Không thể nào chịu đựng nổi mỗi khi chứng kiến cảnh cô con gái sốt hầm hập nằm li bì trên giường bệnh, anh xoay sở đủ cách để có tiền, kể cả muối mặt vay mượn nhiều nơi. Căn bệnh ung thư máu mà con mắc phải đủ hiểm ác để khiến gia đình nhỏ phải lao đao, chật vật.
![]() |
Bạn đọc Báo VietNamNet ủng hộ bé Ngô Thùy Lam 30.150.000đ |
Theo đó, bé Thuỳ Lam không thể chữa khỏi bệnh trong một sớm một chiều mà cần thời gian lâu dài. Trong lúc khó khăn, bạn đọc Báo VietNamNet đã đưa tay giúp đỡ. Khi bài báo Cha ơi cứu con, con đau lắm! đăng tải, rất nhiều mạnh thường quân ngỏ ý quan tâm, chia sẻ.
Qua báo, bạn đọc gửi ủng hộ Lam số tiền 30.150.000 đồng, được chúng tôi chuyển tận tay gia đình, hy vọng sẽ giúp cho bé Lam có thêm nghị lực để chống chọi với bệnh tật.
Đức Toàn
Nghe tiếng kêu của con, lòng anh đau như cắt. Nhưng chính anh cũng đang bế tắc không biết kiếm đâu ra tiền để cứu lấy con mình.
" alt=""/>Tiếng kêu cứu của con đã chạm đến trái timTin sét đánh
Sáng 26 Tết 2018, hai vợ chồng dậy thật sớm, bắt chuyến xe đò về Đồng Tháp ăn Tết với con. Những tưởng sẽ có được cái Tết đầm ấm sau một năm xa cách, không ngờ vừa bước chân vào nhà, bà nội hớt hải chạy ra thông báo cậu con trai lớn sốt cao từ hôm qua tới giờ không dứt.
![]() |
Mắc căn bệnh hiểm nghèo, mỗi tháng gia đình trả 8-10 triệu đồng tiền thuốc |
Trên giường, bé Trần Văn Vũ Luân nằm ngủ mê man, sờ lên trán thấy nóng như hòn than, anh chị vội vàng đưa con đến Bệnh viện tỉnh. Nằm theo dõi 4 ngày thì chiều 30 Tết bác sĩ cho về nhà.
Tình trạng sốt của bé không giảm mà còn có chiều hướng tăng, cậu bé chẳng ăn chẳng uống người cứ mềm nhũn. Sáng mồng 2, bé được đưa cấp cứu ở viện tỉnh sau đó phải chuyển lên tuyến trên vì tình trạng thiếu máu nặng.
Ngày mồng 8 Tết, bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 gọi gia đình vào thông báo bé Vũ Luân mắc bệnh ung thư máu. Khi bác sĩ dứt lời, chị Diễm choáng váng, ôm mặt khóc nức nở. Cầm tờ giấy chuyển qua Bệnh viện Ung bướu, chị cứ ôm chặt con vào lòng mà khóc.
“Hai vợ chồng tôi còn đi làm, một tháng cũng không thể có nổi 10 triệu đồng lo cho con. Mấy toa thuốc này đều phải vay mượn. Lo được ngần ấy là đã đuối lắm rồi, mình nghèo ai cho vay lắm. Mỗi toa thuốc sau khi trừ bảo hiểm y tế gia đình vẫn phải đóng 8-10 triệu đồng", chị Diễm nói.
Cha biết làm gì cứu con
Chứng kiến cha mẹ vất vả vì mình, cậu bé Luân nói với mẹ hay về chùa xin thuốc uống. Dù lúc mệt được mẹ mua cho suất cơm ngon, Luân vẫn cứng cỏi nói mình có thể ăn cơm từ thiện. Không muốn con phải buồn lòng, anh chị lại động viên con tiếp tục chữa bệnh.
Bản thân anh Bùi Em và chị Diễm cũng ráng động viên nhau cố gắng làm lụng chăm con, thế nhưng vấn đề lớn nhất là làm gì có tiền thì họ vẫn đang bế tắc.
