VietNamNetđã có cuộc trò chuyện cùng Quỳnh Anh xung quanh kinh nghiệm 5 năm luyện thi IELTS của cô nàng này.
Chào Quỳnh Anh, em có thể chia sẻ những sai lầm thường gặp phải khi làm bài thi IELTS từ kinh nghiệm của bản thân?
Em cho rằng một trong những điều quan trọng mà các thí sinh ôn thi IELTS thường bỏ qua đó là xây dựng phương pháp học tập bền vững. Nhiều bạn chỉ tập trung vào việc học các mẹo và thủ thuật và mong rằng sẽ đốt cháy giai đoạn để đạt được mục tiêu mà không cần bỏ quá nhiều công sức.
Thực tế, với mục tiêu là điểm 7.0 ở các kĩ năng (tương đương C1), các bạn bắt buộc phải nâng cao trình độ tiếng Anh nói chung mà không thể chỉ tập trung luyện đề. Đây cũng là lí do vì sao nhiều bạn sẽ cảm thấy bị chững lại ở một thời điểm nào đó trong quá trình ôn thi, dù có luyện bao nhiều đề cũng không lên điểm.
Với bất cứ kĩ năng nào trong IELTS, thí sinh đều cần có năng lực về ngôn ngữ và kiến thức xã hội để thực hiện tốt bài thi. Chiến thuật làm bài chỉ chiếm 20%, năng lực ngôn ngữ và tư duy mới thật sự là điều các sĩ tử cần ưu tiên phát triển.
Vì vậy, các bạn không nên dành quá nhiều thời gian luyện đề hay học thuộc bài mẫu ngay khi bắt đầu ôn thi. Hãy khởi đầu bằng việc xây dựng thói quen nghe và đọc thường xuyên về những chủ đề mình yêu thích và các vấn đề xã hội, đồng thời xây dựng “từ điển” từ vựng theo chủ đề của chính mình.
Em tin chắc rằng thói quen này sẽ giúp các bạn có nhiều ý tưởng hay hơn trong bài nói và viết cũng như học được những cụm từ hay và nắm được cách sử dụng chính xác của chúng.
Nhiều thí sinh cho rằng phần thi nói và viết là phần hay bị mất điểm, Quỳnh Anh có thể chia sẻ kỹ hơn về hai kỹ năng này?
Khi ôn thi hai kỹ năng viết và nói, thí sinh cần nắm rõ giám khảo đang tìm kiếm điều gì. Giám khảo đưa ra đánh giá về năng lực của thí sinh dựa trên phần thể hiện của thí sinh.
Vậy nếu thí sinh không thể hiện đúng những gì giám khảo mong muốn, thí sinh sẽ không thể đạt điểm mục tiêu. Việc tìm hiểu về tiêu chí chấm điểm và mô tả cụ thể cho phổ điểm mình hướng tới sẽ giúp học sinh hình dung rõ hơn những điều cần làm được, từ đó lên kế hoạch học tập hợp lý.
Thế nhưng, đây là một khó khăn với thí sinh vì không phải ai cũng có đủ kiến thức để hiểu được tiêu chí chấm điểm và vạch ra kế hoạch học tập. Vì vậy, các bạn nên tìm tới những thầy cô giáo có kinh nghiệm và chuyên môn để nhận được sự giúp đỡ trong vấn đề này.
IELTS đã thực sự trở thành một tấm vé thông hành giá trị đối với các bạn trẻ ở nhiều lứa tuổi và rất nhiều người đang “thần thánh hóa” chứng chỉ này, Quỳnh Anh suy nghĩ sao về điều đó?
Thực tế chứng chỉ IELTS ngày càng được ưu chuộng khi được công nhận bởi nhiều trường đại học và thậm chí là cấp 3 trong quá trình xét tuyển. Bên cạnh đó, IELTS vẫn là chứng chỉ được thi phố biển nhất ở Việt Nam để phục vụ cho hồ sơ du học các nước nói tiếng Anh.
Ngoài ra, việc có chứng chỉ IELTS cũng mang lại cơ hội việc làm tốt cho các bạn sinh viên trong quá trình học đại học cũng như sau khi ra trường.
