Miền Bắc đang ở giữa cái rét kỷ lục so với mốc 33 năm trước, nhiều nơi ghi nhận nhiệt độ xuống dưới ngưỡng 0 độ. Tại Hà Nội, nhiệt độ ngoài trời vào ban đêm ghi nhận xuống dưới 5 độ C, cộng thêm mưa phùn và độ ẩm càng thêm cảm giác tê buốt.
1h sáng, nhiều nhóm bạn trẻ vẫn cần mẫn đi tặng chăn ấm và đồ ăn cho những người lao động nghèo, người vô gia cư đang qua đêm tại các con phố Tràng Thi, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thánh Tông, Hai Bà Trưng, Triệu Quốc Đạt...
Phương Thảo, một bạn trẻ trong đoàn thiện nguyện nghẹn lòng khi lần đầu tiên chứng kiến cảnh thiếu thốn của những người vô gia cư. “Chẳng giúp được gì nhiều, chỉ là gói xôi và ổ bánh mì nhưng cả người cho và người nhận đều cảm thấy rất ấm lòng. Ấm lòng hơn nữa khi gặp nhiều đoàn thiện nguyện khác cùng chung mục đích với chúng mình”, Thảo chia sẻ.
![]() ![]() |
Rất nhiều nhóm thiện nguyện đi tặng chăn, áo ấm và đồ ăn cho người vô gia cư trong đêm 24, rạng sáng 25/1. |
Không chỉ giúp đỡ người vô gia cư, các nhóm thiện nguyện tại Hà Nội cũng gom áo ấm, chăm ấm, đồ ăn cho những bệnh nhân nghèo đang chạy chữa tại các bệnh viện ở Hà Nội.
Trên một group facebook, thành viên Duy Tiến ngỏ ý muốn tặng một lô bánh mì vừa ra lò cho các nhóm thiện nguyện. Ngay lập tức, các nhóm thiện nguyện liên hệ và đem bánh trao tận tay các bệnh nhân nghèo đang chữa trị tại Bệnh viện nội tiết Thái Thịnh và Bệnh viện Bạch Mai.
![]() ![]() |
Những chiếc bánh mì của ông chủ lò bánh tốt bụng cũng đã đến tay những bệnh nhân nghèo trong chiều tối ngày 24/1. |
![]() |
Các nhóm thiện nguyện vẫn tiếp tục quyên góp quần áo ấm cho trẻ em nghèo vùng cao. |
“Trời rét đậm, nhưng lòng chợt thấy ấm lạ, khi ngay từ địa điểm định trao tặng đầu tiên, đã vô tình gặp 1 nhóm bạn trẻ, sinh viên trường Giao thông hay chi đó, cũng đang mang chăn ấm, áo len đi làm những việc cùng chung mục đích.
Vui vẻ ghép nhóm, cùng nhau lượn lờ qua những con phố thủ đô đìu hiu vì buốt giá, và rồi lại chợt nhận ra, tình người ở cái chốn phồn hoa, xô bồ, khốc liệt này, dường như vẫn còn nồng lắm.
Trên hành trình, từ những con phố nhỏ, bệnh viện, công viên cho đến sân ga, chợ đầu mối ..., bắt gặp thêm biết bao hội nhóm khác, già trẻ lớn bé, gái trai, hiền lành có, mà nhìn băm trợn cũng có, hối hả kéo nhau đi, sà vào bên những mảnh đời kém may mắn, để cùng sẻ chia, từng chút hơi ấm giữa đêm đông lạnh đến tê người.
Ai bảo, "Hà Nội cái gì cũng rẻ, chỉ có đắt nhất, tình người thôi", ngẫm ra, cũng chưa chắc lắm, đâu nhỉ?”, Quân Phan, thành viên một nhóm thiện nguyện chia sẻ.
K. Minh (ảnh từ facebook)
" alt=""/>Xuyên đêm phát chăn ấm, bánh mỳ cho người vô gia cưNgười được mai mối với chị là anh Thanh Tuấn (41 tuổi) đang sống và làm nghề thợ bạc tại Tiền Giang.
