Đây là thành quả và là sự ghi nhận hoàn toàn xứng đáng cho những đóng góp và cống hiến trong suốt sự nghiệp hơn 40 năm qua của Thanh Lam.
Trước niềm vui này, Thanh Lam chia sẻ, sự vinh danh của Nhà nước là điều khiến chị vô cùng tự hào, hạnh phúc. Đây là thành quả đánh dấu một hành trình dài mà mỗi ngày chị đều nỗ lực phấn đấu, sáng tạo và tận hiến cho âm nhạc.
"Tôi đã làm những gì mình mong muốn với tất cả khả năng mình có, với cái tâm trong sáng dành cho nghề nghiệp.
Hơn 30 năm qua, tôi gặp không ít những áp lực, cũng có người hiểu và chưa hiểu. Đến thời điểm này, với riêng tôi, đây thực sự là một câu trả lời ý nghĩa", Thanh Lam nói với phóng viên Dân trí.
Thanh Lam cũng trở thành nghệ sĩ giữ kỷ lục là diva và ca sĩ tự do đầu tiên được phong tặng danh hiệu NSND (năm 2007, chị được phong tặng danh hiệu NSƯT).
Nói về điều này, Thanh Lam cho hay, đây là một tín hiệu tốt cho những nghệ sĩ thực sự có tài năng, có đóng góp cho nền nghệ thuật. Diva nhạc Việt bộc bạch, chị mong danh hiệu của mình có thể truyền cảm hứng, để qua đó những văn nghệ sĩ độc lập tự tin hơn trên con đường mình lựa chọn.
Thanh Lam cho biết thêm, hành trình được phong tặng NSND của chị có đôi chút khác biệt hơn các nghệ sĩ khác.
Trong những tiêu chí xét phong tặng, huy chương tại hội diễn là yếu tố quan trọng. Do Thanh Lam không còn ở tuổi đi thi để đủ số huy chương này, hội đồng xét duyệt sẽ đánh giá chị thông qua sự đóng góp cho cộng đồng, mức độ ảnh hưởng với nền âm nhạc cũng như đời sống văn hóa.
Thanh Lam bày tỏ sự biết ơn đến hội đồng xét duyệt, những nghệ sĩ gạo cội trong nền nghệ thuật nước nhà, những người quản lý ngành văn hóa; biết ơn những người yêu quý, những người hâm mộ bền bỉ đã luôn bên cạnh chị bao năm tháng qua.
"Những tình cảm ấy khiến tôi thực sự tri ân những điều mình đang có trong cuộc đời", Thanh Lam chia sẻ.
Trong suốt hàng chục năm hoạt động nghệ thuật, Thanh Lam đạt được nhiều giải thưởng về âm nhạc như Ca sĩ được yêu thích nhất tại Festival Âm nhạc La Habana (Cuba) năm 1989.
Năm 1998, Thanh Lam đoạt giải Giọng hát vàng tại Liên hoan Giọng hát vàng ASEAN 1998 tổ chức ở Hà Nội, liên tục nằm trong top ca sĩ được yêu thích nhất của Làn Sóng Xanh...
Tính đến hiện tại, nữ diva đã phát hành hơn 20 album phòng thu cá nhân, trong đó có những album được giới chuyên môn đánh giá rất cao, tiêu biểu: album Ru mãi ngàn năm(2000) từng thắng Album của nămtại giải Cống hiến 2005, hay các album Thanh Lam &Hà Trần(2004), Nắng lên(2005), Nơi bình yên (2009)… cũng nhận được đề cử tại hạng mục này.
Ngoài ra, Thanh Lam còn xuất hiện trong hàng loạt album hợp tác cùng các nghệ sĩ khác như Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Đàm Vĩnh Hưng…
Chị cũng tổ chức nhiều live show ghi được dấu ấn mạnh mẽ như Em và tôi(1999), Em tôi(2006), Lam Xưa(2007)…
Thanh Lam tên thật là Đoàn Thanh Lam sinh năm 1969 tại Hà Nội. Ca sĩ xuất thân trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, bố là nhạc sĩ Thuận Yến, mẹ là nghệ sĩ đàn bầu - NSƯT Thanh Hương.