Tuy nhiên, em không ủng hộ việc “thần thánh hóa” IELTS như là một thước đo năng lực cá nhân, từ đó bỏ qua việc phát triển các kỹ năng khác và chỉ tập trung vào IELTS.
Thêm vào đó, số tiền cần bỏ ra để tham gia các lớp luyện thi và đăng ký thi IELTS quả thật không hề nhỏ với nhiều gia đình Việt Nam. Việc này có thể dẫn tới những bất công trong xã hội và giáo dục với những bạn thiếu điều kiện kinh tế. Tuy vậy, mình cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà nó có thể mang lại.
Em chỉ muốn nói rằng, với những bạn có kế hoạch đi du học ở các nước nói tiếng Anh, thi đỗ các trường đại học có phương án tuyển sinh yêu cầu IELTS, hay có định hướng công việc yêu cầu một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, việc lên kế hoạch ôn thi IELTS sớm là vô cùng quan trọng.
Điều này không chỉ giúp các bạn có khả năng đạt mục tiêu cao hơn mà còn tiết kiệm được chi phí ôn thi cấp tốc, cùng đó đạt được những giá trị học tập bền vững hơn.
Cảm ơn Quỳnh Anh về cuộc trò chuyện!
Hồi giữa tuần, MU nhận thất bại 3-4sau màn rượt đuổi điên rồ cùng chủ nhà Chelsea, với 2 bàn thua liên tiếp trong các phút bù giờ thứ 10 và 11.
Kết quả ở Stamford Bridge cũng tái hiện kỷ lục buồn của MU trong kỷ nguyên Premier League: 12 thất bại trong một mùa giải.
Lịch sử MUtừng chứng kiến trang đen tối đầu tiên ngay sau khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu: Quỷ đỏ dưới sự dẫn dắt của David Moyes mùa 2013-14 phải nhận 12 trận thua (Ryan Giggs tạm quyền giai đoạn cuối).
Mùa 2021-22, cột mốc buồn lặp lại trong bối cảnh băng ghế kỹ thuật rung chuyển mạnh: Ole Gunnar Solkjaer không còn biết làm gì, trong khi Ralf Rangnick nói về lý thuyết quá nhiều.
Giữa Solskjaer và Rangnick là Michael Carrik tạm quyền, với 2 trận bất bại khi đối đầu Chelsea rồi Arsenal.
Cuộc khủng hoảng mùa xuân 2022 là bước ngoặt giúp Erik ten Hag được lựa chọn, sau khi ông gặt hái thành công rực rỡ cùng Ajax.
Trong năm thứ hai ở Old Trafford, Ten Hag đang làm rối tung mọi thứ. Ông tạo ra nhiều tranh cãi nội bộ (Cristiano Ronaldo, Jadon Sancho), tâm lý và tinh thần chiến đấu không tốt, còn chiến thuật thì rời rạc.
MU chi rất nhiều tiền cho chuyển nhượng với Ten Hag, nhưng hiện tại đội bóng rệu rã không kém gì thời điểm trước khi ông ra mắt Old Trafford.
Ten Hag thậm chí không thể khai thác chính những hợp đồng mà ông yêu cầu mua bằng được, như Antony, Tyrell Malacia (chấn thương bí hiểm), Mason Mount.
Câu hỏi đặt ra là kỷ lục mới nào sẽ xuất hiện khi MU còn 8 trận Ngoại hạng Anh? 13, 14 hay 15 trận thua khi mùa giải kết thúc vào ngày 19/5?
Ten Hag mất điểm
Khi chuẩn bị cho cuộc chiến với Chelsea, nhà cầm quân người Hà Lan gửi thông điệp mong muốn Sir Jim Ratcliffe cho ông thêm thời gian.
Cách nay vài tuần, Sir Ratcliffe và Sir Dave Brailsford có thể phân vân giữa hai khía cạnh: cấp cho Ten Hag 2-3 bản hợp đồng mới để củng cố đội hình, hay tuyển HLV mới.
Tỷ phú Ratcliffe và Sir Brailsford đang nghiêng về khả năng sau hơn. Ten Hag có lỗi khi lối chơi của MU rời rạc, rất xa khu vực giành vé Champions League, khiến nhiều cầu thủ quan trọng sa sút (Marcus Rashford là ví dụ).
