Đây là lần thứ hai cảng quốc tế Cam Ranh của Việt Nam tiếp đón tàu chiến của nước ngoài trong hơn một tháng qua. Trước đó vào ngày 1/10, tàu HMS Richmond thuộc biên chế Hải quân Hoàng gia Anh cũng đã tới Cam Ranh và bắt đầu chuyến thăm 4 ngày với nhiều hoạt động hợp tác song phương tại Việt Nam.
![]() |
Tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ảnh: JMSDF/ Twitter |
![]() |
Các thủy thủ Nhật Bản ra dấu hiệu chào tàu hộ vệ của Việt Nam. Ảnh: JMSDF/ Twitter |
![]() |
Tàu sân bay trực thăng JS Kaga và khu trục hạm JS Murasame cập cảng Cam Ranh. Ảnh: JMSDF/ Twitter |
![]() |
Ảnh: JMSDF/ Twitter |
![]() |
Ảnh: JMSDF/ Twitter |
![]() |
Ảnh: JMSDF/ Twitter |
>>> Đọc tin thế giới trên Vietnamnet
Tuấn Trần
Thủy thủ đoàn của tàu HMS Richmond đã có cuộc diễn tập với chiến hạm thuộc biên chế Hải quân Việt Nam hôm qua (4/10).
" alt=""/>Tàu sân bay Nhật Bản diễn tập cùng chiến hạm Việt NamNSND Quốc Khánh tên đầy đủ là Trần Quốc Khánh, sinh năm 1962, là người gốc Hà Nội. Anh là diễn viên gạo cội và là tên tuổi lớn của sân khấu phía Bắc, đặc biệt là hài kịch.
Nhà nghệ sĩ Quốc Khánh có hai chị em, bố mẹ làm công chức. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, anh thi vào khóa đào tạo diễn viên của Nhà hát Kịch Việt Nam (1978-1982) cùng các diễn viên nổi tiếng như Trung Anh, Quế Hằng, Đỗ Kỷ, Việt Thắng. Đây cũng là khóa diễn viên đầu tiên của Nhà hát.
Năm 1982, Quốc Khánh tốt nghiệp và thực hiện nghĩa vụ quân sự. Sau thời gian ở quân ngũ, anh trở về Nhà hát, hoạt động ở sân khấu và điện ảnh. Năm 1998, Quốc Khánh đóng vai anh chàng công chức Tháo trong phim hài Tết Ghen, gây ấn tượng với khán giả và thường được chiếu mỗi dịp Tết.
Vai Gù trong Áo lụa Hà Đôngđã đưa tên tuổi Quốc Khánh lên “như diều gặp gió”, khi bộ phim xuất sắc đạt giải Bông lúa Vàngvào năm 2006 và Cánh diều vàngnăm 2007 cho hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc.
Hơn 40 năm gắn bó với nghề, khán giả đã quen thuộc với NSND Quốc Khánh qua các tiểu phẩm hài trong Gặp nhau cuối tuầnvà các phim như: Ghen, Trừng phạt, Những người độc thân vui vẻ, Đứa con và người lính, Sóng ở đáy sông, Kẻ giấu mặt... Tuy nhiên, khi vào vai Ngọc Hoàng trong Gặp nhau cuối năm, tên tuổi Quốc Khánh mới thực sự đến gần hơn với công chúng. Với vẻ nghiêm nghị và những câu nói hài hước, châm biếm, Quốc Khánh đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của chương trình.
Đông đảo khán giả cho rằng nghệ sĩ Quốc Khánh được đo ni đóng giày cho vai diễn Ngọc Hoàng. Từng cái nhíu mày, nhấc tay của anh toát lên vẻ thâm trầm, quyền uy. Vai Ngọc Hoàng tuy thoại ít nhưng dễ dàng "nắm thóp" các Táo chỉ bằng vài câu hỏi, nhận xét sâu cay.
Mỗi mùa Táo Quânđi qua, Quốc Khánh ghi dấu trong lòng công chúng từ những câu thoại đắt giá đến hành động, cử chỉ dí dỏm. Nhiều câu nói của Quốc Khánh đã trở thành câu cửa miệng một thời của giới trẻ Việt như: Thích màu hồng ghét sự giả dối, Quyết liệt thì mới được việc, Không làm gì mà vẫn giàu chỉ có đi lừa đảo...
Trong chương trình Chuyển động 24h, nghệ sĩ Vân Dung kể về kỷ niệm "nhớ đời" với Quốc Khánh. Ở một phân đoạn Táo Quân, khi Vân Dung đóng vai Táo Y tế và bị treo trên trần sân khấu, chỉ có Ngọc Hoàng mới cho cô xuống. Tuy nhiên, Quốc Khánh lại quên phân đoạn này và đi ra cuối sân khấu để nhớ thoại, khiến cả ê-kíp phải tỏa ra đi tìm.
