Khoảng 78% người thân sử dụng hình phạt, thậm chí bạo lực, khiến trẻ có dấu hiệu rối loạn cảm xúc diễn tiến thành rối loạn hành vi ngày càng nặng. Các hình phạt bao gồm: cắt giảm tiền quà bánh, phạt quỳ gối, úp mặt vào tường, viết cam kết, la mắng, bêu riếu hoặc kể chuyện của trẻ cho người khác, bỏ mặc trẻ...
Riêng nhóm trẻ được gia đình gần gũi, chăm sóc và đồng cảm lại có biến chuyển khác. Trẻ giảm dần biểu hiện và điều chỉnh dần hành vi.
Khảo sát này cũng ghi nhận tuổi của người thân càng cao, sự gần gũi với trẻ càng thấp. Trẻ cảm thấy cô lập, thu mình, không muốn chơi với bạn. Khi ở nhà, trẻ ăn uống một mình, không tiếp xúc trò chuyện hay hoạt động cùng gia đình.
Bác sĩ Liễu khuyến nghị gia đình cần quan tâm đến trẻ vị thành niên để sớm phát hiện và can thiệp kịp thời khi các em có biểu hiện rối loạn cảm xúc, hành vi. Cha mẹ và gia đình cần điều chỉnh hành vi ứng xử của mình và kiên trì trong giai đoạn can thiệp cho trẻ.
Bác sĩ nhấn mạnh theo UNICEF, năm 2021, cứ 7 thanh thiếu niên từ 10 - 19 tuổi lại có một người được chẩn đoán sống chung với chứng rối loạn tâm thần, những trường hợp nghiêm trọng còn dẫn tới tự tử.
Đây là quan điểm không đúng vì thử nghiệm lâm sàng là khâu quan trọng và được áp dụng trên người. Thực tế, nhiều bệnh nhân đã không đáp ứng với phương pháp điều trị cũ, khi thử nghiệm lâm sàng họ có cơ hội được điều trị thuốc mới, mang lại hiệu quả chữa bệnh.
Đặc biệt, lĩnh vực nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trong điều trị ung thư đang tăng rất mạnh tại các quốc gia, nhưng ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế. Nguyên nhân là tỷ lệ bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng ở nước ta hiện chỉ chiếm 1-2%, trong khi tại nhiều nước, tỷ lệ này ít nhất là 10%.
Thứ hailà tình trạngthiếu nhân lực, cơ sở vật chất. Để thử nghiệm lâm sàng phát triển cần nhiều yếu tố như con người, cơ sở hạ tầng, vật chất, các dịch vụ hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng, quy trình phê duyệt hội đồng đạo đức của Bộ Y tế, ghi nhận kiến thức của cả nhân viên y tế và bệnh nhân. Tuy nhiên, một số cơ sở bệnh viện chưa đủ cơ sở vật chất kỹ thuật có thể bị loại. Các đơn vị trong nước vẫn thiếu hụt nhân lực triển khai các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.
Do đó, theo vị bác sĩ này, nước ta cần xây dựng mạng lưới thử nghiệm lâm sàng để các bệnh viện tham gia có thể hỗ trợ nhau. Các bác sĩ tham gia thử nghiệm lâm sàng có thể đào tạo ngắn ngày, tập huấn cho các điều dưỡng trở thành điều phối viên nghiên cứu. Về lâu dài, Việt Nam cần tham gia vào mạng lưới thử nghiệm lâm sàng quốc tế để có cơ hội phát triển nhiều hơn.
Theo Tiến sĩ Joydeep Sarkar, Trưởng bộ phận Dữ liệu đời thực và Ứng dụng công nghệ IQVIA - Châu Á Thái Bình Dương, trong lĩnh vực y dược nói chung và thử nghiệm thuốc nói riêng, Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệvào thu thập dữ liệu.
Trước đây, bệnh nhân phải đến các bệnh viện để tham giam thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là các cơ sở nghiên cứu lâm sàng sử dụng công nghệ thu thập dữ liệu từ bệnh nhân trên hệ thống, không cần làm thủ công như trước. Việc thu thập dữ liệu qua công nghệ càng chi tiết càng hỗ trợ nghiên cứu nhiều hơn. Ông Joydeep cho rằng có thể dùng dữ liệu từ bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử để sử dụng.
Theo bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẵn có để sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công, tiếp nhận chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực ASEAN. Cũng theo bà Hương, phát triển dược không chỉ dừng lại ở khâu cung cấp sản phẩm mà còn đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
Chiến lược, mục tiêu phát triển dược trong giai đoạn tới là xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số, thiết lập nền tảng y tế số trong lĩnh vực dược phẩm, đồng bộ hệ thống theo dõi, giám sát về hoạt động cung ứng thuốc, tối ưu hóa sử dụng thuốc trên người bệnh, dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, quản lý chất lượng thuốc.
Khối u lớn chèn ép khiến T.A. khó thở
TS Phan Lê Thắng, Phụ trách Khoa Ngoại theo yêu cầu nhận định, nếu không điều trị, khối u tiếp tục phát triển sẽ chèn ép và bịt kín đường khí quản, cộng thêm ung thư đã di căn phổi khiến tính mạng bệnh nhân bị đe dọa.
Tuy nhiên, chỉ định phẫu thuật với ca bệnh này là một quyết định vô cùng mạo hiểm. BS Hà Kim Hảo, Trưởng khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức chia sẻ, khi phẫu thuật, bắt buộc phải đặt ống nội khí quản gây mê nhưng bệnh nhi A. có thể bị tắc đường thở do khối u lớn chèn ép, xâm lấn khí quản và phù nề thanh khí quản.
Đặc biệt với bệnh nhi nhỏ tuổi, khối u lớn, tăng sinh mạch máu nhiều lại nằm dưới trung thất là vị trí khó, quá trình bóc tách dễ gây chảy máu ồ ạt.
Những nguy cơ trên khiến bệnh nhân có thể tử vong ngay trên bàn phẫu thuật bất cứ lúc nào.
Khí quản bị chít hẹp
Không chỉ vậy, khi kết thúc ca mổ và rút ống nội khí quản cũng rất nguy hiểm vì bị chèn ép lâu ngày, khí quản có nguy cơ bị mềm, xẹp (hay còn gọi là nhuyễn khí quản) gây suy hô hấp.
Tuy nhiên nếu không phẫu thuật, bệnh nhân chắn chắn tử vong. Vì vậy, sau khi hội chẩn nhiều lần, các bác sĩ quyết định thực hiện ca mổ “cân não”.
Ekip phẫu thuật gồm các bác sĩ khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức và Khoa Ngoại Theo yêu cầu phối hợp cùng chuyên gia gây mê hàng đầu là GS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng, Chủ nhiệm bộ môn Gây mê hồi sức, Trường Đại học Y Hà Nội.
Sau 2 tiếng căng thẳng trong phòng mổ, ca mổ thành công. Bác sĩ đã cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, vét hạch cổ. Bệnh nhân không cần truyền thêm máu.
Sau mổ, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục thở máy, được theo dõi sát sao trong phòng hậu phẫu trong 20 giờ trước khi rút khí quản.
Hiện sau 7 ngày phẫu thuật, bệnh nhi đã tự thở được, ăn uống và đi lại bình thường. Thời gian tới, bệnh nhi sẽ tiếp tục uống I-ốt phóng xạ 131 để điều trị các ổ di căn trong phổi.
Bệnh nhi 15 tuổi đang dần hồi phục sau ca phẫu thuật, chuẩn bị điều trị I-ốt phóng xạ
Bà L., mẹ bệnh nhi cho biết, khi thấy khối u ở cổ con to lên, gia đình đã đưa A. tới một số bệnh viện nhưng đều bị từ chối phẫu thuật.
“Bác sĩ nói phẫu thuật quá nguy hiểm, mổ có thể chết. Khi ấy tôi cảm thấy tất cả như rơi vào đường cùng. Khi được các bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội giải thích, dù biết hy vọng mong manh nhưng tôi cũng phải cứu lấy con mình. Đến giờ, tôi không biết phải cảm ơn các bác sĩ thế nào vì đã cứu con tôi thoát khỏi cửa tử một cách kỳ diệu”, bà L. xúc động nói.
TS Phan Lê Thắng cho biết, ung thư tuyến giáp có tiên lượng điều trị khá tốt, tỉ lệ sống sau 5 năm cao nếu được phát hiện và điều trị.
Trường hợp u to, chèn ép và di căn như bệnh nhân A. là rất hiếm do bệnh đã tiến triển thời gian quá dài.
Thúy Hạnh
Liên tiếp những năm gần đây, số ca mắc ung thư tuyến giáp tăng nhanh, trở thành một trong những ung thư phổ biến nhất Việt Nam.
" alt=""/>Xin con mắc ung thư về điều trị thuốc nam, 5 năm sau nguy kịch