Từ lúc lên 3 tuổi, Thanh Lam đã được bố dạy hát và nghe đàn piano. Năm Thanh Lam 7 tuổi, mẹ dạy cho nữ ca sĩ chơi đàn thập lục, tập hát các bài dân ca Việt Nam.
Năm 9 tuổi (1978), ca sĩ Thanh Lam được tuyển chọn vào Nhạc viện Hà Nội theo học môn đàn tỳ bà hệ 11 năm, đồng thời tham gia ca hát trong đội Chim Sơn Ca của Đài Tiếng nói Việt Nam và đội Họa Mi của Cung Văn hóa Thiếu nhi Hà Nội.
Nhờ được rèn giũa trong môi trường chuyên nghiệp từ sớm nên Thanh Lam có được bản lĩnh sân khấu lớn cũng như được bộc phát đam mê nghệ thuật. Mới 12 tuổi, chị đã một mình đi dự festival thiếu nhi ở Đức.
Năm 1985, Thanh Lam dừng việc học đàn tỳ bà, chuyển sang học khoa thanh nhạc, hệ Trung cấp tại Nhạc viện Hà Nội. Đây là bước ngoặt quan trọng có tính chất quyết định cho con đường nghệ thuật của chị sau này.
Song song việc học, Thanh Lam cùng với ca sĩ Thái Bảo thành lập nhóm nhạc Bồ Câu Trắng đi biểu diễn khắp nơi (năm 1985-1987).
Ngoài ra, khoảng thời gian năm 1985-1991, trong vai trò là ca sĩ của Đoàn ca múa nhạc nhẹ Trung ương, chị được đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới như: Đức, Nga, Bulgaria, Trung Quốc, Cuba, Hà Lan, Hungary, Romania…
Kể từ đó, Thanh Lam dấn thân vào con đường ca hát chuyên nghiệp và gặt hái nhiều thành công.
Nhắc đến Thanh Lam, người yêu nhạc sẽ nghĩ ngay tới nữ ca sĩ mở đường, định hướng cho nền nhạc nhẹ Việt Nam từ đầu thập niên 1990 và tiên phong cho việc đẩy lùi phong trào nhạc Hoa lời Việt.
Danh xưng "diva số 1" luôn được khán giả và bạn bè đồng nghiệp ưu ái nhắc đến khi nói về chị.
Suốt thập niên 1990, Thanh Lam "làm mưa làm gió" với loạt hit của các nhạc sĩ Dương Thụ, Thanh Tùng, Quốc Trung…
Những ca khúc nổi tiếng của chị được khán giả yêu thích như: Cho em một ngày, Giọt nắng bên thềm, Đánh thức tầm xuân, Chiều xuân, Hoa cỏ mùa xuân…
Chị cũng thể hiện rất thành công các ca khúc do bố ruột - nhạc sĩ Thuận Yến - sáng tác như: Chia tay hoàng hôn, Tự sự, Em tôi… giúp sáng tác của ông đến gần hơn với người yêu nhạc.
Thanh Lam là một trong những nghệ sĩ đưa dòng nhạc dân gian đương đại đến gần với khán giả.
Năm 2005, chị kết hợp nhạc sĩ Lê Minh Sơn ra mắt album Nắng lênđược giới phê bình đánh giá cao, tạo bàn đạp cho nhiều ca khúc cùng dòng xuất hiện sau đó.
Trên con đường ca nhạc, Thanh Lam đã định hình cho mình phong cách khác biệt, khó trộn lẫn.
Chất "bản năng", "cháy bỏng" và "cá tính" là điều người ta thấy rõ nhất ở âm nhạc của Thanh Lam, mà theo lời nhạc sĩ Dương Thụ là: "Một giọng hát mê hồn, cá tính táo bạo, bản năng nghệ sĩ thật sự".
Còn nhạc sĩ Lê Minh Sơn từng nhận định về chị: "Một giọng hát đầy ám ảnh, một tâm hồn mãi vẫn chưa dậy thì".
Cá tính của Thanh Lam thể hiện rất rõ qua từng bài hát mà chị lựa chọn để mang đến cho khán giả. Đôi khi, nó có vẻ kén tai người nghe, nhưng một khi đã ngấm vào rồi thì khó thoát khỏi cái men say "Thanh Lam".
Cá tính đó một phần bị ảnh hưởng bởi bố của chị - nhạc sĩ Thuận Yến - và làm cho chị trở nên khác biệt so với rất nhiều các ca sĩ khác cùng thời.
