- Câu chuyện về nhân lực du lịch Việt Nam “khát” nhân lực chất lượng cao đã được nhắc đến từ lâu, song dường như vẫn chưa có giải pháp thích hợp để khắc phục. Theo ông căn nguyên của vấn đề này là từ đâu?
Du lịch cũng như các ngành kinh tế khác, nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng, nếu không nói là quyết định. Quan trọng hơn, du lịch còn là ngành dịch vụ, là ngành kinh tế về quan hệ con người với con người. Cho nên có một con người không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất nhiều.
Trong khi đó, việc phát triển đội ngũ đến đâu phụ thuộc nhiều vào nhãn quan của người lãnh đạo cao nhất. Tuy nhiên, đã gần 60 năm nhưng ngành du lịch không được cư xử đúng với vị thế, từ quan điểm, nhận thức cho đến hành động đều chưa đến tầm.
Từ năm 1994, khi xây dựng chiến lược cho ngành chúng tôi đã đề xuất mô hình học viện du lịch nhưng đến nay dù luôn được nói là ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch vẫn chưa có trường đại học chuyên về du lịch.
Tại sao đưa ra vấn đề này? Bởi vì, yêu cầu của một người lao động quản lý cấp cao trong ngành du lịch là phải quán xuyến, có chiến lược kinh doanh, có tư duy… chứ không phải chỉ cần những người giỏi nghề như các bậc quản lý thấp. Một trường đại học chuyên về du lịch sẽ cung cấp những kiến thức lý luận chung một cách đầy đủ và toàn diện, có tầm nhìn và chiến lược bám sát các chính sách hơn mô hình hiện nay với các trường chuyên về du lịch ở trình độ cao đẳng còn trình độ đại học lại chỉ là các khoa du lịch.
![]() |
- Có một thực tế là nhân lực cao cấp của ngành khách sạn, nhất là quản lý khách sạn cao cấp tại Việt Nam hầu hết phải thuê của nước ngoài. Là do các trường của Việt Nam không đủ năng lực đào tạo, nhân lực Việt Nam chưa đủ tài năng hay do các resort/khách sạn cao cấp chưa có đủ niềm tin vào nhân lực Việt, thưa ông?
Hiện nay, nhân sự cấp cao tại các resort/ khách sạn của Việt Nam chủ yếu đến từ 3 nguồn là đào tạo tại chỗ, đào tạo trong nước và tuyển dụng từ nước ngoài. Trong đó, số liệu của Lumina Co., công ty phân tích và tư vấn toàn cầu về tất cả các lĩnh vực, cho thấy: Hiện nay chỉ có 11% con số những người được đào tạo ra ở Việt Nam có thể được các tập đoàn lớn về du lịch có đầu tư nước ngoài ở Việt Nam chấp nhận sử dụng.
Tôi cho rằng, đào tạo trong nước manh mún như hiện nay thì không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng. Hơn nữa, đào tạo còn liên quan ngoại ngữ. Hiện nay, chỉ có Trường đại học Hà Nội có đào tạo nhiều về ngoại ngữ, các chương trình đào tạo trực tiếp bằng tiếng Anh, giảng viên hiểu biết vấn đề mình đi giảng và giảng bằng tiếng nước ngoài.
- Quan điểm của ông như thế nào về chính sách khuyến khích xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực du lịch để phục vụ yêu cầu phát triển ngành “công nghiệp không khói”?
Chúng ta nên khuyến khích mô hình liên kết, xã hội hóa để các bên cùng có lợi. Tuy nhiên, liên kết phải thực chất, phải có kế hoạch tổng thể cho kế hoạch liên kết ấy, cụ thể từng lĩnh vực như đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá sản phẩm, nguồn lực để liên kết ở đâu, ai sẽ là chủ thể của liên kết, phải làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia… Nếu không trả lời được những câu hỏi đó thì đừng liên kết, vì đó chỉ là hình thức.
Để cải thiện vấn đề nhân lực trong ngành du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng, chúng ta có thể học tập mô hình Singapore. Nước bạn đã thành công khi tạo ra sự khác biệt trong du lịch của Singapore là môi trường. Hơn nữa, toàn bộ việc đào tạo ngành du lịch của Singapore đều được xã hội hóa. Nhà nước chỉ quản lý về chương trình, đề ra mô hình, quản lý nguồn chất lượng đầu ra còn việc đào tạo, tuyển sinh là việc của doanh nghiệp.