Nữ diễn viên hài hước chia sẻ: “Khi bị treo lên đó, tôi bị thắt hết ruột gan. Dây thắt vào bụng, ngực nên đau kinh khủng. Cả rạp lúc đó vỗ tay thật to để động viên tôi, còn anh Quốc Khánh hốt hoảng chạy vào nói: 'Ta cho phép nhà ngươi xuống'”.
Năm 2012, Quốc Khánh được phong tặng danh hiệu NSƯT. Năm 2022, anh nghỉ hưu tại Nhà hát Kịch Việt Nam, chỉ tham gia một số hoạt động nghệ thuật. Năm 2023, anh được phong tặng danh hiệu NSND.
Không hối tiếc với lựa chọn độc thân
Dù đã nghỉ hưu hơn 2 năm, NSND Quốc Khánh vẫn đều đặn tham giaTáo Quân mỗi dịp Tết. Đầu năm 2024, ê-kíp chương trình Gặp nhau cuối nămthay đổi toàn bộ dàn diễn viên cũ, chỉ giữ lại nghệ sĩ Quốc Khánh trong vai Ngọc Hoàng. Có thể nói, anh chính là "linh hồn" của Táo Quânvới lối diễn duyên dáng, khó thay thế.
Khác với vẻ đĩnh đạc trên sân khấu, Quốc Khánh ngoài đời lại có những nét tính cách độc đáo. Anh có thể uống tới 1 lít sữa tươi mỗi ngày, đặc biệt vào ban đêm và yêu thích màu hồng. Quốc Khánh cho biết màu hồng khiến anh cảm thấy ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Anh cũng thích mặc đồ jeans, câu cá đêm và chơi bi-a. Tại Nhà hát Kịch Việt Nam, đồng nghiệp gọi anh là “Khánh quậy” nhờ tính cách hài hước, tinh nghịch.
Về đời tư, Quốc Khánh nổi tiếng với phong cách sống giản dị, ăn mặc bình dân và hiếm khi mua đồ hiệu. Kể từ khi mẹ qua đời năm 2017, anh sống trong ngôi nhà của bà, diện tích khoảng 10m2. Căn phòng hẹp đến nỗi các món đồ nội thất như giường, tủ cũng được thiết kế mỏng để phù hợp với không gian.
“Chiếc tủ đựng quần áo của tôi thậm chí không đủ sâu để treo dọc quần áo, mà phải treo theo kiểu úp sấp vào nhau", nghệ sĩ chia sẻ.
![]() | ![]() |
Tuy vậy, nam diễn viên hài lòng với cuộc sống hiện tại. Ở tuổi 62, Quốc Khánh vẫn sống độc thân. Anh bày tỏ: "Tôi lựa chọn cuộc sống tự do nên không lấy vợ. Vì lấy vợ ngoài tình yêu thương, còn có cả những ràng buộc trách nhiệm. Mỗi người một suy nghĩ, tôi không phải chạy theo ai cả, mình cảm thấy cuộc sống vui vẻ, thoải mái là được”. Anh cũng cho biết không muốn làm khổ người phụ nữ phải gắn bó cuộc đời với nghệ sĩ.
Dù có lúc cô đơn, NSND Quốc Khánh vẫn hài lòng với lựa chọn của mình. Với anh, diễn kịch "rất sướng" vì liền mạch cảm xúc và mang lại những phút giây thăng hoa. Hơn 40 năm cống hiến cho nghệ thuật, nam nghệ sĩ hạnh phúc khi được hết mình trên sân khấu và tận hưởng phút giây vui vẻ bên đồng nghiệp, bạn bè.
Các câu thoại kinh điển của Quốc Khánh trong "Táo Quân - Gặp nhau cuối năm":
Ảnh: Tư liệu - Video: VTV
PGS.TS Đinh Ngọc Vượng, Phó Tổng thư ký chuyên trách Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, cho hay trong kho tàng thư tịch của Việt Nam thời Trung - Cận đại có nhiều bộ sách quý có tính bách khoa thư còn lưu truyền đến ngày nay. Trong đó hai bộ “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn (cuối thế kỷ 18) và “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (đầu thế kỷ 19) được xem là những bộ sách có tính bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam.
![]() |
PGS.TS Đinh Ngọc Vượng (Ảnh: Tuệ Khánh) |
Cách đây 17 năm, Việt Nam đã hoàn thành việc biên soạn và xuất bản Từ điển bách khoa Việt Nam, với sự tham gia của 1.200 nhà khoa học.