Xuyên suốt trong từng giai đoạn sự nghiệp của chị, cá tính ấy không bị lu mờ đi theo năm tháng mà càng lúc rõ nét hơn.
Thanh Lam không chỉ cá tính trong âm nhạc, trong phong cách trình diễn và trang phục trên sân khấu, mà chị còn là một người hết sức nữ tính.
Chính hai nét đặc trưng này hòa trộn lẫn nhau, khiến cho chị càng trở nên quyến rũ và quyền lực không chỉ trong âm nhạc mà cả đời thường.
Khi còn là một thiếu nữ, Thanh Lam đã khiến cho những người đối diện phải "say đắm" với vẻ đẹp ngọt ngào của chị. Theo thời gian, nhan sắc ấy lại càng trở nên mặn mà, đẹp hơn cùng với giọng ca. Thế mới có người đặt cho chị danh xưng "người đàn bà đẹp hát".
Chia sẻ vớiDân trítrong buổi họp báo trước đây, ca sĩ Trọng Tấn cho biết anh từng hát chung với NSƯT Thanh Lam trong nhiều chương trình và sản phẩm âm nhạc. Anh cảm nhận, đây là người phụ nữ đằm thắm, hút đàn ông.
Còn ca sĩ Hoàng Quyên từng phải thốt lên: "Có nhiều đêm diễn, tôi đứng trong cánh gà, cứ mải ngắm Thanh Lam mà quên mất mình sắp phải hát gì, người đâu mà đẹp và hát hay thế".
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>Thanh Lam: Từ 'Người đàn bà đẹp hát' đến diva đầu tiên nhận danh hiệu NSND![]() |
Cố vấn Zhu Shenyong (bên trái) tư vấn cho một kháng hàng. |
"Chỉ số ít đang cân nhắc ly hôn nhưng muốn nhận lời khuyên xem đó có phải điều nên làm hay không", người đàn ông 44 tuổi nói.
Đầu năm nay, ông Zhu đã trở nên nổi tiếng sau khi tuyên bố ông kiếm được một triệu Nhân dân tệ mỗi năm nhờ nghề tư vấn hôn nhân. Mỗi lần ông lên sóng trực tuyến nói về chủ đề "tránh những vụ ly hôn không cần thiết", luôn có khoảng 500 người chờ xem. Nhưng vì ông cũng là một người theo chủ nghĩa hiện thực nên Zhu Shenyong luôn nỗ lực giúp các cặp vợ chồng tìm được giải pháp nhẹ nhàng nhất khi mối quan hệ tan vỡ, tránh gây tổn thương cho con cái của họ.
Số liệu chính thức cho hay số vụ ly dị thông qua chính quyền tại Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục 8,6 triệu vào năm 2020 – gần gấp đôi năm 2019 và là lần đầu tiên lấn áp số lượng người đăng ký kết hôn.
Sau nhiều thập kỷ theo đuổi "chính sách một con", Trung Quốc đang đối mặt với sự mất cân bằng về giới tính trầm trọng với số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới 30 triệu người. Cùng với tỷ lệ sinh chạm đáy, một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang dần hiện rõ.
Áp lực phải kết hôn sớm từ phía gia đình, sự cạnh tranh gay gắt của cuộc sống đô thị, giá nhà tăng chóng mặt, nghĩa vụ chăm sóc con cái cùng với tình trạng thiếu biện pháp hỗ trợ nghề nghiệp cho các bà mẹ… tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến rạn nứt hôn nhân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ ưu tiên quyền tự do cá nhân.
Cố vấn Zhu nói: "Nhìn từ khía cạnh tích cực, ly hôn là biểu hiện của xã hội văn minh và sự thức tỉnh của phụ nữ". Ông cho biết vấn đề ngoại tình và tiền bạc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn.
Với việc tỷ lệ sinh sụt giảm mạnh, tạp chí The Lancet mới đây dự đoán dân só Trung Quốc có thể giảm 1/2 vào năm 2100, xếp sau Ấn Độ và Nigeria. Điều này khiến chính phủ lo ngại, ra sức khuyến khích công dân kết hôn và duy trì cuộc hôn nhân.
