Do vị trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch chuyên môn gần như đã ngã ngũ nên cuộc đua tại Đại hội VFF khóa 9 chỉ thực sự diễn ra giữa các ứng viên tranh cử ở ghế Phó Chủ tịch truyền thông-đối ngoại và tài chính - vận động tài trợ. Bên cạnh đó, từ danh sách 24 ứng viên, 17 người được Đại hội bầu cho ghế BCH.
Dẫu vấn đề nhân sự tại Đại hội không thực sự nóng bởi một số vị trí chủ chốt gần như đã chắc chắn, nhưng điều quan trọng nhất mà nhiều người quan tâm là đội ngũ lãnh đạo của nhiệm kỳ mới làm thế nào đưa con tàu bóng đá Việt Nam đi lên.
Hướng tới World Cup
Trong 4 năm tới, bóng đá Việt Nam có rất nhiều nhiệm vụ trên đấu trường quốc tế và trong nước. Bộ máy lãnh đạo nhiệm kỳ mới cùng BCH VFFkhóa 9 phải đưa ra những quyết sách nâng chất lượng và hình ảnh các giải chuyên nghiệp, bóng đá nữ, futsal, các giải trẻ, các đội tuyển...
Đặc biệt, một trong những mục tiêu của bóng đá Việt Nam được xác định ngay trước khi diễn ra Đại hội là thực hiện giấc mơ bước vào sân chơi thế giới ở World Cup 2026 hoặc World Cup 2030.
Từ World Cup 2026, FIFA tăng số đội tham dự từ 32 lên 48. Theo phân bổ của FIFA, châu Á có hơn 8 suất dự World Cup. Theo thể thức thi đấu vừa được công bố của AFC, vòng loại khu vực châu Á 2026 trải qua 4 vòng đấu.
Tuyển Việt Namnhiều khả năng bắt đầu ở vòng loại thứ 2 cùng 24 đội dẫn đầu bảng xếp hạng FIFA khu vực châu Á và 11 đội vượt qua vòng loại thứ 1.
Ông Trần Quốc Tuấn, Quyền Chủ tịch VFF, đánh giá: "2018-2022 là một nhiệm kỳ hết sức thành công của bóng đá Việt Nam. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tích mang dấu ấn lịch sử.
Bóng đá Việt Nam ngày càng đến gần hơn với việc tiếp cận trình độ của các đội bóng hàng đầu châu lục. Trong chiến lược phát triển, chúng ta định hướng đến năm 2030 nằm trong Top 10 châu Á và phấn đấu đi World Cup.
Bóng đá Việt Nam có được nền tảng từ đội trẻ tốt như vậy, tôi tin rằng nếu như chúng ta tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cùng việc áp dụng những giải pháp mang tính đột phá thì chúng ta sẽ sớm có mặt tại World Cup trong thời gian sắp tới".
Theo ông Trần Quốc Tuấn, để tiếp nối thành tích đạt được và đưa bóng đá Việt Nam tiệm cận với trình độ cao hơn thì cần phải có những giải pháp mang tính đột phá và có tính khả thi.
"Chúng ta muốn tiệm cận trình độ thế giới thì phải có sự đầu tư tương xứng. Có như vậy thì chúng ta mới thu dần khoảng cách và cải thiện được năng lực chuyên môn của mình, cũng như thực hiện được các kế hoạch mà chúng ta đặt ra trong nhiệm kỳ tới", Quyền Chủ tịch VFF khóa 8 nhấn mạnh.
Cập nhật lịch thi đấu bóng đá World Cup 2022 mới nhất
" alt=""/>Đại hội VFF khóa 9: Hướng tới World CupTIN BÀI KHÁC:
Muốn kết hôn, gia đình phản ứng dữ dội làm thế nào?Ly hôn chồng từ tháng 9/2018, chị Thắm một mình nuôi 2 con ăn học. Với công việc nhân viên ở một trường mầm non trên địa bàn xã Hương Trà, đồng lương ba cọc ba đồng của chị phải chắt chiu lắm mới đủ trang trải thuê nhà, lo cho các con học hành tử tế.
![]() |
Hai mẹ con chị Thắm tại bệnh viện |
Bất hạnh xảy đến với chị vào tháng 3/2020, cô con gái Lê Phương Chi (9 tuổi) cảm thấy liên tục mỏi chân. Tình hình mỗi lúc một xấu đi khi cháu bị đau, sưng chân.
Đưa con đến bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đang tiến hành biện pháp cách ly đúng vào thời điểm có dịch Covid-19, chị phải chuyển con tới bệnh viện Trung ương Huế. Mãi đến khi bệnh dịch lắng xuống đôi chút, chị mới có thể làm thủ tục chuyển tuyến cho con ra bệnh viện Việt Đức xét nghiệm.
Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy cháu Chi có một khối u xương chân. Chị nhớ như in hôm đó là ngày 6/5, chị nhận kết quả sinh thiết đồng thời cũng là ngày con chị phải tiến hành cắt bỏ khối u xương. Cầm tờ kết quả khẳng định bệnh, chị không còn tin vào mắt mình. Người phụ nữ nhỏ bé đó một mình lầm lũi đứng bên hành lang khóc nức lên từng tiếng.
Chẳng có nhà để bán lấy tiền chữa bệnh cho con
Chị Thắm kể, những ngày đâu tiên con truyền hoá chất, tim chị như se thắt lại khi chứng kiến từng mảng tóc con cứ rụng dần. Cứ như vậy cho đến lúc mái đầu dấu yêu trọc lốc, chị tập làm quen dần với hình hài mới của con.
Nỗi đau xót thương con đến buốt ruột buốt gan vẫn chưa hết, chị còn phải lo đến khoản nợ lớn đã vay để trả chi phí điều trị của con. Số tiền 100 triệu đồng vay ngân hàng nhanh chóng cạn sạch bởi tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm mỗi đợt lên tới 17 triệu đồng, tiền ăn uống sinh hoạt hàng ngày.. Gánh nặng đè lên vai người phụ nữ khốn khổ.
![]() |
Tình trạng của Phương Chi ngày một nặng hơn nếu không được điều trị |
Mặc dù rất xót xa trong lòng nhưng chị vẫn giấu về tình hình bệnh tật để con không phải lo lắng. Cháu Chi thường nói với mẹ rằng: “Bệnh của con sao lâu khỏi thế mẹ nhỉ. Nằm viện lâu quá rồi. Con chỉ muốn chữa khỏi còn về đi học thôi”. Nghe con nói, chị cắn chặt răng cố không rơi nước mắt.
Căn nhà trọ của mấy mẹ con tại khối 4, thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh chỉ là chỗ trú chân, chẳng còn đồ vật giá trị nào để bán. Rồi tới đây, chị Thắm chưa biết số phận mẹ con mình sẽ ra sao bởi chị chẳng còn tiền để lo cho con những đợt truyền hoá chất sau.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: |
Thương mẹ đi làm vất vả, Huyền quyết định nghỉ học đi làm phụ mẹ nuôi 2 em bị tâm thần. Bất ngờ, Huyền phát hiện ra mình mắc bệnh hiểm nghèo.
" alt=""/>Con ung thư xương, mẹ đơn thân không nhà cửa bất lực cầu cứu