![]() |
Cả hai cha mẹ đều làm thuê không đủ tiền cho con chữa bệnh. |
Từ lúc con chưa mắc bệnh, cuộc sống của họ vốn đã khó khăn. Hai vợ chồng mới từ Đồng Tháp lên Sài Gòn làm phụ hồ, tiền công có tới đâu cũng chỉ đủ chi tiêu chứ không dư giả.
Hiện tại, phí chữa bệnh thuốc men cho con trai khoảng 8-10 triệu đồng mỗi tháng. Số tiền này không hề nhỏ với gia đình anh Em, chị Diễm. Nếu không có tiền chữa bệnh, tính mạng Luân sẽ gặp hiểm nguy.
“Vợ chồng em bàn đi, tính lại cố gắng hết sức để lo cho cháu. Khổ nỗi chi phí chữa bệnh nhiều quá, dù gia đình chỉ đóng 20% đã không đủ khả năng. Ở quê có ai lạ hoàn cảnh nhà tôi đâu, thương thì họ cho một vài trăm chứ họ nói mình vay lấy đâu tiền mà trả”, chị Diễm sụt sùi.
Đức Toàn
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Đinh Thị Thu Diễm, 311/13 ấp Hạ, xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. SĐT 0967 404 018 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.116 (bé Trần Văn Vũ Luân) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Truyền nhiều thuốc đến nỗi ven tay, ven chân đều nát, tím bầm lại, sức khỏe của bé Tân vẫn đang trong tình trạng nguy kịch. Thương con, người mẹ nghèo đau khổ những cũng chẳng biết làm thế nào
" alt=""/>Cha mẹ xách vữa đẫm mồ hôi không kiếm nổi 10 triệu đồng cho con chữa bệnhVới mong muốn góp phần nhỏ vào việc phòng chống dịch Covid-19, những ngày qua, các cô giáo Trường Mầm non Thanh Bình đã lên ý tưởng, tìm tòi cách làm những chiếc mũ chống giọt bắn để tặng cho các y bác sĩ, những người trực tiếp làm công tác chống dịch.
![]() |
Từ những nguyên vật liệu đơn giản như tấm nhựa mica, xốp, dập ghim, nhám dính, qua bàn tay khéo léo của mình, các cô giáo mầm non đã làm nên hàng nghìn chiếc mũ tiện lợi, dễ sử dụng, không bị mờ do đọng hơi và hiệu quả ngăn giọt bắn cao.
Qua vài ngày phát động, cùng sự với sự nỗ lực và đồng lòng, các giáo viên của trường đã làm ra 6.000 sản phẩm mũ chắn giọt bắn.
![]() |
Cô Vũ Thị Chi, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Bình cho biết, nhận thấy đây là việc làm rất ý nghĩa, phù hợp với chuyên môn của các giáo viên nên đã phát động phong trào tới hơn 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
“Việc làm những chiếc mũ như này lại là sở trường của các cô giáo mầm non khi các cô quen việc làm công cụ dạy học. Ví dụ như mũ các con vật, mũ ký hiệu các tổ từ xốp màu và nhám dính.
Chính vì vậy, chúng tôi cũng muốn góp một phần nhỏ bé cùng cả nước chung tay chống dịch. Mọi người đều mong dịch sớm kết thúc để các cô lại được đón các bé trở lại trường”, cô Chi nói.
![]() |
Cô giáo Phan Thị Thanh Hương cho biết, công việc không quá phức tạp đối với các giáo viên mầm non bởi các cô vốn đã quen với việc tương tự là làm đồ chơi cho các trẻ bằng các vật liệu này.
Theo cô Hương, mỗi người một việc theo từng công đoạn sẽ rất nhanh. “Ban đầu mọi người chỉ định làm 1.000 chiếc vì kinh phí có hạn. Nhưng khi tặng mũ thấy sự đón nhận phấn khởi của các y bác sĩ và phản hồi dễ sử dụng, không đọng hơi, rất thuận lợi cho việc khám và điều trị, nên nhà trường quyết định làm thêm nhiều hơn để tặng mọi người”.
