Google sẽ tính phí các nhà sản xuất smartphone sử dụng ứng dụng của mình
Smartphone cao cấp màn hình lớn nào phục vụ giải trí tốt nhất?
Smartphone tầm trung mới: Chọn Galaxy A7 2018, Redmi Note 6 Pro hay Vivo V11i?
Thiết kế
Lenovo PHAB 2 Pro xuất hiện gần như cùng lúc với sự khởi đầu của trào lưu thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR nổi lên trên thiết bị di động. Và chiếc phablet 6,4 inch ngoại cỡ mang đậm chất thể nghiệm này đã khoác lên lớp áo ngoài với lớp vỏ kim loại nguyên khối chắc chắn và mát lạnh. Các cạnh máy được tô điểm bởi những đường cắt kim cương sắc bén kết hợp các góc bo cong nhẹ. Các chi tiết điểm nhấn của máy hầu hết tập trung ở mặt lưng. Dải 3 camera kèm flash LED cùng với cảm biến vân tay lần lượt nằm thẳng hàng trên trục giữa lưng máy. Cụm camera kép kèm đèn LED được gom vào một mảng kính đen tròn trải dài phía trên. Ống kính camera thứ 3 tập trung hỗ trợ các tác vụ VR, AR được làm to và nổi bật ngay bên dưới, và cuối cùng là cảm biến vân tay dạng tròn.
![]() |
Lenovo PHAB 2 Pro |
Huawei P20 Pro được tạo hình khung kim loại kết hợp mặt lưng kính với hiệu ứng chuyển màu đẹp mắt. Máy cũng hưởng ứng xu hướng màn hình tai thỏ giúp thân máy trở nên gọn gàng dù màn hình lớn 6,1 inch. Phần khuyết phía trên (tai thỏ) khá gọn gàng để chứa camera TrueDepth hỗ trợ nhận diện khuôn mặt 3D. Phần viền bên dưới màn hình còn khá dày nên nhà sản xuất đã bố trí nút Home kết hợp cảm biến vây tay cho thao tác tiện lợi. Cụm camera 3 ống kính nổi bật ở lưng máy cũng được chia thành hai phần: một cụm camera kép gồm 8MP & 40MP (đều là cảm biến màu) và một camera 20MP (cảm biến đơn sắc) nằm tách biệt. Thiết kế của P20 Pro có lợi thế về độ bền bỉ với khả năng chống bụi nước đạt chuẩn IP67, có thể an toàn đi dưới trời mưa...
Hướng đến phân khúc tầm trung, Samsung Galaxy A7 2018 khoác lên mình vẻ ngoài mảnh mai 7,5mm và tươi mới với màn hình tỉ lệ dài 18,5:9 theo xu hướng tràn cạnh với viền mảnh mai, cân đối kết hợp chất liệu khung viền kim loại và mặt lưng kính. Cảm biến vân tay của máy ở mặt lưng thể hiện sự phá cách và giúp cho mặt lưng máy trông liền mạch hơn. Cụm camera 3 ống kính phía sau của Galaxy A7 2018 cũng được tập hợp thống nhất trong một mảng kính đen hình chữ nhật duy nhất.
Máy ảnh
![]() |
Samsung Galaxy A7 2018 |
Là một trong những smartphone tiên phong tham gia dự án Tango của Google, Lenovo PHAB 2 Pro kiên định với mục tiêu tích hợp công nghệ AR và VR lên thiết bị di động. Máy được cài sẵn cổng ứng dụng Tango - nơi tập trung các phần mềm hỗ trợ công nghệ thực tế ảo trên nền tảng Android. Điểm cốt lõi của Tango trên thiết bị cầm tay nằm ở khả năng mô phỏng không gian 3D như đời thực nhằm nâng cao trải nghiệm chơi game di động, cũng như mở rộng sang các lĩnh vực y học, địa lý... Điển hình như ứng dụng Lenovo AR Camera trên chiếc PHAB 2 Pro cho phép người dùng tương tác với các nhân vật ảo - sẽ xuất hiện trên màn hình điện thoại với phối cảnh 3D trong đời thực - và thậm chí có thể chụp ảnh (Full HD) hoặc quay video (HD) lại để chia sẻ với bạn bè. Ngoài ra, camera chính phía sau của PHAB 2 Pro đạt độ phân giải 16MP, trong điều kiện đủ sáng, cho chất lượng ảnh đạt độ chi tiết tốt, tái hiện màu sắc trung tính cùng dải dynamic range rộng giúp lưu giữ được nhiều chi tiết ở vùng sáng lẫn tối của ảnh. Máy cũng hỗ trợ camera trước 8MP (f/2.2) cho nhu cầu tự chụp và thoại có hình.
Đặt mục tiêu tối ưu chất lượng ảnh, hệ thống 3 camera sau: 40MP (f/1.8), 20MP (cảm biến đen trắng, f/1.6, để tính toán độ sâu trường ảnh) và 8MP (f/2.4, ống kính télé hỗ trợ zoom 3x) kèm chống rung OIS kết hợp AI trên Huawei P20 Pro đã có sự bổ trợ cho nhau để đạt được kết quả ấn tượng. Đó là tính năng zoom 5x với chất lượng hình ảnh gần như được bảo toàn. Ngoài ra còn có chế độ chụp đêm Night Mode hỗ trợ phơi sáng 5 giây cầm tay (không cần tripod) mà không bị rung lắc vốn có thể làm mờ ảnh. Thêm vào đó là sự hiện diện của trí tuệ nhân tạo AI bổ sung cho P20 Pro khả năng nhận diện khung cảnh/vật thể và tối ưu các thông số để cho ra bức ảnh chụp đẹp nhất. Bên cạnh đó, bộ ba camera trên P20 Pro còn phát huy tốt vai trò chụp ảnh xóa phông với khả năng ghi hình ấn tượng làm nổi bật chủ thể kể cả trong điều kiện thiếu sáng vào ban đêm. Camera trước 24MP (f/2.0) của máy hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu tự chụp.
![]() |
Huawei P20 Pro |
Không viễn tưởng như PHAB 2 Pro với AR/VR hay chỉn chu về chất ảnh như P20 Pro, Samsung Galaxy A7 2018 lựa chọn cách tiếp cận trẻ trung khi cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn chụp ảnh với bộ ba camera sau của máy. Với Galaxy A7 2018, người dùng sẽ có được một camera chính độ phân giải 24MP (f/1.7) đi kèm camera 5MP (f/2.2) đo thông tin độ sâu ảnh cùng một camera 8MP (f/2.4) hỗ trợ chụp góc rộng 120 độ. Sự kết hợp bộ ba camera trên là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu sử dụng của giới trẻ vừa đạt được mục tiêu xóa mờ hậu cảnh với tính năng Live Focus để nổi bật chân dung, vừa đáp ứng nhu cầu ghi hình nhiều chi tiết mà không cần dùng đến tính năng Panorama như thông thường. Ngoài ra, Galaxy A7 2018 còn sử dụng công nghệ Super Pixel kết hợp 4 điểm ảnh thành 1 để tăng cường chất lượng ảnh với ánh sáng tối ưu. Máy còn sở hữu camera selfie 24MP ở mặt trước.
Kết luận
Lenovo PHAB 2 Pro mang đến cho người dùng những trải nghiệm mới mẻ với công nghệ AR/VR hứa hẹn sẽ bùng nổ trên thiết bị di động trong tương lai không xa. Trong khi đó hệ thống camera chính của Huawei P20 Pro được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng ghi hình đã chứng minh được sự kết hợp của bộ ba máy ảnh trên máy là hoàn toàn chuẩn xác. Bộ ba camera sau của Samsung Galaxy A7 2018 cung cấp đến người dùng khả năng chụp ảnh linh hoạt, thoải mái sáng tạo các bức ảnh từ chân dung đến tập thể.
Thảo Trần
Phân khúc smartphone dưới 5 triệu đồng chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt từ những cái tên quen thuộc với những tính năng mới vốn chỉ có ở phân khúc cao hơn như màn hình tràn viền, camera kép hay viên pin lớn.
" alt=""/>Điện thoại 3 camera sau nào giải trí tốt, chụp ảnh đẹp?Mọi người vẫn cho rằng smartphone chính là dòng sản phẩm sẽ giết chết máy ảnh DSLR, nhưng trong tình hình hiện tại thì có lẽ máy ảnh không gương lật mới là 'thủ phạm' thực sự.
Tìm hiểu lịch sử
Trước khi thiết kế SLR (Single-lens Reflex) thống lĩnh thị trường máy ảnh, đa phần mọi người vẫn sử dụng các máy range-finder (như những chiếc Leica M). Dòng máy này có một nhược điểm cố hữu là ống ngắm bị đặt lệch so với ống kính được sử dụng để chụp hình, nên những gì người dùng thấy chưa chắc đã là bức ảnh cuối cùng. Thiết kế SLR (và sau này là máy số DSLR) có một miếng kính được đặt lệch 45 độ, phản chiếu ánh sáng lên mắt người chụp và từ đó cho ảnh xem trước giống hệt so với hình chụp.
Ngoài ưu điểm nói trên, máy ảnh SLR cũng có khả năng phản chiếu một phần ánh sáng tới cảm biến lấy nét riêng, từ đó có chất lượng bắt nét tốt hơn nhiều so với các loại máy ảnh trước đây. Những cảm biến này có thể thấy được sự khác biệt giữa ánh sáng của 2 điểm trên ống kính, từ đo so sánh pha và điều chỉnh điểm đặt nét của ống kính cho phù hợp.
Máy ảnh ngày càng phát triển, người dùng không những chỉ dùng chúng để chụp ảnh mà còn muốn quay phim nữa. Và từ đó công nghệ 'Liveview' được phát minh, khi mà cảm biến hoạt động liên tục và chuyển hình ảnh xem trước tới màn hình chứ không phải ống ngắm quang học nữa. Đây chính là lúc dòng máy DSLR lộ ra những nhược điểm trong thiết kế của chúng.
Do phải đẩy gương lật ra để chuyển tín hiệu vào cảm biến hình ảnh, máy DSLR mất đi khả năng lấy nét theo pha bằng cảm biến riêng, mà phải dựa vào hệ thống lấy nét tương phản cũ. Kết quả là chất lượng lấy nét khi quay video, hoặc chụp ảnh bằng 'Liveview' của những chiếc DSLR đời đầu rất tệ. Lấy nét tương phản có độ chính xác cao, nhưng máy sẽ phải 'quét' cảnh vật nhiều lần trước khi quyết định được việc đặt nét ở đâu, nên có tốc độ chậm hơn nhiều.
Nắm bắt được nhược điểm này, hãng máy ảnh Nhật Bản Canon đã tìm cách để đưa công nghệ lấy nét theo pha để đặt vào cảm biến hình ảnh. Trên cảm biến hình ảnh, hãng đặt các điểm ảnh đôi (Dual Pixel), với mỗi nửa có thể thu nhận ánh sáng từ một phía ống kính và thực hiện lấy nét theo pha với tốc độ cao, giống hệt với nguyên lý của cảm biến lấy nét đặt riêng. Công nghệ làm cho các máy DSLR quay phim tốt hơn nhiều, nhưng cũng gián tiếp tạo tiền đề cho các máy không gương lật sau này.
Sony là hãng đầu tiên 'dám' cạnh tranh trực tiếp với các máy DSLR bằng việc ra mắt chiếc Sony Alpha 7, có cảm biến Full-frame và áp dụng công nghệ lấy nét trên cảm biến ảnh đã nói ở trên. Các hãng khác cũng đã theo chân, và giờ đây tất cả các hãng máy ảnh lớn, trong đó có cả Canon và Nikon cũng đã tham gia sản xuất máy ảnh không gương lật. Liệu đây có phải là 'điềm báo' cho cái chết của dòng máy DSLR?
Tại sao thành phần gương lật không còn cần thiết nữa?
