Tôi làm trong ngành xây dựng, sinh ra ở Hà Nội. Nhà có hai anh em, cô em gái đã lấy chồng. Mấy năm nay, bố mẹ thúc giục tôi lập gia đình với lời hứa sẽ cho tôi căn chung cư ở quận trung tâm khi tôi lấy vợ.
Tôi vì thế không quá lo lắng về vấn đề chỗ ở. Tôi ra trường 7 năm, đi làm cũng dành dụm được một khoản kha khá.
Tôi chia sẻ về những gì mình đang có với người yêu để cô ấy an tâm về tương lai của chúng tôi. Ấy vậy, bạn gái lại rất nghiêm túc nói muốn chúng tôi lập hợp đồng tiền hôn nhân trước khi cưới.
Theo đó, chúng tôi sẽ cùng nhau lập một hợp đồng, trong đó có những điều khoản liên quan đến việc sinh con, nghĩa vụ tài chính, tài sản trước và trong hôn nhân, quyền thừa kế, nghĩa vụ phụng dưỡng bố mẹ…
Hợp đồng cũng nêu rõ mức % đóng góp của mỗi cá nhân trong chi phí sinh hoạt chung, khoản tiền đầu tư, mua bảo hiểm hay dành cho phát triển bản thân, nghỉ ngơi du lịch. Bạn gái cũng cho rằng, một trong hai chúng tôi không nên can thiệp vào tài sản trước cưới của người kia.
Đối với các công việc nhà, quan hệ họ hàng, hai bên phải cùng có trách nhiệm san sẻ cùng nhau. Giải pháp cho tình huống xấu nhất trong hôn nhân hay khi một trong hai người phản bội người kia cũng được bạn gái đề cập tới.
Bạn gái tôi nói rằng, cô ấy rất yêu tôi và không hoài nghi về sự chân thành của tôi. Mục đích cô ấy lập hợp đồng là nhằm nâng cao trách nhiệm vun đắp từ cả hai phía. Trong tình huống không may gặp bất trắc, chúng tôi có cơ sở để giải quyết, khỏi tranh cãi ảnh hưởng đến nhau.
Cô ấy thậm chí còn dẫn chứng ra nhiều trường hợp và khẳng định rằng, việc lập hợp đồng tiền hôn nhân không chỉ có ở nước ngoài mà thực tế, ngày càng có nhiều cặp đôi Việt Nam cũng làm theo cách tân tiến này.
Đề xuất của bạn gái khiến tôi khá bất ngờ và cảm thấy tự ái. Tôi nghĩ xác định tiến tới hôn nhân là sẽ tin tưởng, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi. Hai vợ chồng cần có sự nhường nhịn, cảm thông, san sẻ. Còn nếu chưa lấy nhau mà đã tính toán đường lui bằng một bản hợp đồng thì không hợp lý chút nào.
Tôi vẫn nghĩ rằng, muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc, cả hai phải cùng cố gắng. Bố mẹ, các bác, các chú nhà tôi chẳng có bản hợp đồng nào mà vẫn chung sống hạnh phúc, nuôi dưỡng các con trưởng thành.
Tùy từng trường hợp, từng hoàn cảnh mà khi gặp mâu thuẫn, khó khăn, cả hai vợ chồng cùng ngồi lại bàn cách giải quyết chứ không phải đem một bản hợp đồng ra xem ai đúng, ai sai, trách nhiệm của mỗi cá nhân tới đâu.
Tôi bày tỏ những suy nghĩ của mình cho bạn gái nghe thì cô ấy giận dỗi và bảo rằng, tôi phản đối việc lập hợp đồng chứng tỏ tôi không tin tưởng cô ấy. Cô ấy chỉ muốn dành cho cuộc hôn nhân của chúng tôi những điều tốt đẹp nhất.
Tôi biết cô ấy là cô gái cá tính, độc lập nhưng thực sự trong chuyện này, tôi lại không thể ủng hộ cách nghĩ, cách làm của cô ấy.
Theo Dân trí
Chỉ vì cần khoản tiền lớn cho bố chữa bệnh và mờ mắt vì cuộc sống vật chất, tôi bỏ ngang đại học nhận lời làm vợ anh, một người đồng tính. Anh lấy tôi làm bình phong che mắt gia đình.
" alt=""/>Tôi thấy tự ái khi bạn gái yêu cầu làm hợp đồng tiền hôn nhânSau một hồi nói chuyện, bạn chào tạm biệt và không quên nhắc tôi đưa cả gia đình tới dự đám cưới. Nếu như trước đây, chắc tôi sẽ lập tức hẹn gặp bạn. Nhưng tình cảm xa cách đã khiến mọi cuộc gặp gỡ đều trở nên khách sáo.
Khi nghe tôi tâm sự, chồng tôi nói, nếu tôi không muốn thì không cần đến dự. Tuy nhiên, tôi lại cảm thấy áy náy nên vẫn quyết định đi.
Hôm cưới, những ai làm việc ở Hà Nội được bạn mời về nhà trai ăn cỗ. Tôi chuẩn bị phong bì 300.000 đồng và bắt xe về quê chồng bạn.
Về đến nơi, tôi gặp được vài người bạn cũ nên ngồi chung mâm, nói đủ thứ chuyện ngày xưa. Cả buổi tiệc cưới, chúng tôi cũng chỉ gặp cô dâu đúng 2 lần và nói chuyện được với nhau vài ba câu rồi chào nhau ra về.
Nhưng không ngờ, sau đám cưới, bạn đi khắp nơi nói xấu tôi. Cô ấy chê tôi ki bo, đi ăn cưới bạn thân mà mừng có 300.000 đồng trong khi ai cũng mừng 500.000 đồng.
Ban đầu tôi còn định hỏi thẳng để xem những lời đồn có đúng không. Chưa kịp hỏi thì bạn đã mang chuyện “bạn thân đi ăn cưới mừng 300.000 đồng” chia sẻ lên mạng xã hội. Hành động này khiến tôi không thể nào nhịn nổi.
Tôi đáp trả đanh thép bằng một lời bình luận ở dưới: “Bạn nên xem lại ngày trước bạn có đi dự đám cưới của người ta không rồi hãy phê phán. Mừng ít hay nhiều là tùy tâm mỗi người nhưng mời mà không đi thì mới nên bị phán xét.
Nhà bạn ở xa, lẽ ra bạn nên bố trí xe đưa đón khách về tận nơi để dự đám cưới. Đằng này, khách đến dự đám cưới của bạn đều phải tự bắt xe đi, về, vừa vất vả vừa tốn kém. Vậy người cần xem lại phải là bạn mới đúng”.
Bạn lập tức “ẩn” bình luận của tôi và tiếp tục “ném đá” tôi ở những hội nhóm khác.
Nghĩ đến lời khuyên của chồng không nên đi, tôi lại thấy hối hận. Tự nhiên rước bực vào người, đúng là không cái dại nào bằng cái dại nào.
Độc giả Hoài Thu