![]() |
Nói về kinh phí để làm, cô Chi cho hay: “Chúng tôi phát động giáo viên ủng hộ tùy tâm mọi người, có người bằng tiền, có người góp ngày công. Khi tôi chia sẻ câu chuyện trên mạng xã hội, cũng nhiều bạn bè, người quen và một số doanh nghiệp muốn góp giúp các cô kinh phí để làm. Ban đầu chúng tôi cũng chỉ định làm tặng trung tâm y tế và các chốt kiểm dịch của TP Hải Dương với khoảng 1.000 chiếc thôi, nhưng khi chia sẻ thấy có một số người bạn làm ở các bệnh viện ngỏ ý xin mũ. Cùng lúc đó, một số bạn bè và doanh nghiệp ủng hộ có thêm tiền nên chúng tôi quyết định làm tiếp tặng Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Lao phổi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Công an thành phố và 2 doanh nghiệp tài trợ số tiền lớn để họ phát cho công nhân”.
Huy động người thân cùng chung tay đẩy lùi Covid-19
Không chỉ làm mũ ở trường, nhiều giáo viên còn mang về nhà và huy động cả chồng, con và người thân cùng làm.
![]() |
Cô giáo Nguyễn Thị Hòa, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn nhà trường làm mũ cùng các con của mình. |
“Các cô cũng mang về nhà làm. Nhà nào có điều kiện rảnh rỗi thì mang về còn không cũng không sao. Chúng tôi làm vì tinh thần tự nguyện. Có cô làm được hàng nghìn cái, có cô vài trăm, có cô vài chục, nhưng tất cả mọi người đều hăng hái và nhiệt huyết. Điều chúng tôi hạnh phúc nhất là khi thấy các bác sĩ dùng chính sản phẩm do chính tay mình làm ra trong công tác phòng dịch”, cô Chi nói.
![]() |
Cô giáo Vũ Thị Chi, Hiệu trưởng nhà trường huy động cả chồng và 2 con trai cùng chung tay với các giáo viên. |
Bản thân cô hiệu trưởng cũng mang về nhà và huy động sự giúp đỡ của chồng và con. “Việc làm ý nghĩa nên các ông chồng cũng ủng hộ lắm. Thời gian nghỉ dịch có việc cho bọn trẻ làm đỡ chuyện sử dụng điện thoại và máy tính cũng rất tốt”, cô Chi nói.
Cô giáo Phan Thị Thanh Hương chia sẻ: “Mọi người trong gia đình tôi cũng rất ủng hộ khi thấy tôi làm mũ tại nhà”.
![]() |
Hàng nghìn chiếc mũ chống giọt bắn là thành quả sau những nỗ lực của các giáo viên mầm non. |
Đến ngày 9/4, các cô giáo Trường Mầm non Thanh Bình đã làm được khoảng 6.000 mũ chống giọt bắn để tặng các cơ quan, đơn vị và cả các khu dân cư và chợ của 2 phường Thạch Khôi và Thanh Bình.
![]() |
Ban giám hiệu Trường Mầm non tặng mũ cho cơ sở y tế. |
Không chỉ vậy, các cô giáo Trường Mầm non Thanh Bình còn đăng ký tình nguyện tham gia vào công tác trực các chốt kiểm dịch theo phân công của Ban chỉ đạo phòng chống dịch của thành phố.
![]() |
Niềm hanh phúc và động viên của các cô giáo khi những sản phẩm của mình được sử dụng trong công tác phòng dịch Covid-19. |
“Trước đại dịch của cả thế giới mỗi người chung tay một tí Việt Nam chúng ta sẽ nhanh chóng hết dịch thôi. Các giáo viên chúng tôi thấy hạnh phúc khi được góp chút sức nhỏ chung tay chống dịch”, cô Chi nói.
Thanh Hùng
-Trường THPT Trí Đức (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục đóng góp 300 triệu đồng để phòng chống dịch Covid-19 sau khi đã ủng hộ 500 triệu đồng.
" alt=""/>Cô giáo mầm non làm 6.000 mũ chắn giọt bắn phòng chống Covid