Chia sẻ về tình trường của mình, Thanh Tuấn cho biết, anh từng trải qua 1 cuộc hôn nhân kéo dài 17 năm nhưng đã chia tay cách đây 1 năm. Họ có với nhau 2 con (một gái và một trai).
![]() |
Anh Thanh Tuấn giành được nhiều cảm tỉnh từ khán giả. |
Lúc này, MC Hồng Vân liền hỏi lý do vì sao lại chia tay, nam chính nghẹn ngào cho biết: ‘Sống với nhau 17 năm, em rất thương vợ em nhưng sau này em phát hiện vợ không chung thủy. Bà xã muốn chia tay nên em đồng ý’. Anh muốn xin nuôi 2 đứa con nhưng cũng không được chấp nhận.
Có mặt ở hàng ghế khán giả, chị gái của anh cũng chia sẻ: ‘Tính Tuấn trung thực nhưng quá tin tưởng, quá thương người nên mới xảy ra cuộc hôn nhân đổ vỡ như vậy’.
Đến với chương trình, anh mong muốn tìm được bạn gái yêu thương mình còn chị Nhung muốn tìm được người đàn ông đủ bao dung để yêu thương các con của chị.
Khi MC Hồng Vân hỏi: ‘Em có ngại nuôi con người khác không?’ Anh Tuấn khẳng định, việc đó với anh không quá khó khăn gì vì anh rất yêu trẻ con.
![]() |
Chị Phương Nhung |
Cuối cùng, hàng rào tình yêu cũng được mở ra, chị Phương Nhung đặt câu hỏi trong cuộc sống hôn nhân điều gì là quan trọng nhất, anh Thanh Tuấn cho rằng, đó là sự chung thủy và chân thật. Anh cũng hứa với cô gái sẽ là ‘điểm tựa lo cho mẹ con em suốt cuộc đời’.
Chị Nhung cũng hỏi thêm việc Thanh Tuấn có thường xuyên về thăm con của mình hay không, anh chia sẻ vẫn hay sang nhà vợ cũ thăm con. Lúc này, người phụ nữ từng qua một lần đò mới trải lòng, 2 con của chị không được người chồng cũ ngó ngàng gì đến nên việc anh Thanh Tuấn trách nhiệm với con cái là điều mà chị thấy rất quý.
Đề cập đến vấn đề cuộc sống sau hôn nhân, anh nói: ‘Em muốn về quê anh sống thì về còn nếu muốn anh lên TP.HCM sống cùng em thì anh sẽ lên, tùy mình bàn bạc cùng nhau’.
Cùng trải qua đổ vỡ, tìm thấy nhiều điểm tương đồng trong suy nghĩ và quan điểm sống, anh Thanh Tuấn và chị Phương Nhung đều bấm nút hẹn hò trong sự chúc mừng của mọi người.
Anh Trường Vũ đã bị người phụ nữ phía bên kia bức tường hoa chinh phục ngay lần gặp đầu tiên khiến MC Quyền Linh phải lên tiếng: 'Việc bấm nút hẹn hò giờ chỉ là thủ tục'.
" alt=""/>17 năm yêu thương, anh thợ bị vợ phản bội, giành quyền nuôi con“Thế giới” của người già vô gia cư là trong bóng tối hoặcdưới ánh sáng yếu ớt hắt vào của những cột đèn đường. Nói là “thế giới”, bởi lẽ,khi bóng tối bao trùm, các cửa hàng đóng cửa, họ mới có một nơi ăn chốn ngủ.
Chỉ người vô gia cư mới khao khát bóng tối đến thế! Sau mộtngày lang thang nuôi sống bản thân, họ được ngả lưng, lấy màn đêm làm nơi nươngtựa.
Người vô gia cư ở đây hầu hết là những người già neo đơn. Họcũng có quê hương, nhà cửa nhưng bỏ đi biệt xứ. Do bần hàn nên con cái không thể“giữ chân người đi”. Lên Hà Nội mưu sinh, nhiều cụ ông, cụ bà không có một đêmngon giấc với chỗ ngủ ấm áp.