Việc nhà cầm quân 54 tuổi đổ lỗi cho các cầu thủ trong trận thua Chelseacàng khiến vị thế của ông giảm đi trong mắt tỷ phú giàu nhất nước Anh, cũng như các chuyên gia hiệu suất Eneos Sport.
Nếu kỷ lục mới về số thất bại trong một mùa Ngoại hạng Anh xuất hiện trong trận derby nước Anh với Liverpool (21h30 ngày 7/4), mọi thứ có thể kết thúc với Ten Hag.
Ngay cả khi giành FA Cup cũng không đủ. Sau thảm họa thua vòng bảng Champions League và rời sân khấu châu Âu từ trước Giáng sinh, vị thế và truyền thống MU không cho phép CLB hài lòng với chiếc cúp lâu đời nhất nước Anh, vốn mang tính biểu tượng hơn là vinh quang.
"Chúng tôi sẽ chiến đấu để chứng minh đội bóng này có cá tính", Ten Hag tuyên bố trong buổi tập hôm thứ Sáu để chuẩn bị cho cuộc đối đầu Liverpool.
"Các chàng trai này rất kiên cường", Ten Hag nhấn mạnh. "Tôi chắc rằng họ sẽ thể hiện được điều đó trước Liverpool. MU có những phẩm chất và những cầu thủ tuyệt vời để chơi một trận đấu cấp độ cao".
Tinh thần lạc quan rất quan trọng, nhưng để biến thành sức mạnh trong cuộc đối đầu với Liverpool đang dẫn đầu bảng Premier League là nhiệm vụ không hề đơn giản.
Hãng RT đưa tin, Liên minh châu Âu (EU), Ukraine và ICC đều kêu gọi Mông Cổ bắt giữ Tổng thống Nga, vì "trục xuất cưỡng bức" trẻ em Ukraine năm 2023. Dù Mông Cổ là thành viên của ICC nhưng nước này không làm như vậy.
Một phát ngôn viên của chính phủ Mông Cổ ngày 3/9 trả lời trang Politico qua thư điện tử như sau: "Mông Cổ nhập khẩu 95% các sản phẩm dầu mỏ và hơn 20% điện từ các khu vực lân cận của chúng tôi. Nguồn cung cấp này rất quan trọng để đảm bảo sự tồn tại của đất nước và người dân của chúng tôi. Mông Cổ luôn duy trì chính sách trung lập trong mọi mối quan hệ ngoại giao, như đã thể hiện trong các tuyên bố của chúng tôi cho tới nay".
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Mông Cổ theo lời mời của người đồng cấp Ukhnaagiin Khurelsukh và gặp gỡ các quan chức cấp cao nước này tại Ulaanbaatar để thảo luận về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Tổng thống Nga cũng tham dự lễ kỷ niệm 85 năm Trận Khalkhin Gol, một chiến thắng quyết định của lực lượng Liên Xô và Mông Cổ trước quân đội Nhật Bản, bảo vệ sườn phía đông của Liên Xô trong hầu hết Thế chiến II.
Trong cuộc gặp, ông Putin đã mời người đồng cấp Mông Cổ, Ukhnaagiin Khurelsukh, đến hội nghị thượng đỉnh BRICS tại thành phố Kazan của Nga vào tháng tới. Nhà lãnh đạo Mông Cổ Khurelsukh đã chấp nhận lời mời.
Mông Cổ nằm giữa Nga và Trung Quốc, nước này vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Moscow và Bắc Kinh. Ulaanbaatar cũng đã ký Quy chế Rome và gia nhập ICC vào năm 2002, và một trong những thẩm phán của nước này đã được bổ nhiệm vào ICC hồi đầu năm nay. Mặc dù ICC có thể chính thức lên án Mông Cổ vì không thực thi lệnh của mình, nhưng không có thẩm quyền áp dụng các hình phạt như tiền phạt hoặc lệnh trừng phạt.
Nga tuyên bố lệnh bắt của ICC không có hiệu lực vì Moscow không tham gia Quy chế Rome. Nga cũng bác bỏ cáo buộc của Ukraine và EU, đồng thời chỉ ra rằng việc sơ tán dân thường khỏi khu vực chiến sự không phải là một tội ác.