Tham dự Diễn đàn có hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, báo chí, truyền thông, marketing, quảng cáo, các chuyên gia trên cả nước với nhiều đề tài, tham luận chuyên sâu về xu hướng và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Sự kiện này chính thức khởi động nhằm thực hiện Sáng kiến “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024” của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Đây sẽ là Dự án được triển khai theo phương châm xã hội hóa các nguồn lực đóng góp cho sự phát triển của Báo chí, thông qua đó tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước góp phần chuyển tải các giá trị tốt đẹp đến với xã hội.
Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Công nghệ sẽ tạo ra cuộc chơi mới, mô hình kinh doanh mới, trong bối cảnh hệ sinh thái truyền thông số trên toàn thế giới đang có những biến động rất mạnh, đặt cho báo chí trước hoàn cảnh khốc liệt để tồn tại và phát triển. Vì thế, quá trình tìm lời giải về công nghệ phải song song với việc tìm ra các mô hình kinh tế mới cho báo chí”.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn Báo chí và Công nghệ. Ảnh: Trọng Đạt |
Bộ trưởng cho rằng, Việt Nam có những Công ty công nghệ số rất mạnh, không chỉ cung cấp hạ tầng viễn thông, hạ tầng CNTT, hạ tầng Cloud, mà còn có thể phát triển các Platforms, các ứng dụng cho báo chí. Tại diễn đàn, Bộ trưởng kêu gọi các doanh nghiệp VT-CNTT và các doanh nghiệp công nghệ số chung tay vì sự phát triển của báo chí nước nhà và cũng là vì sự phát triển của chính mình.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Tập đoàn Công nghệ CMC, Cty Yeah1 đã cam kết đồng hành cùng báo chí trong tiến trình chuyển đổi số. Trước đó, các doanh nghiệp viễn thông đã hỗ trợ về kết nối và hosting cho báo chí điện tử.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, công nghệ số sẽ thay đổi báo chí và ảnh hưởng đến báo chí trong một chặng đường dài. Ảnh: Trọng Đạt |
Tại Diễn đàn, Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc đã có bài phát biểu đề dẫn để Diễn đàn tập trung thảo luận. Đồng thời, Diễn đàn đã nghe các tham luận: Báo chí sẽ có chiến lược nào với các thiết bị kích hoạt bằng giọng nói, do ông Lê Quốc Minh - Phó tổng Giám đốc TTXVN, trình bày; Truyền thông báo chí với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, do ông Nguyễn Huy Dũng - Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), trình bày; Ứng dụng của công nghệ Mobiphone AI- Text - To - Speech trong lĩnh vực báo chí và truyền thông, do ông Đặng Triều Dương - Tổng công ty viễn thông Mobifone, trình bày; Các mô hình công nghệ mới giúp cải thiện hoạt động báo chí và kinh tế báo chí, do ông Nguyễn Thế Tân - Tổng giám đốc Công ty VCCorp, trình bày; Ứng dụng AI trong truyền thông hiện đại, do ông Tào Đức Thắng - Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, trình bày; Xây dựng nền tảng ứng dụng dành cho các cơ quan báo chí Appnews Vietnam...
Cũng tại Diễn đàn, lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác thực hiện Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024” được thực hiện giữa Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Công ty Cổ phần Sữa Việt nam Vinamilk. Các chương trình hoạt động sẽ bao gồm việc tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho các nhà báo Việt Nam.
Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn “Báo chí & Công nghệ”, xem tại đây.
Trọng Đạt
" alt=""/>Công nghệ số sẽ thay đổi báo chí Việt NamTừ đồ họa 3D của nhân vật được xây dựng đầy chau chuốt cũng như các chiến trường ingame đều được khắc họa một cách rõ nét, chân thực tới từng chi tiết bụi cỏ, viên gạch, cổng thành… Hiệu ứng kĩ năng rất được trú trọng để đảm bảo hai yếu tố đó là không lòe loẹt màu mè và thích hợp với các hệ phái của game.
Phần âm thanh và Việt hóa cũng được đầu tư rất kĩ lưỡng. Các bản nhạc ingame đều là bản quyền sáng tác từ phía Trung Quốc, âm thanh khi nhân vật thi triển tuyệt học đều rất riêng và không bị trùng lặp nhau như tiếng Kiếm chém đầy đanh thép hay tiếng Cung bắn lạnh lùng băng giá.
Theo như thông tin được NPH Funtap “bật mí” thì chi phí để Việt hóa hoàn thiện Tình Kiếm 3D lên tới hơn 450 triệu đồng! Các phân đoạn cinematic, cắt cảnh đều được Việt hóa và lồng tiếng đầy đủ với giọng điệu ngôn ngữ đậm chất kiếm hiệp, đảm bảo cho game thủ có thể theo dõi được cốt truyện một cách đầy đủ nhất và cảm nhận rõ nét nhất về thế giới giang hồ trong game.
Thông qua sự thành công của Nhất Kiếm Giang Hồ trước đó, NPH Funtap rất tự tin với đường lối bài bản cũng như mạnh mẽ đầu tư để xứng đáng với một tựa game khủng, được coi là Cực phẩm Kiếm Hiệp. Tình Kiếm 3D sẽ chính thức phát hành vào ngày 26/12 tới, đây quả là món quà tuyệt vời và đáng chờ đợi với game thủ trong dịp cuối năm 2018 này.
Trang chủ: https://tinhkiem3d.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/tinhkiem3d/
" alt=""/>450 triệu là chi phí lồng tiếng, Việt hóa để hoàn thiện Tình Kiếm 3D – Cực phẩm Kiếm hiệpHiện chưa rõ tại sao hãng thể thao Adidas lại đóng cửa các cơ sở sản xuất công nghệ cao trên. Tuy nhiên, chi phí vận hành và khó khăn trong mở rộng công nghệ nhằm đa dạng hóa sản phẩm được cho là nguyên nhân.
Martin Shankland, phụ trách hoạt động toàn cầu của Adidas, nói rằng các nhà máy hiện đại giúp hãng nâng cao sức cạnh tranh nhưng hãng cần giải pháp tiết kiệm chi phí và linh hoạt hơn.
Adidas bắt đầu sản xuất giày chủ yếu bằng robot tại nhà máy “Speedfactory” gần trụ sở chính ở Bavarian (Đức) năm 2016, rồi sau đó mở tiếp cơ sở mới gần Atlanta năm 2017.
Được Adi Dassler thành lập năm 1949, Adidas đã chuyển phần lớn dây chuyền sản xuất từ châu Âu sang châu Á, và hiện có hơn 1 triệu nhân công hợp đồng tại các nhà máy ở Trung Quốc và Việt Nam.
Adidas cho biết dây chuyền sản xuất bằng robot tại nhà máy Đức và Mỹ sẽ ngừng hoạt động từ tháng 4/2020 để hãng có thể tập trung nhiều hơn cho hai trong số các nhà máy tại châu Á.
Nguyễn Minh (theo Express Tribune)
NASA hi vọng cỗ máy này sẽ giúp họ trả lời những câu hỏi về sự sống ngoài hành tinh.
" alt=""/>Adidas đóng cửa nhà máy robot