượng người đổ về đây nhiều, mảnh đất trước giờ không có giá trị lắm nay tăng chóng mặt nên từ trưa nay, tôi cầm bút viết bảng quảng cáo bán đất.
Mảnh đất của tôi hơn 7.000m2, nếu được 28 tỷ đồng tôi sẽ bán. Đầu kia họ còn bán 15 triệu/m2, tôi bán còn rẻ. Do mới rao bán từ trưa nay nên hiện chưa có người mua.
![]() |
Ông Đ. rao bán lô đất của gia đình 28 tỷ đồng |
![]() |
Hàng trăm người đổ về tận thôn nhưng chính quyền xã Thạch Văn "không biết" |
Trước việc hàng trăm người tứ phương kéo về trong xã, thôn diễn ra nhiều ngày, thế nhưng chính quyền xã Thạch Văn lại cho rằng “không biết”.
Ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND xã Thạch Văn cho biết: “Ở xã có chủ trương dự án cách đây khoảng 3 đến 4 ngày. Còn việc hàng trăm người về mua bán đất tại thôn Đông Văn thì tôi không biết, tôi không ra đó nên không rõ lắm. Đất của dân thì quản lý làm sao được”.
Thiện Lương
Hiện trạng khu đất dọc hai bên đường CSEDP (dự án Hồ Sen) thuộc khu đô thị Đông Sơn, TP Thanh Hóa chỉ là ao hồ nhưng được “cò” thổi giá lên gần 50 triệu/m2.
" alt=""/>Cò vây, lùng đất xuyên ngày đêm, dân đóng cửa vì mệt mỏiLên 1 tuổi, bố và mẹ ly thân, Tuấn Anh sống cùng bố từ đó đến nay |
Anh Công sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Đại Yên, xã Thạch Mỹ. Lúc nhỏ do gia cảnh khó khăn, anh phải đi ở nhờ, làm thuê cho nhà người khác để có đồng ra đồng vào. Dù đang tuổi học hành nhưng anh phải bỏ học giữa chừng để về làm thuê, phụ mẹ nuôi em gái bị tàn tật.
Ở quê nhà khó khăn vất vả, công việc bấp bênh nên anh Công phải rời quê hương vào miền Nam làm công nhân. Năm 2007, anh bén duyên và kết hôn với chị Nguyễn Thị H. (quê ở Quảng Trị). Hai người có với nhau hai đứa con là Hiền Linh và Tuấn Anh.
Đầu óc tỉnh táo nhưng hai chân của anh bị liệt hoàn toàn sau tai nạn |
Nhưng rồi tình cảm hai vợ chồng rạn nứt, sống ly thân nhiều năm. Đến năm 2012, khi con út Tuấn Anh vừa tròn 1 tuổi, anh Công ôm hai đứa nhỏ về quê Hà Tĩnh sinh sống và rồi lâm cảnh "gà trống nuôi con". Cuộc sống khó khăn, chật vật nhưng bằng tình yêu thương con vô bờ bến, anh Công hằng ngày tất bật làm thuê, những mong các con đủ ăn đủ mặc. Đến năm 2020, anh và vợ ly hôn, kết thúc duyên vợ chồng.
Tuấn Anh nắm lấy tay bố trong buồn bã |
Gác lại những nỗi niềm riêng, anh Công vùi mình vào công việc để có tiền nuôi nấng các con. Hằng ngày anh làm công nhân đóng gạch, trộn vật liệu xây dựng tại xưởng gạch gần nhà. Công việc vất vả, lấm láp mồ hôi nhưng kinh tế cũng đủ để nuôi các con, mẹ già và em gái tàn tật.
Thế nhưng, tai họa ập đến với gia đình anh vào một ngày giữa năm 2021, trong lúc chui vào thùng để vệ sinh lại máy trộn vật liệu xây dựng, nhóm công nhân sơ ý đã bật điện, máy xay hoạt động khiến anh Công bị thương tích nặng. Anh Công được người dân đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đứt đốt sống và đứt tủy.
Mẹ đi lấy chồng, hai chị em Linh và Tuấn Anh sống cùng bố |
Anh Công rơi nước mắt, bất lực trước số phận hẩm hiu của mình |
Nằm bất động trên giường, nhìn hai đứa con đang tuổi học hành, anh chỉ biết lau nước mắt trong nỗi bất lực. “Khi tình cảm vợ chồng rạn nứt, tôi cứ nghĩ là chỉ cần cố gắng làm lụng thì sẽ có thể có tiền nuôi nấng các con. Thế nhưng nào ngờ tai họa lại giáng xuống với tôi, khiến các con phải rơi vào hoàn cảnh khổ cực. Tôi vốn khỏe mạnh nhưng sự cố lao động xảy ra ngoài mong muốn khiến tôi bị liệt vì đứt tủy.
Bây giờ mỗi tháng phải hao tốn hơn 5 triệu tiền thuốc, bỉm… tôi không biết lấy đâu ra để xoay xở. Những tháng ngày phía trước đầy khó khăn, đầu óc thì tỉnh táo nhưng không thể gượng dậy chăm các con khiến tôi đau xót và bất lực vô cùng”.
Hai chị em giúp bố vệ sinh cá nhân |
Hai chị em nắm lấy tay bố, cầu xin bố đừng chết |
Anh Ngô Đức Quang (em trai của anh Công) cho biết: “Từ ngày anh nằm viện đã được hơn 5 tháng nhưng sức khỏe của anh cũng chưa có tiến triển. Khoản tiền anh đi phụ hồ, làm thuê gom góp để nuôi hai con đều đổ vào việc chữa trị. Hiện những đồng tiền cuối cùng đã cạn kiệt, tôi phải đi vay họ hàng để lo thuốc men cho anh nhưng cũng không biết sẽ kéo dài được tới khi nào bởi ai cũng khó khăn”.
Tuổi thơ của Linh chưa có nổi một ngày vui, nay bố lại gặp nạn |
Ông Lê Tiến Lương, Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ cho biết, hoàn cảnh 3 bố con anh Công vô cùng đáng thương.
“Vợ chồng anh Công ly hôn, người vợ đi nơi khác sinh sống, để lại hai đứa con cho anh Công nuôi. Gia đình vốn khó nghèo, nay anh Công lại gặp tai nạn lao động liệt giường, tương lai hai đứa trẻ vô định. Chính quyền xã cũng có hỗ trợ gia đình nhưng không thấm vào đâu cả. Hoàn cảnh bi đát của ba bố con cần được mọi người giúp đỡ để họ sớm vượt qua nghịch cảnh trớ trêu”, ông Lương nói.
Thiện Lương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: