Liệu chiếc đồng hồ Fitbit hay Apple Watch của bạn có thể phát hiện bạn bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trước khi các triệu chứng xuất hiện không? Đây cũng chính là câu hỏi đang được các nhà khoa học nỗ lực tìm ra lời giải.
Tháng trước, các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học thần kinh Rockefeller thuộc trường Đại học West Virginia (Mỹ) thông báo đã tạo ra một nền tảng số, thông qua nhẫn Oura có thể phát hiện một người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ba ngày trước khi xuất hiện triệu chứng.
Ứng dụng này sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự báo sự xuất hiện của các triệu chứng liên quan đến COVID-19, trong đó có sốt, ho, khó thở và mệt mỏi, với độ chính xác lên tới trên 90%.
Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống có thể còn cung cấp các dấu hiệu cho thấy một người nhiễm virus SARS-CoV-2 khi họ còn chưa biểu hiện triệu chứng, qua đó giúp lực lượng chức năng giải quyết một trong những vướng mắc của việc phát hiện và khống chế sự lây lan của dịch bệnh.
Cũng nhằm tìm hiểu liệu các thiết bị đeo thông minh có thể phát hiện những người mắc COVID-19 ở giai đoạn "tiền triệu chứng" và không biểu hiện triệu chứng, Viện Nghiên cứu Scripps (Mỹ) cũng đã tiến hành nghiên cứu đối với hơn 30.000 người.
Trước đó, trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành The Lancet của Anh, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Scripps đã chứng minh giá trị của các thiết bị đeo tay trong việc dự đoán người dùng mắc cúm.
Theo nhà dịch tễ học thuộc Viện Nghiên cứu Scripps Jennifer Radin - trưởng nhóm nghiên cứu, các dấu hiệu sớm cho thấy các thiết bị đeo có khả năng xác định những người ở giai đoạn tiền triệu chứng song vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Bà khẳng định các thiết bị đeo có thể phát hiện "những thay đổi nhỏ nhất cho thấy bạn đang nhiễm virus" trước khi xuất hiện các triệu chứng. Đơn cử như nhịp tim khi nghỉ ngơi sẽ là một chỉ số hữu hiệu cho thấy người dùng mắc COVID-19 vì thông thường nhịp tim của con người khá đều, và hầu hết các thiết bị đeo tay đều có thể đo chính xác nhịp tim.
Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Scripps phát hiện những thay đổi trong nhịp tim của người bệnh 4 ngày trước khi họ bắt đầu bị sốt.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Scripps Eric Topol khẳng định ý tưởng sử dụng thiết bị đeo nhiều triển vọng vì hơn 100 triệu người Mỹ đều có đồng hồ thông minh hoặc vòng đeo tay theo dõi sức khỏe.
Thống kê cho thấy có tới 41% những người mắc COVID-19 không có triệu chứng sốt, do đó, việc dùng các thiết bị đeo để sàng lọc những người nhiễm bệnh sẽ hữu hiệu hơn là kiểm tra nhiệt độ.
Trong khi đó, với sự tài trợ của Chính phủ Mỹ và Quỹ Bill & Melinda Gates, công ty khởi nghiệp công nghệ y tế Evidation đã bắt đầu một dự án sản xuất một thuật toán cảnh báo sớm từ thiết bị đeo của 300 người có nguy cơ cao mắc COVID-19.
Giới chức công ty Evidation khẳng định nghiên cứu này nhằm xác định hiệu quả hơn về thời gian và địa điểm con người có thể lây nhiễm COVID-19 cũng như có thể cho phép can thiệp theo thời gian thực để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh cũng như theo dõi kết quả. Hiện một nỗ lực nghiên cứu tương tự đang được tiến hành tại Đức.
Các nghiên cứu trên đã cho thấy một số thiết bị đeo, vốn ban đầu được phát triển nhằm theo dõi việc tập thể dục và giải trí, có thể được dùng cho những nghiên cứu y tế quan trọng.
Các nhà khoa học khẳng định các thiết bị đeo có thể cung cấp dữ liệu về nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở, giấc ngủ và một số chỉ số khác, có thể dùng làm công cụ chẩn đoán. Không chỉ vậy, các thiết bị này còn có thể cảnh báo người dùng khi nhịp tim, nhiệt độ hoặc một số bộ phận trên cơ thể bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh.
Chính vì vậy, tháng Tư vừa qua, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Stanford đã phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Scripps tham gia nghiên cứu về các thiết bị đeo tay để phát hiện COVID-19 cũng như các bệnh khác.
Trong khi đó, hãng Apple cũng đã bắt đầu nghiên cứu làm thế nào để đồng hồ thông minh có thể phát hiện các vấn đề về bệnh tim, trong khi Fitbit hiện đang hợp tác với hơn 500 dự án khác nhau để nghiên cứu ung thư, tiểu đường, hô hấp và các vấn đề sức khỏe khác./.
(Theo Vietnam+)
Ngày 26/5, nhà mạng Hàn Quốc SK Telecom cho biết, họ đã hợp tác với công ty công nghệ Omron Electronics Korea để phát triển một robot tự động hỗ trợ 5G để cho phép phản ứng có hệ thống và hiệu quả giúp chống lại Covid-19.
" alt=""/>Nhẫn OuraĐội Hình sự Đặc nhiệm Hướng Nam thuộc phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM cho biết, vừa bắt giữ băng nhóm siêu trộm chuyên án gây án ở vùng ven.
Băng nhóm 7 gồm đối tượng do Nguyễn Chí Thiện (SN 2000, ngụ xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) cầm đầu. Thiện từng có 1 tiền sự về hành vi “trộm cắp tài sản” và 1 tiền sự về cai nghiện tập trung.
![]() |
Các đối tượng bị bắt giữ |
Từ khai báo của băng nhóm siêu trộm nói trên, công an đã bắt giữ Đoàn Ngọc Trường Trãi (SN 1990, ngụ Q.Bình Tân), là chủ tiệm vàng Kim Thành Ngọc Trãi, ở đường Tây Lân, P.Bình Trị Đông A. Q.Bình Tân).
Theo thông tin ban đầu, sau khi thành lập, đội Hình sự Đặc nhiệm Hướng Nam được giao nhiệm vụ làm rõ hàng loạt vụ trộm xảy ra ở địa bàn huyện Bình Chánh và Q.Bình Tân nghi vấn do 1 băng nhóm này gây ra. Qua các công tác nghiệp vụ, khoanh vùng, trinh sát Đặc nhiệm Hướng Nam đưa vào tầm ngắm băng nhóm do Thiện cầm đầu.
Nhóm này có 7 đối tượng, từ 17 – 34 tuổi chuyên tụ tập ở tiệm game bắn cá ở xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh và đều nghiện ma túy đá. Khi hết tiền chơi game, mua “đá” thì chúng lên kế hoạch đi trộm.
![]() |
Nguyễn Chí Thiện, nghi can cầm đầu băng siêu trộm |
Thủ đoạn của băng nhóm khá táo tợn, chúng chọn nhà nào ngủ say sẽ dùng đoản khóa, kềm cộng lực để cắt khóa đột nhập, trộm xe gắn máy, tiền, vàng, ĐTDĐ…Riêng vàng, ngoại tệ trộm được, chúng mang đến tiệm vàng Kim Thành Ngọc Trãi tiêu thụ. Dù biết là tài sản phạm pháp nhưng Trãi vẫn thu mua để nấu vàng, chế tác nữ trang bán lại kiếm lời.
Rạng sáng 23/2, trinh sát của Đặc nhiệm Hướng Nam đã phục kích, tóm gọn băng siêu trộm ở tiệm game bắn cá khi chúng vừa gây án về. Qua truy xét, công an tiếp tục bắt giữ đối tượng Trãi với vai trò tiêu thụ tài sản phạm pháp.
Bước đầu, nhóm của Thiện khai báo, băng nhóm thành lập từ đầu tháng 1/2017 và từ đó đến nay đã thực hiện 14 vụ trộm ở 2 địa bàn, huyện Bình Chánh và Q.Bình Tân.
Vụ điển hình, giữa tháng 1/2017 chúng đột nhập vào ngôi nhà ở đường Trương Quốc Phan, P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, trộm được ví tiền có 80 triệu đồng.
Nhóm đối tượng trên còn quay lại ngôi nhà trên lần thứ 2 để trộm. Lần này Thiện cùng đồng bọn trộm thêm được 3 dây chuyền, 2 lắc đeo tay, 2 mặt dây chuyền vàng và 200 USD.
Hiện đội Hình sự Đặc nhiệm Hướng Nam đã bàn giao số đối tượng cùng tang vật cho Công an Q.Bình Chánh và huyện Bình Tân để mở rộng điều tra, xử lý.
Anh Sinh
" alt=""/>Tin nóng: Chủ tiệm vàng ở Sài Gòn bị bắt vì mua hàng của nhóm siêu trộmDịch vụ FoneBackup là dịch vụ cho phép các thuê bao MobiFone sao lưu, đồng bộ dữ liệu cá nhân trên điện thoại di động như Danh bạ, Lịch làm việc lên hệ thống MobiFone Portal và ngược lại.
Với dịch vụ này khách hàng có thể yên tâm trong những trường hợp rủi ro như mất máy điện thoại, thất lạc SIM, SIM bị hỏng hay đổi máy bởi các thông tin quan trọng như danh bạ hay các thông tin cá nhân khác đã được lưu trữ trên MobiFone Portal. Khách hàng chỉ cần vài thao tác đơn giản là đã có thể khôi phục được dữ liệu danh bạ hay thông tin cá nhân của mình.
Để sử dụng dịch vụ FoneBackup, các thuê bao MobiFone cần có:
Máy điện thoại có chức năng hỗ trợ dịch vụ FoneBackup, thuê bao đã đăng ký sử dụng và cài đặt dịch vụ GPRS và thuê bao đã cài đặt cấu hình dịch vụ FoneBackup và đăng ký thành viên MobiFone Portal.
Sử dụng dịch vụ:
Đồng bộ dữ liệu: Sau khi cài đặt xong cấu hình dịch vụ FoneBackup, để sử dụng dịch vụ, thuê bao cần kích hoạt ứng dụng đồng bộ trên máy điện thoại. Thông thường, ứng dụng này nằm trong mục Settings >> Connectivity >> Sync. Bắt đầu synchronise với FoneBackup. Trong lần đồng bộ đầu tiên, toàn bộ dữ liệu danh bạ, thông tin cá nhân trên máy điện thoại sẽ được đưa lên MobiFone Portal. Trong các lần đồng bộ tiếp theo, dịch vụ sẽ chỉ đồng bộ những dữ liệu thay đổi với lần đồng bộ trước đó.
" alt=""/>Dịch vụ FoneBackup của MobiFone