Trước đó, vào ngày 13/9 khi mùa giải 2016 - 2017 của Champions League khởi tranh những người yêu mến bóng đá quốc tế đã không được xem trực tiếp trên truyền hình các trận đấu thuộc giải đấu này khi bị đối tác ngắt tín hiệu vì vi phạm bản quyền.
![]() |
Các trận đấu đỉnh cao của Champions League sẽ được trực tiếp tại Việt Nam |
Tuy nhiên, cho tới tối 23/9 sau một thời gian đàm phán với nhà cung cấp bản quyền Champions League tại Việt Nam là KJ Investment Group Inc (Hàn Quốc), phía VTVcab đã trở thành đơn vị truyền hình duy nhất tại dải đất hình chữ S có bản quyền giải đấu danh giá này.
Không những thế, tin vui còn lớn hơn rất nhiều đối với các fan của Champions League khi bản quyền được VTVCab ký kết có thời hạn tới 2 mùa giải 2016-2017 và 2017-2018. Những trận đấu đỉnh cao của giải đấu này sẽ được phát trên kênh Thể thao TV, Bóng đá TV
" alt=""/>VTVcab đưa Champions League về lại Việt Nam
Foxconn, hãng cung ứng và lắp ráp iPhone chính cho Apple, đang lên kế hoạch đẩy nhanh năng lực sản xuất trở lại. Công ty này muốn sớm khôi phục 50% công suất sản xuất, trước khi tăng lên 80% vào cuối tháng 2/2020 tại Trung Quốc đại lục.
Để thu hút công nhân quay trở lại nhà máy sau khi tạm đóng cửa do bùng phát dịch bệnh, Foxconn đưa ra quyết định dành khoản thưởng cho công nhân nhằm khuyến khích họ. Điều này giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất, đảm bảo tiến độ cung ứng sản phẩm kịp thời hạn đã đề ra.
Việc tái hoạt động nhà máy sản xuất ở Trịnh Châu là rất quan trọng với Foxconn, vì đây là dây chuyền sản xuất iPhone chính cho đối tác Apple.
Nhà máy tại đây cũng có thể là nơi đang lắp ráp iPhone 9 (iPhone SE 2) giá rẻ được mong đợi ra mắt trong tháng 3 tới. Điều này giải thích cho việc Foxconn đang rất gấp gáp tăng tốc cho việc hoạt động trở lại của các nhà máy.
Mặc dù hiện tại Foxconn đã có các dây chuyền sản xuất ngoài Trung Quốc đại lục như Đài Loan và Ấn Độ, nhưng các nhà máy này chỉ đạt công suất hạn chế.
Hải Nguyên (theo Gizmochina)
Công ty lắp ráp iPhone chính của Apple, Foxconn, đang lên kế hoạch sớm mở lại hoạt động sản xuất tại Trung Quốc sau khi bị gián đoạn vì dịch virus Covid-19.
" alt=""/>Foxconn dành ưu đãi đặc biệt cho các nhân viên quay lại làm việcTheo Cục Quản lý Dược, trong năm 2014 đã có 61 sản phẩm thuốc nhập khẩu bị đình chỉ lưu hành và thu hồi do phát hiện có vi phạm chất lượng. 7 công ty có thuốc vi phạm chất lượng bị xử lý bằng hình thức phạt bổ sung là tạm thu hồi Giấy phép hành nghề, tạm dừng cấp giấy phép lưu hành thuốc mới hoặc giấy phép nhập khẩu thuốc, do có nhiều sản phẩm vi phạm chất lượng.
Được biết, Cục Quản lý Dược sẽ tiếp tục tăng cường tiền kiểm, hậu kiểm, đối với công ty đã từng có thuốc bị phát hiện vi phạm chất lượng sẽ bị buộc kiểm tra 100% lô hàng trước khi lưu hành, đảm bảo về chất lượng thuốc trước khi được đưa ra thị trường.
Trong một lần trả lời báo giới, Cục trưởng Trương Quốc Cường cũng cho biết, theo quy định trong Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, doanh nghiệp sẽ phải đền bù cho người mua thuốc nếu người dân mua phải sản phẩm kém chất lượng. Theo ông Cường, Luật đã quy định rõ điều này nhưng đối với sản phẩm thuốc thì chưa có nhiều người đứng ra khiếu nại khi lỡ mua phải sản phẩm bị phát hiện vi phạm chất lượng. Tuy nhiên, quy định này là điểm mới đáng chú ý nhằm đảm bảo lợi ích của người sử dụng thuốc, trong trường hợp mua phải hàng kém chất lượng bị đình chỉ lưu hành hoặc thu hồi sản phẩm.
Thùy Vân
" alt=""/>Cục Quản lý dược quyết liệt với chất lượng thuốc