Năm ngoái, giới lập pháp đã đặt ra thời hạn hạ nhiệt 30 ngày bắt buộc đối với việc ly hôn theo sự đồng thuận của đôi bên, vốn từng có thể được giải quyết trong vòng 1 ngày. Mục đích nhằm ngăn chặn các cuộc ly hôn do bốc đồng. Tuy nhiên, những nhà hoạt động lo ngại ngại rằng quy định này đang chôn vùi người phụ nữ trong các cuộc hôn nhân bị lạm dụng vì nó có thể kéo dài vô thời hạn nếu một bên từ chối ly hôn.
Wang Youbai, luật sư về hôn nhân tại Quảng Châu, cho rằng: "Giai đoạn hạ nhiệt đã trở thành 'thời kỳ lạm dụng ly hôn', hoàn toàn đi lệch với mục đích ban đầu của nó".
"Thật vô cùng bất công cho những người bị bạo lực gia đình, những người đang mong muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc của họ", luật sư hôn Yi Yi ở Bắc Kinh cho biết. Phương pháp ly hôn bằng cách kiện ra tòa, thường mất từ một đến hai năm, lại tốn chi phí hơn.
Nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc đã triển khai hoạt động tư vấn do nhà nước tổ chức cho hàng chục nghìn cặp vợ chồng, bao gồm cả những cặp đôi mới cưới và những đôi đang trên đà tan vỡ. Ở trung tâm Vũ Hán, chính quyền thành phố cho rằng "giai đoạn hạ nhiệt" đã giải cứu gần 2/3 số cuộc hôn nhân của 3.096 cặp vợ chồng nộp đơn ly hôn chỉ trong tháng 1. Các cố vấn hôn nhân cũng có mặt tại tất cả các văn phòng đăng ký kết hôn ở Bắc Kinh.
Nhưng đối với Wallace, một công chức 36 tuổi, các buổi hòa giải bắt buộc không thể thay đổi tiến trình ly hôn của anh ta. Một tòa án ở Thượng Hải đã quyết định giải quyết ly hôn cho vợ chồng vào giữa năm 2020, sau quãng thời gian dài trì hoãn vì đại dịch. Cuộc hôn nhân kéo dài 3 năm của Wallace đã kết thúc, mà theo anh là bị đổ vỡ do sự can thiệp từ hai bên nội ngoại. Anh nói: "Đối với những người thực sự muốn ly hôn, hòa giải chỉ mang tính hình thức".
Wallace nằm trong một bộ phận ngày càng đông của thế hệ trẻ ở Trung Quốc bị vỡ mộng về hôn nhân. Nhiều người bạn của anh ấy lo lắng về việc tiến tới hôn nhân, và sau đó là thoát khỏi chúng. Một số kết hôn chỉ như sự thỏa hiệp, mà không cần xem xét liệu họ có thể chịu đựng được những điểm yếu của bạn đời hay không.
Wallace bây giờ ví hôn nhân như một cuộc cá cược đầy rủi ro. "Nếu biết có 50% khả năng thất bại, bạn vẫn muốn liều chứ?", anh ấy nói.
Những nỗi áp lực vẫn tồn tại, đặc biệt là đối với phụ nữ, liên quan đến chuyện lập gia đình sớm và sinh con sớm. Tuy nhiên, ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc từ chối "nhượng bộ" khiến tỷ lệ đăng ký kết hôn năm 2020 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ.
Còn đối với Vivien, 31 tuổi, người đã kết hôn sau cuộc tình đầy sóng gió, ly hôn không phải là điều gì đó đáng sợ mà là một con đường hướng tới sự giải thoát.
"Những người lớn tuổi suy nghĩ là: ly hôn có nghĩa là không còn ai cần đến bạn nữa... nhưng thế hệ của tôi nghĩ rằng đó chỉ là một lựa chọn cá nhân. Chúng tôi không nghĩ đó là điều đáng xấu hổ, mà ngược lại, tôi rất ngưỡng mộ những người ly hôn êm đẹp", cô gái chia sẻ.
Theo Báo Tin tức
Một video được công bố hôm 31/3 của một quan chức thuộc Cơ quan Tuần tra Biên giới Mỹ cho thấy, những kẻ buôn người đang lén lút thả hai em nhỏ qua tường rào biên giới.
