BIGO có trụ sở tại Singapore, hãng sở hữu ứng dụng phát trực tiếp BIGO LIVE, vừa công bố ra mắt Cube TV, một dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người chơi đối với việc truyền phát trò chơi di động, được tổ chức tại Jakarta khi hãng kỷ niệm lễ Ramadan với cộng đồng địa phương và tôn trọng sự khác biệt về văn hóa. Ứng dụng sẽ được triển khai tại Đông Nam Á và sau đó là toàn cầu theo từng giai đoạn.
Ứng dụng này cũng có công nghệ Blue Ray cho phép người dùng xem truyền phát trực tiếp và video ở Blue Ray. Nó sẽ được triển khai dưới dạng 8M Blue Ray và 20M full HD cho video và truyền phát trực tiếp.
![]() |
Theo Aswin, trưởng bộ phận Marketing, Cube TV: "Ý tưởng đằng sau là tạo ra một môi trường trò chơi sôi động, nơi chúng tôi cung cấp cho người dùng cơ hội tương tác trong một đấu trường trò chơi. Cho phép họ mở rộng mạng xã hội của mình và có thể chia sẻ sở thích với những người cùng chí hướng. Trung tâm mua sắm sẽ phục vụ nhu cầu của các game thủ đang tìm kiếm các sản phẩm trò chơi và thậm chí cho phép họ kiếm tiền. Chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp cho nền tảng trò chơi và tăng cường cơ hội cho các game thủ châu Á. Chúng tôi đã ký kết với những người chơi chuyên nghiệp như Micheal Souw, Afif, Rahmad và đang mong đợi sẽ có thêm nhiều người chơi chuyên nghiệp".
James Wang, Phó chủ tịch, BIGO, cho biết: "Bigo Live sở hữu doanh thu 300 triệu USD năm 2017 và đã có lợi nhuận, Cube TV là sản phẩm mới nhất của chúng tôi tương ứng với kế hoạch mở rộng hơn nữa và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Cung cấp nội dung mà người dùng sẵn sàng trả tiền là mô hình kinh doanh bền vững nhất của truyền phát trực tiếp. Chúng tôi đang hướng đến việc tăng trưởng loại hình kinh doanh mới này. Nó đã có hơn 2 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trước khi ra mắt chính thức tại Đông Nam Á, Trung Đông, Nam Mỹ và Nga".
" alt=""/>BIGO ra mắt Cube TV để đem lại cho người chơi một bước tiến mới trong lĩnh vực eSportTheo đó, phần âm thanh bao gồm cả nhạc nền lẫn âm hiệu đều chưa hiện diện trong Chinh Đồ 1 Mobile. Liên hệ với VNG, NPH này cho biết sẽ khắc phục ở bản cập nhật tiếp theo nhưng chưa tiết lộ thời điểm cụ thể. Trước đó vào ngày khai mở Alpha Test Chinh Đồ 1 Mobile(28/6), VNG cũng thông tin đang trong quá trình hoàn thiện phần âm thanh trong trò chơi.
Ở giai đoạn Alpha Test, người chơi đã phải tiêu tốn khoảng 20 phút đồng hồ để hoàn thành quá trình Vận Tiêu, đó là chưa kể tắc đường. Nhưng theo trải nghiệm thực tế của GameSao, hoạt động Vận Tiêu đang rất “mượt mà” mặc dù lượng người cùng tham gia là không hề ít – đúng với lời cam kết của đại diện VNG được nêu trong cuộc trao đổivới GameSao.
Bên cạnh đó, hiện tượng giật lag trong Chinh Đồ 1 Mobileđã được giảm thiểu một cách tối đa. Cụ thể, khi bước vào Hiệp Khách Đảo có khoảng trên dưới trăm người đang giao chiến, người chơi vẫn có thể đưa ra những phản xạ thích hợp để giao chiến – trái ngược hoàn toàn với ngày đầu tiên Alpha Test.
Hiện VNG mới chỉ khai mở duy nhất một server – S01 Hỏa Long - ở thời điểm phát hành phiên bản Closed Beta của Chinh Đồ 1 Mobile.
June_6th
" alt=""/>Chinh Đồ 1 Mobile vẫn ‘câm nín’ trong ngày đầu Closed BetaTại Hội thảo “Phát triển hạ tầng SMS và dịch vụ viễn thông dành cho thương mại điện tử & Giới thiệu giải pháp SMS Order” vừa diễn ra ngày 23/5, ông Đăng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) còn đánh giá, với các ưu điểm về độ phủ, không hạn chế thiết bị, khả năng đảm bảo liên lạc, tính chính thống, hiện nay giải pháp thông báo, xác nhận thông tin bằng SMS vẫn đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt với các thị trường thương mại điện tử đang phát triển như tại Việt Nam.
Theo Cục TMĐT và Kinh tế số, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, với ước tính trung bình trên 500.000 đơn hàng được giao dịch trong một ngày. Nếu một đơn hàng phát sinh trung bình 3 tin nhắn (ví dụ: tin nhắn xác nhận đơn hàng, thông báo chuyển hàng và giao hàng thành công) thì nhu cầu ước tính 450 triệu tin nhắn/năm tính riêng với dịch vụ chăm sóc khách hàng, chưa tính các nhu cầu về quảng cáo, tương tác, xác nhận mua đơn hàng bằng tin nhắn OTP. Với tốc độ phát triển trung bình của thị trường TMĐT từ 20 - 30%/năm, nhu cầu sử dụng tin nhắn để tương tác với khách hàng của doanh nghiệp TMĐT sẽ ngày càng lớn.
Bên cạnh dịch vụ SMS cho thương mại điện tử, nhóm dịch vụ SMS phục vụ người dân, doanh nghiệp khi tham gia các dịch vụ hành chính công trực tuyến cũng cho thấy tiềm năng lớn về dịch vụ khi xu hướng điện tử hóa các dịch vụ hành chính công đang diễn ra sôi nổi trên toàn quốc theo chủ trương phát triển Chính phủ Điện tử. Ước tính trung bình một ngày có trên 60.000 hồ sơ thủ tục được thực hiện trên toàn quốc, thì nhu cầu một năm của nhóm dịch vụ hành chính công đối với tin nhắn SMS cũng ước tính trên 200 triệu tin nhắn/năm với tốc độ tăng trưởng trung bình 15-20%/năm.
Việc ứng dụng rộng rãi giải pháp tin nhắn SMS hiển thị thương hiệu (còn gọi là SMS Brandname) giúp người dân, doanh nghiệp, khách hàng được hưởng các dịch vụ chăm sóc tốt hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, kiểm tra thông tin; góp phần tạo hình ảnh chuyên nghiệp cho các dịch vụ hành chính công, cũng như xây dựng uy tín cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.
Tuy nhiên, thực tế dịch vụ SMS hiện nay tại Việt Nam còn lạc hậu với rất nhiều yếu điểm vẫn tồn tại nhiều năm nay chưa được khắc phục. Sản lượng SMS chung ngày càng giảm hoặc tăng trưởng chậm do xu hướng người tiêu dùng chuyển sang các dịch vụ tin nhắn OTT (Viber, Zalo…), Instant Message (FB Messenger).
Thống kê thị trường tin nhắn SMS hiển thị thương hiệu cho thương mại điện tử hiện nay chỉ đạt trên dưới 8 triệu tin nhắn một tháng bao gồm cả dịch vụ quảng cáo và chăm sóc khách hàng. Tính riêng nhóm các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ thương mại điện tử, con số còn thấp hơn với chỉ trên dưới 1,8 triệu tin nhắn một tháng, dịch vụ quảng cáo bằng SMS hoàn toàn không cạnh tranh được với các giải pháp quảng cáo trực tuyến do các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp.
" alt=""/>Tìm giải pháp ứng dụng hiệu quả dịch vụ viễn thông phát triển thương mại điện tử Việt