Gương lật trong máy DSLR là một thành phần rất chiếm diện tích làm cho máy trở nên to, nặng, cùng với đó là tăng giá thành sản xuất. Đây cũng là một thành phần không cần thiết cho quá trình quay video như chúng ta đã tìm hiểu ở trên. Một nhược điểm nữa của SLR nói chung và máy số DSLR nói riêng đó là do có 2 cảm biến hình ảnh và lấy nét khác nhau, sau một thời gian sử dụng 2 thành phần này sẽ có sai số dẫn tới chất lượng lấy nét suy giảm. Máy ảnh không gương lật chỉ có 1 cảm biến duy nhất, ít thành phần di chuyển hơn nên không cần phải hiệu chỉnh trong quá trình sử dụng.
Hơn nữa, thành phần kính lật cũng ảnh hưởng nhiều đến việc các hãng thiết kế ống kính máy ảnh, nhất là các ống kính góc rộng hoặc có khẩu độ lớn. Như Canon, trong ngày công bố chiếc máy ảnh EOS R hãng cũng đã thể hiện được ưu điểm về các thiết kế ống kính của dòng máy không gương lật bằng việc ra mắt bộ đôi ống kính 28-70mm f/2 và 50mm f1.2. Các ống kính mới của Nikon dành cho máy Z6 và Z7 cũng có chất lượng cao hơn so với các sản phẩm tương đương dành cho máy DSLR cũ.
Một ưu điểm của các dòng máy không gương lật đó là chúng thường có bộ xử lí hình ảnh mạnh mẽ hơn, nên có thể tận dụng được những thông tin mà cảm biến nhận được, trong đó đặc biệt là khả năng lấy nét vào mặt hoặc mắt chủ thể, một điểm mà hệ thống lấy nét truyền thống của DSLR không làm được.
Nói đi cũng phải nói lại, hiện nay DSLR vẫn có ống ngắm tốt hơn máy ảnh không gương lật, vì hoạt động quang học chứ không phải là một màn hình. DSLR vẫn có chất lượng lấy nét nhanh hơn so với các dòng không gương lật (tuy vậy sự cách biệt đã không quá xa) khi chụp ảnh. Ngược lại, máy ảnh không gương lật nhỏ gọn, dễ dàng sản xuất và sẽ có nhiều cơ hội để nâng cấp hơn trong tương lai.
Không rõ bao giờ máy không gương lật sẽ chiếm lĩnh thị trường như dòng DSLR đã làm trong thời gian qua. Sony hiện nay vẫn chưa có hệ thống ống kính đầy đủ (thiếu ống kính Fish-eye và Telephoto dài). Nikon và Canon thậm chí còn có ít ống kính và máy ảnh hơn vì mới chỉ tham gia 'cuộc chiến không gương lật' trong năm nay. Song, giống với các máy ảnh chụp film thì máy ảnh DSLR sẽ không chết hoàn toàn, nhưng sẽ không còn được những đa số nhiếp ảnh gia và nhà báo sử dụng rộng rãi như hiện tại nữa.
Về tác giả: Frédo Durand là giáo sư về Điện tử và Máy tính tại Trường đại học MIT. Ông hiện đang nghiên cứu về nhiếp ảnh điện tử (computational photography) và tạo ảnh nhân tạo (synthetic image generation) để tạo ra các chiếc máy ảnh và smartphone có chất lượng hình ảnh cao hơn. Bài viết là ý kiến cá nhân của ông được đăng tải tại Petapixel.
Theo GenK
" alt=""/>Thần chết liệu có sắp gọi tên dòng máy ảnh DSLR?1. Lamborghini Veneno Roadster
Giá bán: 5,6 triệu USD
Lần đầu được tung ra thị trường trung tuần tháng 10/2013, Lamborghini VenenoRoadster có thiết kế giống một chiếc máy bay chiến đấu, với khả năng tăng tốc từ0 lên 100 km/h trong vòng 2,9 giây và tốc độ tối đa 352 km/h.
Siêu xe này đượctrang bị siêu động cơ V12, dung tích 6,5 lít, công suất cực đại 750 mã lực.