" alt=""/>Nghề cứu vãn hôn nhân 'bên bờ vực thẳm' nở rộ ở Trung QuốcĐây là một xã nghèo của tỉnh, người dân gắn bó với nghề trồng lúa. Nhận thức được nỗi vất vả, nhọc nhằn của cha mẹ với công việc mưu sinh, ngay từ nhỏ, cô bé Đỉnh quyết tâm học thật giỏi.
![]() |
Cô Thái Thị Hồng Đỉnh - giáo viên Trường THPT Thuận Hòa, tỉnh Sóc Trăng |
Cô Đỉnh nhớ lại: “Ngay từ nhỏ, tôi thường hay học cách làm cô giáo dạy các em của mình hay những em nhỏ gần nhà. Và cứ như thế đến năm tôi tốt nghiệp trung học phổ thông, ấp ủ ước mơ được đứng trên bục giảng, tôi đăng ký vào ngành sư phạm Địa lý”.
Năm 2004, cô Đỉnh tốt nghiệp. Như nhiều sinh viên vừa rời giảng đường đại học, bao nhiêu câu hỏi đan xen trong đầu cô giáo trẻ: Mình sẽ được phân công dạy ở đâu? Có xa nhà không? Dạy như thế nào để học sinh yêu thích môn học mình? Ứng xử ra sao trước các tình huống sư phạm?...
Sau đó, cô Đỉnh nhận được quyết định về công tác tại Trường cấp 2 - 3 Thuận Hòa, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - nơi cô sinh ra và lớn lên.
Trước đây, Trường cấp 2 - 3 Thuận Hòa là trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, do đó cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn như một số phòng học được dựng bằng tôn, thiết bị dạy học còn hạn chế, nhà vệ sinh dành cho học sinh và giáo viên thì không đủ… Vào mùa mưa, có nhiều lớp bị dột, bị ngập nước.
Đối với học sinh, đường đến trường cũng gặp nhiều vất vả. Các em đi học phải qua sông, men theo bờ ruộng, con đường làng nhỏ hẹp, một số vùng sâu chưa có điện sử dụng…
Nhưng tình yêu với nghề giáo đã thành động lực phấn đấu của cô Đỉnh. Không biết tự bao giờ, cô đã dành trọn tình cảm cho học trò.
Thành quả của cô giáo trẻ
Ngoài giảng dạy môn Địa lý, cô Đỉnh còn là tổ trưởng chuyên môn, khối trưởng chủ nhiệm… Dù ở vai trò nào, cô cũng hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
![]() |
Học sinh Trường THPT Thuận Hòa, tỉnh Sóc Trăng |
Trong công tác chuyên môn, cô miệt mài nghiên cứu phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, tự làm đồ dùng dạy học, khuyến khích các thành viên trong tổ thiết kế thêm các đồ dùng học tập, thường xuyên dự giờ để trao đổi kinh nghiệm. Cô Đỉnh cũng có nhiều sáng kiến trong giảng dạy môn Địa lý được áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả cao.
Nhiều năm liền, cô Đỉnh có học sinh đoạt giải học sinh giỏi tỉnh và tham gia đội tuyển quốc gia của tỉnh Sóc Trăng. Tỷ lệ học sinh đạt điểm thi tốt nghiệp môn Địa lý của nhà trường luôn vượt tỷ lệ bình quân chung của tỉnh.
Ngoài ra, cô còn là người bạn đồng hành, là chỗ dựa tinh thần cho nhiều học trò, khuyến khích, hỗ trợ các em vượt qua khó khăn… Đồng thời, tham gia các hoạt động thiện nguyện như vận động học sinh tình nguyện tặng lại sách cũ để những năm tiếp theo nhà trường có thêm sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và bổ sung vào kho thư viện của trường…
Với những nỗ lực và sáng kiến của mình, cô Đỉnh nhận được danh hiệu “Chiến sĩ thi đua tỉnh Sóc Trăng” hai lần liên tiếp vào năm 2013 và 2016. Năm 2018, cô Đỉnh vinh dự được nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc".
Phương Chi
Một thầy giáo về hưu đã cất công sưu tầm và lưu giữ hàng ngàn cổ vật suốt 50 năm qua, xây dựng một bảo tàng "có một không hai" ở quê hương.
" alt=""/>Cô giáo Sóc Trăng và danh hiệu 'Chiến sĩ thi đua toàn quốc'