![]() |
- Phú Quốc gần đây đang được xem là điểm đến mới nổi của giới thượng lưu thế giới. Rất nhiều thương hiệu khách sạn nổi tiếng như Accor, JW Marriott, Intercontinental… đã hội tụ tại đây, đòi hỏi một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Ông đánh giá như thế nào về chất lượng nhân lực của điểm đến này? Theo ông, Phú Quốc cần có chiến lược gì để đào tạo, thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu?
Phú Quốc là điểm đến mới nổi của Việt Nam nhưng nhìn chung chất lượng du lịch ở đây chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như kỳ vọng. Nhìn tổng thể, nhân lực ở điểm đến này cũng như những điểm đến mới nổi khác của chúng ta hiện nay, nhận thức xã hội chưa đến tầm, tình trạng người dân thiếu hợp tác hoặc hợp tác thái quá làm tính bền vững của điểm đến yếu đi.
Hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực ở những nơi này phụ thuộc vào chiến lược của từng doanh nghiệp. Do đó nếu ngay từ đầu nếu chúng ta không quản lý tốt quá trình đó sẽ làm hoạt động du lịch tại địa điểm thiếu bền vững.
Tôi được biết từ đầu những năm 2000 đã có kế hoạch xây dựng một trường đào tạo du lịch ở Phú Quốc nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Nhân lực ở Phú Quốc hầu hết hiện nay được mang từ đất liền ra, người dân địa phương ít được nhận vào làm tại các cơ sở du lịch…
- Xin cảm ơn ông!
Ngọc Hà (thực hiện)
" alt=""/>Giải bài toán nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch Việt NamCông Phượng khoe tóc mì tôm, Quế Ngọc Hải làm đội trưởng
Quế Ngọc Hải: Cảm ơn HLV Park Hang Seo vì đã đến Việt Nam
Quế Ngọc Hải: Từ “gã đồ tể” đến trò cưng của thầy Park
Trước khi AFF Cup 2018 diễn ra, Quế Ngọc Hải và SLNA đã gặp gỡ và trao đổi về việc gia hạn hợp đồng. Tuy nhiên, đôi bên đã không tìm được tiếng nói chung với các điều khoản về tài chính để tiếp tục gắn bó với nhau.
Chính bởi điều này, SLNA đành lòng phải để Quế Ngọc Hải tìm bến đỗ mới, dù trung vệ người xứ Nghệ vẫn còn muốn được cống hiến cho đội bóng quê hương, đồng thời cũng là nơi mình được đào tạo.
![]() |
Màn thể hiện xuất sắc ở AFF Cup 2018 càng khiến giá trị của Quế Ngọc Hải được nâng cao |
Với chuyên môn tốt, nên chẳng bất ngờ khi trung vệ xứ Nghệ trở thành đối tượng ve vãn của hàng loạt đội bóng ở V-League, đặc biệt là CLB TPHCM và tân binh Thể Công.
Thông tin của VietNamNet cho hay, Quế Ngọc Hải đã trở thành đồng đội của Bùi Tiến Dũng tại CLB Thể Công, tân binh của V-League 2019. Khoản tài chính mà đội trưởng tuyển Việt Nam nhận được sau khi đặt bút ký với Thể Công không được công bố.
Tuy nhiên, thông tin hành lang cho hay, Thể Công chi 3 tỷ đồng/ năm kèm theo mức lương, chế độ đãi ngộ rất cao để có được chữ ký của Quế Ngọc Hải. Đây là mức giá được coi rất khủng trong thời điểm mà V-League trong giai đoạn “thắt lưng buộc bụng” như hiện nay.
Tuy nhiên, mức giá dành cho Quế Ngọc Hải mà Thể Công đưa ra cũng khá hợp lý, thậm chí là hời khi ai cũng đã chứng kiến trung vệ này chơi hay như thế nào tại AFF Cup 2018 trong màu áo tuyển Việt Nam, chưa kể Hải “Quế” đang ở độ tuổi sung sức nhất trong sự nghiệp khi mới 25 tuổi.
Gia nhập Thể Công, Quế Ngọc Hải kết hợp với Bùi Tiến Dũng để sẵn sàng tạo ra một cặp trung vệ trẻ, tài năng bậc nhất giải đấu. Ngoài Quế Ngọc Hải, Thể Công đã gia hạn hợp đồng mượn thành công chân sút trẻ Đinh Thanh Bình từ HAGL, đồng thời đặt vấn đề với đội bóng phố núi "chia sẻ" Châu Ngọc Quang và Văn Toàn.
M.A
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời thầy trò HLV Park Hang Seo đến Văn phòng Chính phủ để gặp gỡ vào 17 giờ chiều nay (21/12)
" alt=""/>Bỏ SLNA, Quế Ngọc Hải đầu quân cho Thể CôngTheo bà, hiện cả nước chỉ có một số đại học như ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM, có quy mô lớn, bên dưới có các trường kinh tế, trường luật, trường kiến trúc, trường tài chính...
Riêng với ngành y, thực hiện chủ trương cụ thể hoá Nghị quyết 20, 21 nên yêu cầu các khối trường sức khỏe phải có đề án thành lập ĐH Khoa học Sức khỏe (Heath Science University). Các đề án này hiện đã có nhưng chưa phê duyệt.
![]() |
Bộ trưởng Y tế cho rằng nhiều người phản ứng với phát biểu của bà vì chưa hiểu rõ bản chất của ĐH và trường ĐH |
Trong ĐH Khoa học Sức khoẻ có các "trường" như Medical school gọi là trường ĐH Y, Pharmaceutical school là ĐH Dược, ngoài ra còn có các trường nha khoa, y tế công cộng, điều dưỡng, kỹ thuật y khoa...
Trường Y Dược TP.HCM đã trình đề án trở thành mô hình ĐH cách đây 10 năm nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt do còn chờ Trường ĐH Y Hà Nội và vướng một số quy định trong luật Giáo dục đại học.
Bộ trưởng Kim Tiến cho biết, với quy mô hiện tại, ĐH Y Dược TP.HCM chỉ là trường đại học, không thể gọi là đại học.
Theo bà Tiến, trước mắt phải đổi lại tên là "Trường ĐH Y Dược TP.HCM" theo như kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT (Được biết, cơ sở đào tạo này từng bỏ chữ "trường" đi, sau đó Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng điều này không đúng và đã yêu cầu sửa lại).
![]() |
Theo Bộ trưởng Tiến, ĐH Y dược TP.HCM phải đổi tên, đó là kết luận của đoàn thanh tra của Bộ GD-ĐT, nhưng đổi tên ở đây là đổi thành "Trường ĐH Y dược TP.HCM". Tên hiện nay không có chữ "Trường" mà bắt đầu bằng chữ ĐH. Ảnh: Lê Huyền |
"Đại học gì mà dưới toàn các khoa, đã thành trường đâu. Cho nên tôi phát biểu như thế là hoàn toàn chính xác. Còn những người hiểu sai. Thứ nhất là chưa hiểu hết bản chất của đại học và trường đại học, thứ hai là chưa hiểu rõ chủ trường của ngành”, Bộ trưởng Y tế nói.
Bộ trưởng Y tế cho biết thêm, hôm qua bà đã phê bình cấp dưới khi phát biểu rằng chỉ đổi mô hình, không đổi tên của ĐH Y Dược TP.HCM. Vì khi đã gọi là ĐH thì không còn gọi là ĐH y dược nữa mà là ĐH khối sức khoẻ.
Trước nhiều ý kiến không đồng thuận về việc đổi tên, Bộ trưởng Kim Tiến cho rằng cần thông cảm vì cái tên là lịch sử, đã gắn bó nhiều năm.
Tuy nhiên Bộ trưởng cho biết, việc có giữ nguyên tên ĐH Y Dược TP.HCM và bên dưới là các trường ĐH trực thuộc hay không sẽ bàn sau.
“Nhưng bản chất phải là ĐH sức khoẻ, còn y, dược như hiện tại chỉ là 2 chuyên ngành, không có phục hồi chức năng, y học cổ truyền, điều dưỡng, nha khoa… Như vậy, nếu chỉ gọi y dược là thiếu, không bao quát được và chưa chắc người ta chấp nhận tên đó một khi đề án được thành lập. Vì ĐH khác trường đại học. ĐH như là tỉnh còn trường ĐH như là huyện thôi”, Bộ trưởng Tiến phân tích.
Về thời gian chuyển đổi cụ thể, Bộ trưởng Y tế cho biết sẽ cần thêm nhiều bước, từ thẩm định tới chuẩn bị cơ sở hạ tầng, bộ máy tổ chức, nhân lực... nên chưa thể chốt chính xác nhưng trường ĐH Y Dược TP.HCM sẽ là trường đầu tiên của ngành y thực hiện chuyển đổi thành mô hình ĐH.
Thúy Hạnh
- Việc thay đổi tên trường để phản ảnh các chương trình đào tạo là hợp lí, nhưng cái tên mới cần phải có một chữ "Y" hay "Y khoa."
" alt=""/>Bộ trưởng Y tế: ‘Đổi tên thành ĐH Khoa học Sức khỏe, tôi phát biểu hoàn toàn chính xác’