Bà Mùi (Hà Nam) |
Ngay từ mờ sáng, bà Mùi (Hà Nam) đã chống nạng đi nhặt nhạnhbao bì, ni lông, hay bất cứ thứ gì có thể bán được. Giữa trời đông lạnh, bànchân bà không có nổi một đôi tất. Cái áo khoác hỏng khóa được đính lại sơ sàibằng chiếc ghim băng méo mó.
Nhắc đến cuộc đời bất hạnh, bà tủi thân khóc. Lau vội nướcmắt bằng đôi bàn tay nhăn nheo, nứt toác bởi nẻ cùng sự nhiễm khuẩn của rác, bàtâm sự: “Con cái làm gì còn mà cấm không cho đi? Nó mất rồi. Bị tai nạn. Ông nhàtôi cũng ốm, chạy chữa nhưng không khỏi. Giờ chỉ còn mình tôi sống vạ vật choqua ngày nhờ vào lòng thương của người đi đường”.
Bà Mùi bỏ quê lên đây cũng đã ngót chục năm. “Lúc trước khỏecòn đi nhặt rác đủ tiền thuê nhà giá rẻ. Giờ cũng 76 tuổi, hay đau chân, khôngđi xa được. Tiền chẳng kiếm ra nên ngủ luôn ở vỉa hè, trải bạt làm nền, xốp làmgối”. Nói rồi, bà nhoẻn miệng cười, chậm chạp trải “giường” ra làm minh chứng.
Cứ tưởng ở tuổi “gần đất xa trời”, bà sẽ được sum vầy bên con cháu. Nhưng vớingười phụ nữ nửa đời cô quạnh, ước mơ này lại quá xa vời.
Những mảnh bạt được trải ra làm đệm, mảnh xốp làm gối |
Lạc lõng một góc là người đàn ông đang cầm hộp xôi của nhómtình nguyện nào đó vừa biếu. Ông nói: “Ăn ít một mai còn có cái mà ăn”. Nhữngngười vô gia cư ở đây không ai không biết ông – một người đàn ông không nhớ nổitên mình.
Khi được biếu đồ ăn, ông vội vui mừng chìa tay: “Cô cho tôiđồ ăn hả? Đồ ăn hết rồi. Hôm qua mới cất đây, chưa ăn đã bị chuột tha đi mất”.Hỏi ra mới biết, mấy hôm trước, ông khóc rưng rức vì biết mất sữa và tiền saukhi tỉnh dậy. “Các ông, các bà hay được biếu tiền, bánh kẹo, nhưng nào có dámtiêu. Dành dụm cất đi phòng khi đau ốm. Để ở đây thì “chúng nó” cuỗm sạch. Tiềnmất, hộp sữa, hộp bánh chắc chỉ còn toàn vỏ. Bà phải gửi chỗ chú bảo vệ kia kìa,khi cần thì xin lại.” – Bà Mùi phân bua.
Không nhớ nổi tên mình, không nhớ nổi quê hương bản xứ, ông lạc lõng cô đơn ở nơi “phố là nhà” |
Không nhớ nổi tên mình, không nhớ nổi quê hương bản xứ, ônglạc lõng cô đơn ở nơi “phố là nhà”. Ai cho đồ ăn, ông giơ tay ra nhận mà chẳngcần hỏi han, thắc mắc. Ông xem đó là cảnh bình thường mà bất cứ người vô gia cưnào cũng có thể đón nhận lòng thương từ người xa lạ.
Với những người “gần đất xa trời” phải sống cảnh “màn trờichiếu đất”, sợ nhất là đau ốm, sau là mưa bão: “Một thân một mình, ốm biết aichăm sóc. Còn trời mưa rét như mấy hôm nay thì không nằm nổi, cứ phải ngồi co rotrùm áo mưa kín, úp nón lên mặt mà ngủ”.
Thúy Nga