Tuy nhiên, theo PGS Vượng, từ điển chỉ là gốc ban đầu của bách khoa toàn thư. “Từ điển” chỉ có các từ và giải nghĩa các từ, đưa thông tin tối thiểu cho người đọc về từ đó. Vì thế khi đưa ra một định nghĩa, từ điển sẽ bỏ qua ý nghĩa hoặc tầm quan trọng cùng mối quan hệ của từ với một lĩnh vực kiến thức rộng hơn.
“Bách khoa toàn thư khắc phục hạn chế đó của từ điển, bằng cách cung cấp thông tin phong phú về nội hàm, ý nghĩa của khái niệm hay còn gọi là đơn vị tri thức. Khác với “từ điển”, “bách khoa toàn thư” đi tìm sự tranh luận cho từng chủ đề ở một cấp độ sâu, đồng thời truyền tải kiến thức đã tích lũy được về chủ đề ấy” - ông Vượng lý giải.
Hiện nay có khoảng 1.000 nhà khoa học tham gia biên soạn các Quyển chuyên ngành của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam. Sắp tới sẽ có thêm 5.000-6.000 nhà khoa học thuộc trên 70 ngành khoa học các khối Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Khoa học xã hội và Nhân văn, Văn hóa Nghệ thuật, An ninh Quốc phòng sẽ tham gia công việc này.
Lo lắng việc mục từ trùng
Tại tọa đàm vấn đề xử lý mục từ trùng trong bách khoa toàn thư được nhiều chuyên gia xem là nan giải.
PGS.TS Bùi Anh Thủy, Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Văn Lang, thành viên chính Ban biên soạn chuyên ngành Luật học của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam, cho hay một trong những vướng mắc, bất cập của quá trình biên soạn chính là “mục từ trùng”.
![]() |
PGS. TS Bùi Anh Thủy (Ảnh: Tuệ Khánh) |
Theo PGS Thủy, mục từ trùng có nhiều dạng như: Trùng về tên mục từ, tức việc một mục từ có trong ngành này nhưng lại cũng có trong bảng mục từ của ngành khác, mặc dù các ngành đều xác định đúng; Trùng về nội hàm nhưng tên của mục từ khác nhau; Tên mục từ không hoàn toàn giống nhau nhưng thực chất chỉ là một…
Thống kê của PGS.TS Bùi Anh Thủy cho thấy: Quyển 28 - Chính trị, Ngoại giao, Tổ chức có 296 mục từ trùng; Quyển 29 - Quốc phòng, có 181 mục từ trùng; Quyển 30 - Luật học có 235 mục từ trùng; Quyển 32 - Thông tin, Báo chí, Xuất bản, Bảo tàng có 225 mục từ trùng…
PGS Thủy đề xuất nếu trùng do sơ suất kỹ thuật của bảng mục từ trong cùng một quyển chuyên ngành (trùng hoàn toàn) thì bỏ một hoặc những mục từ trùng.
Nếu trùng đương nhiên (không tránh khỏi) trong cùng một quyển mà nội hàm có khác nhau theo phân ngành, thì chỉ giữ một mục từ. Trong nội dung của mục từ này sẽ có các mục nhỏ hơn.
Khi có mục từ trùng trong một số quyển, các Ban chuyên ngành cùng thảo luận và đưa ra giải pháp để Ban nào viết sẽ phù hợp hơn.
Ngoài ra, có những mục từ trùng nhưng nội hàm lại là nội dung chuyên môn của các Ban chuyên ngành khác nhau. Trường hợp này, giải pháp khả dĩ là các Ban cùng viết theo chuyên môn của mình, sau đó sẽ có Hội đồng hoặc Ban giải quyết mục từ trùng tổng hợp lại thành một mục từ hàm chứa nội dung của các quyển chuyên ngành.
Từ năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1262 phê duyệt Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam gồm 39 quyển, mỗi quyển sẽ có dung lượng 1.500 trang, bao gồm đầy đủ các ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và kỹ thuật, khoa học quốc phòng, ngoại giao, an ninh… Tháng 2/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 238 thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam gồm 16 thành viên, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giữ chức Chủ tịch Hội đồng. |
Lê Huyền
Ban soạn thảo Đề án xây dựng Bách khoa toàn thư Việt Nam cho biết, sau khi hoàn thành, ngoài bản in giấy, nội dung bộ Bách khoa toàn thư này cũng sẽ được công khai trên mạng Internet.
" alt=""/>Gấp rút biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam