Đồng thời, dự thảo bước đầu quy định về cơ chế tham chiếu trong đăng ký lưu hành.
Đây là công cụ được nhiều nước trên thế giới triển khai trong nhiều năm vừa qua, nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước. Nó giúp rút ngắn thời gian thẩm định qua việc sử dụng báo cáo kết quả thẩm định của các cơ quan quản lý dược chặt chẽ, đáng tin cậy.
Các chuyên gia kỳ vọng, nhờ đó người dân có cơ hội tiếp cận thuốc mới ngang bằng hay nhanh hơn khu vực. Một số sản phẩm mới chỉ mất 4-10 tháng đã có mặt ở các nước như Singapore hay Philippines (nhờ vào cơ chế tham chiếu), trong khi ở Việt Nam phải mất gần 2 năm.
Việc đẩy nhanh đăng ký thuốc cũng tạo động lực cho các công ty dược phẩm ưu tiên đưa các thuốc mới về Việt Nam. Đồng thời, hạn chế đứt gãy nguồn cung ứng thuốc trên thị trường, tránh nguy cơ thiếu thuốc như đã từng xảy ra.
Trong khi đó, vẫn đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc cho người dân.
Việc ban hành luật Dược sửa đổi bổ sung với nội dung hiện tại, trước mắt sẽ giải quyết nguy cơ đứt gãy nguồn cung liên quan đến các thủ tục đăng ký thuốc. Về lâu dài, điều này sẽ tăng sự tiếp cận thuốc phát minh, chất lượng hàng đầu thế giới và tạo điều kiện phát triển ngành dược phẩm Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng đề xuất Bộ Y tế cần có kế hoạch chuyển tiếp rõ ràng để áp dụng theo quy định mới, đảm bảo không có khoảng trống pháp lý sau ngày 31/12/2024 đối với các thuốc đang đợi gia hạn theo luật hiện hành.
Đây là thời điểm thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong nước và nước ngoài có giấy đăng ký lưu hành được tiếp tục sử dụng theo quy định tại khoản 1 điều 3 nghị quyết số 80/2023/QH15 hết hiệu lực. Điều này nhằm tránh gây thiếu thuốc phòng và trị bệnh.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo các văn bản dưới luật được sửa đổi, ban hành đúng thời gian để không có khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược trong nước
Theo ông Trung, dự thảo luật sửa đổi này cũng có nhiều ưu đãi mang tính đột phá so với luật Dược 2016 để đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược.
Cụ thể, các lĩnh vực ưu tiên phát triển gồm: Nghiên cứu phát triển công nghệ, sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ để sản xuất, thuốc mới hoặc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc generic đầu tiên, thuốc công nghệ cao, vaccine và sinh phẩm…
Dự thảo cũng nêu rõ các chính sách, hình thức và mức độ ưu đãi (quy định các dự án được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, các dự án được ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt sản xuất thuốc mới, thuốc phát minh, thuốc biệt dược gốc…).
Bên cạnh đó, dự thảo còn mở rộng quyền kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh dược có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) tại Việt Nam.
Trong đó, cho phép các doanh nghiệp này được trực tiếp phân phối các thuốc do chính doanh nghiệp sản xuất, đặt gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Từ đó, thu hút doanh nghiệp FIE đầu tư vào lĩnh vực này để nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Các chuyên gia cho rằng ngoài luật Dược sửa đổi, để thu hút đầu tư FDI, đặc biệt vào ngành dược phẩm giá trị cao sẽ cần có thêm những chính sách ưu đãi riêng biệt, rõ nét, vượt trội trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ trong khu vực hiện nay.
Điều này đặt trách nhiệm lên Ban chỉ đạo quốc gia Phát triển ngành Dược tiếp tục đưa ra các chiến lược phát triển ngành phù hợp từng thời điểm và xu hướng trên thế giới, liên tục theo dõi, đánh giá công tác thi hành chính sách phát triển ngành và phản hồi thực tế từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Việt Nam đặt mục tiêu vào năm 2030 trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực. Cụ thể, phấn đấu giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2030 và 20 tỷ USD vào năm 2045 (thống kê hiện tại là dưới 200 triệu USD).
Đồng thời, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, gia công có phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 100 thuốc biệt dược gốc, vaccine, sinh phẩm bao gồm cả sinh phẩm tương tự và một số thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được (thống kê hiện tại dưới 20 thuốc).
" alt=""/>Sửa luật Dược để người dân tiếp cận thuốc mới nhanh hơnTuy nhiên, với mặt hàng thuốc hay dược phẩm, chính sự tiếp xúc trực tiếp này được quy định trong luật. Người bán thuốc phải có trách nhiệm tư vấn cho người mua thuốc chứ không phải như mua các món đồ khác. Đây là vấn đề cần cân nhắc khi đưa dược phẩm lên sàn thương mại điện tử.
Từ trái sang phải: ThS Nguyễn Hữu Tuấn, PGS.TS Lê Văn Truyền, TS Đào Hà Trung và nhà báo Bảo Trung (Ảnh: Hữu Nghị).
"Cá nhân tôi rất ủng hộ việc mua bán qua thương mại điện tử nhưng vì thuốc là một mặt hàng đặc biệt. Vì vậy, việc đưa thuốc lên thương mại điện tử cần đảm bảo 2 vấn đề: Người mua được hướng dẫn tư vấn sử dụng thuốc. Sản phẩm thuốc phải là sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép.
Nếu không đảm bảo, quá trình giao nhận thuốc cũng có thể dẫn tới lẫn vào các sản phẩm không đạt yêu cầu", PGS Truyền chia sẻ.
Ông cũng thừa nhận, quá trình mua bán thuốc ở Việt Nam cũng đang gặp nhiều vấn đề. Như các nước phát triển, việc mua thuốc rất chặt chẽ. Ở Việt Nam có chuyện mua theo mách bảo người hàng xóm, mua kháng sinh không cần đơn, điều này gây tác hại lâu dài.
Ví dụ với tình trạng mua thuốc kháng sinh không kê đơn khiến tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam nằm trong nhóm các nước có nguy cơ cao nhất.
ThS Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng chính sách, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, nêu một số điểm mới trong dự thảo Luật Dược sửa đổi.
ThS Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng chính sách, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương (Ảnh: Hữu Nghị).
Thứ nhất, trong lĩnh vực bán lẻ, thuốc được bán lẻ trực tuyến qua website, các ứng dụng, sàn thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến. Theo dự thảo luật chỉ được bán thuốc không kê đơn, các cơ sở kinh doanh chỉ bán theo phạm vi kinh doanh được ghi trong giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược.
Trong trường hợp bán lẻ, có đại dịch xảy ra đã được công bố, được bán lẻ thuốc kê đơn.
Với bán buôn, các cơ sở được bán buôn, trừ sản phẩm dược phẩm phải kiểm soát đặc biệt.
Điểm mới thứ 2, cấm kinh doanh dược phẩm trên các mạng xã hội. Nhưng việc livestream bán hàng trên các sàn thương mại điện tử đã được Bộ Công Thương cấp phép thì được phép. Còn livestream bán hàng trên mạng xã hội theo dự thảo luật là cấm.
Đa phần mạng xã hội có yếu tố nước ngoài, rất khó xác định danh tính người bán trên đó. Trong khi nhận thức người tiêu dùng, trong đó thuốc kê đơn hạn chế. Để hạn chế rủi ro, ban soạn thảo có đề xuất, giai đoạn này, khi nhận thức xã hội, điều kiện quản lý hiện nay, ưu tiên mở rộng kinh doanh bán thuốc không kê đơn trước.
Cơ sở kinh doanh được bán hàng trên website, sàn thương mại điện tử, miễn là họ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh. Các cơ sở này phải công bố trên website giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
PGS.TS Lê Văn Truyền, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế (Ảnh: Hữu Nghị).
Chung quan điểm, PGS Truyền cho biết, thị trường dược phẩm năm 2023 đạt 7,8 tỷ đô la. Và chúng ta đang tiến đến thị trường dược phẩm năm 2030 là 17 tỷ đô la. Vậy nếu vận hành kinh doanh 17 tỷ đô la đó, có những yếu tố làm giảm bớt chi phí, thì rõ ràng hiệu quả kinh doanh của phân khúc thị trường dược phẩm mang lại nhiều lợi ích vì chi phí giảm đi.
Thứ 2, người bệnh được tiếp cận, đỡ mất thời gian, đỡ gây hiệu ứng phụ như ùn tắc giao thông, giảm khí thải… tất cả những điều này đều tốt cho nền kinh tế nói chung, cho người hưởng thụ thương mại điện tử.
Đặc biệt, nếu Bộ Y tế chấp nhận Telemedicine, y học điện tử, y học từ xa, thì điều này sẽ giảm bớt chi phí xã hội cho người bệnh.
Hiện tại, ta đều biết các bệnh viện đang quá tải, mọi người ùn ùn đến bệnh viện, vượt tuyến lên bệnh viện tuyến trên. Cộng lại tất cả chi phí của người bệnh là chi phí xã hội. Khi giảm bớt chi phí, có lợi cho người dân, nhà nước.
Làm thế nào để kiểm soát chất lượng thuốc bán trực tuyến?
Dù vậy, PGS Truyền cũng lưu ý, trong bối cảnh kinh tế, nền tảng khoa học kỹ thuật, nền tảng pháp luật, đặc biệt ý thức tuân thủ, ta không thể so sánh ý thức tuân thủ của chúng ta với các nước, đó là yếu tố nguy cơ. Dược phẩm là hàng hóa có tính đặc thù riêng, có những quy định, tác động từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
"Tôi thấy cơ quan quản lý nên áp dụng thực hành gọi là thực hành quản lý lợi ích và rủi ro trên một sản phẩm đặc biệt, có thể lợi ích rất lớn với ngành hàng được phép, với mặt hàng có đặc thù thì phải phân tích để xem ứng dụng đến mức độ nào, ở đây không có chuyện từ chối", PGS Truyền phân tích.
Theo ông, khi nói đến sản phẩm chăm sóc, người ta phân loại thuốc là sản phẩm cần phải quản lý chặt chẽ nhất vì quyền lợi của người bệnh. Các nhà quản lý cần tiến hành việc đánh giá lợi ích và rủi ro, là thực hành hầu hết các nước làm khi xử lý các công việc.
Nếu thấy áp dụng với nhóm hàng này lợi ích cực lớn, rủi ro bằng 0 thì hoàn toàn cho phép, ngược lại với nhóm hàng khác phân tích rủi ro và lợi ích cân bằng hoặc thiên rủi ro lớn cho người bệnh thì chúng ta cân nhắc, cân nhắc không có nghĩa là cấm mà đưa ra các biện pháp quản lý để bảo vệ người tiêu dùng.
"Dự thảo luật Dược lần này có đưa ra chính sách quy định, là cái hạn chế nguy cơ với thương mại điện tử chứ luật không cấm. Tôi đồng tình với luật Dược trước tiên áp dụng với chuỗi nhà thuốc lớn với vài nghìn nhà thuốc trong hệ thống, trải khắp các địa bàn trên toàn quốc, là công ty kinh doanh chuỗi nhà thuốc", PGS Truyền nói.
Theo các chuyên gia, việc cho phép kinh doanh dược phẩm trên sàn thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích (Ảnh: Hữu Nghị).
Tiến sĩ Đào Hà Trung, Chủ tịch Hội Công nghệ cao TPHCM, cũng nhấn mạnh thêm: "Tôi cho rằng kiểm soát chất lượng luôn là vấn đề quan trọng. Hiện nay chiều hướng đẩy kiểm soát chất lượng sang người tiêu dùng và gọi họ là người tiêu dùng thông minh tôi rất phản đối.
Người tiêu dùng dù thông minh như thế nào cũng không trả lời thuốc này có tốt hay không, đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng".
Về chất lượng thuốc, theo PGS Truyền, Bộ Y tế Việt Nam đã có nhiều quy định, nhà sản xuất nước ngoài, trong nước khi nộp hồ sơ đăng ký xin giấy phép lưu hành phải đưa ra các tiêu chuẩn, được cơ quan quản lý Việt Nam phê chuẩn, cam kết sản phẩm họ sản xuất đại trà hoàn toàn tuân thủ tiêu chuẩn họ đăng ký.
Đa số các tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là cam kết của nhà sản xuất.
Bộ Y tế Việt Nam có 2 viện kiểm nghiệm thuốc ở Hà Nội và TPHCM, mỗi tỉnh có trung tâm kiểm nghiệm thuốc, các cơ sở này sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên trên thị trường để đánh giá.
Mỗi năm khoảng 30.000-50.000 mẫu thuốc lưu hành ở các hiệu thuốc, công ty được các hệ thống này thu mẫu ngẫu nhiên kiểm nghiệm đối chiếu với tiêu chuẩn thuốc công ty đăng ký.
Nếu phát hiện điểm nào không đạt chất lượng thì Bộ Y tế đưa ra các mức xử lý khác nhau, nặng nề nhất không đạt về chỉ tiêu hàm lượng dược chất, dược chất không đúng đăng ký.
"Chống thuốc giả là vấn đề được cả Tổ chức Y tế Thế giới quan tâm. Tôi đồng tình với ý kiến của TS Trung đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Hành vi làm giả hiện nay quá tinh vi, người tiêu dùng không thể phát hiện, thậm chí nhà quản lý không phát hiện được nếu không có kiểm nghiệm về chất lượng", PGS Truyền nói.
Theo ông, một vấn đề nữa là áp dụng công nghệ hiện đại để quản lý chất lượng thuốc.
Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế và Cục Cảnh sát châu Âu khuyến cáo nên dùng RFID - thiết bị theo dõi để gắn trên các sản phẩm hoặc gắn trên thùng hàng theo dõi được từ khi đơn vị mua nguyên liệu, sản xuất, hoàn thành sản phẩm, phân phối qua các trạm trung gian, người phân phối cuối cùng. Đây là ví dụ.
Hiện nay trên thế giới các nhà quản lý khuyến cáo nên dùng con chip, như vậy theo dõi lộ trình của sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Bảo vệ quyền riêng tư của người dân
Ông Trung cho rằng không chỉ mua thuốc mà bất cứ sản phẩm nào khác, quyền riêng tư phải được tôn trọng, bảo vệ, riêng thuốc, khám chữa bệnh không còn là vấn đề riêng tư. Với kỷ nguyên AI phát triển như vũ bão, không ai lường trước được, thông tin dữ liệu sức khỏe cá nhân là cái vô cùng nhạy cảm.
TS Đào Hà Trung chia sẻ tại buổi tọa đàm (Ảnh: Hữu Nghị).
Thông tin dữ liệu sức khỏe cá nhân phải đặt là vấn đề cốt lõi quan trọng để bảo vệ, nhà nước có quyền yêu cầu người dân cung cấp thông tin nhưng phải quy định rõ ai được sử dụng, bộ ngành nào được sử dụng, sử dụng trong mục đích nào.
Bên cạnh đó, người dân có quyền được biết là nhà nước đang sử dụng dữ liệu của mình vào việc gì. Nếu người dân được biết thì hệ thống quản lý dữ liệu sẽ hoàn thiện hơn.
"Dữ liệu sức khỏe cá nhân là tài sản riêng của mỗi người, nên người đó có quyền tiết lộ chia sẻ cho ai trong thời gian nào, sau đó thôi. Chẳng hạn, tôi có hồ sơ sức khỏe, tôi đến gặp bác sĩ A tôi chưa bao giờ khám bệnh, tôi tin tưởng chia sẻ mắc bệnh gì, dùng thuốc gì, sau khi chia sẻ xong tôi ngắt kết nối", ông Trung nói.
Đồng thời, nhà nước phải tạo điều kiện để người dân tiếp cận dễ dàng toàn bộ thông tin sức khỏe, xét nghiệm, đánh giá điều trị, đây là thách thức cơ sở hạ tầng cơ, nhưng là điều chúng ta hướng đến để người dân quản lý sức khỏe tốt nhất.
PGS Truyền chia sẻ thêm, bảo vệ dữ liệu sức khỏe cá nhân đã có từ lâu trong lịch sử ngành y. Trong Lời thề Hippocrates có ý về việc gìn giữ bí mật bệnh tật của bệnh nhân. Đây là vấn đề đạo đức.
Ví dụ, tôi mắc bệnh khó nói, tôi đi khám cả chung cư tôi biết ông này mắc bệnh đó, đây là việc vi phạm đạo đức. Nhưng bây giờ với mạng xã hội, bí mật không chỉ giữa 2 người mà phát tán cực kỳ nhanh chóng, nên vấn đề bảo mật dữ liệu y tế cá nhân là vấn đề phải đưa vào luật, từ đạo đức đưa thành pháp luật.
Thạc sĩ Tuấn cũng cho biết, năm 2013 Chính phủ ban hành nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Với lĩnh vực thương mại điện tử, nghị định quy định một chương về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân của người mua hàng, trong đó có quy định các website, ứng dụng, sàn phải công bố trên website chính sách bảo vệ thông tin cá nhân.
Trong đó phải nêu rõ thu thập với mục đích gì, có chia sẻ dữ liệu với bên khác không, trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân như thế nào...
Với lĩnh vực dược phẩm, để đưa ra khuyến nghị về công tác triển khai có thể chia 3 nhóm:
Với cơ sở kinh doanh dược, phải tuân thủ các quy định pháp luật về giấy phép kinh doanh; quy định cung cấp thuốc đến người tiêu dùng; quy định của Bộ Y tế về tư vấn, hướng dẫn, chăm sóc khi mua thuốc trực tuyến.
Với sàn thương mại điện tử, phải kiểm soát chặt điều kiện kinh doanh của người bán trên sàn. Trách nhiệm chủ sàn phải quản lý được người kinh doanh. Quy định người bán lên sàn phải đăng tải thông tin về hàng hóa.
Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm của tổ chức, cá nhân phải báo cơ quan chức năng để phối hợp xử lý.
Khi kiểm tra, xử lý đối tượng nào đó, sàn phải phối hợp, phản ứng, như vậy việc bán hàng trên sàn mới đi vào quy củ. Với mặt hàng truyền thống kiểm soát đã khó, thuốc ảnh hưởng sức khỏe người dân càng phải quản lý chặt chẽ hơn.
Với cơ quan quản lý nhà nước, phải công khai các danh mục thuốc hạn chế bán lẻ, để người dân, người bán trên sàn nhìn vào, theo dõi. Các cơ quan quản lý nếu có cơ sở dữ liệu người bán đủ điều kiện kinh doanh cũng là cách để phát hiện đối tượng vi phạm.
" alt=""/>Mua thuốc trực tuyến mang lại nhiều lợi ích, các tồn tại cần được hướng dẫnHiểu từng loại bệnh để có cách dinh dưỡng phù hợp
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Lan Anh, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và thực phẩm, Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ, để sống khỏe, trước hết người dân phải có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Trước đây, nhiều người chỉ nghĩ đơn thuần ăn để no, nhưng giờ còn cần thêm khỏe, sạch.
Mỗi người sẽ có một chế độ dinh dưỡng khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi, nghề nghiệp, thói quen... nhưng phải đầy đủ đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Dinh dưỡng hợp lý không chỉ để cơ thể phát triển đầy đủ, mà còn giúp phòng chống và điều trị một số bệnh tật.
Nếu không may mắc bệnh do yếu tố gen di truyền, việc điều chỉnh yếu tố môi trường và dinh dưỡng cũng có thể giúp bệnh thuyên giảm hoặc không nặng hơn.
Theo bác sĩ, dinh dưỡng hợp lý có thể giúp phòng chống bệnh tật (Ảnh minh họa: Biên Thùy).
Bác sĩ Lan Anh dẫn chứng, thời gian vừa qua, bà đã tiếp nhận điều trị cho một trường hợp nữ bệnh nhân mang thai 12 tuần tuổi. Khi tiến hành xét nghiệm NIPT, bệnh nhân phát hiện có đột biến gen di truyền dị hợp, gây thiếu hụt citrin (một protein quan trọng của cơ thể).
Thời điểm tiếp nhận, bệnh nhân khai với bác sĩ, bản thân rất thích ăn chất đạm (mỗi bữa có thể ăn nửa kg thịt), ăn nhiều chất béo, rất thích ăn các món xào nấu. Nhưng chỉ cần ăn tinh bột, bệnh nhân sẽ bị buồn nôn, ói. Bệnh nhân cũng không thể ăn bánh kẹo, trái cây ngọt.
"Thông thường, người ta sẽ nghĩ thai phụ rối loạn ăn uống, dẫn đến hành động ép ăn và sẽ ảnh hưởng đến bệnh, vì không thể chuyển hóa được đường. Nhưng khi đã biết tình trạng cụ thể, chúng ta có thể chọn cách ăn phù hợp để vẫn đủ lượng tinh bột cần thiết, giảm được lượng đạm và béo xuống nhưng bệnh nhân không thấy khó chịu.
Đến nay sau thời gian điều chỉnh dinh dưỡng, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định trở lại, thai nhi 25 tuần phát triển tốt", bác sĩ Lan Anh nói.
Tương tự, với bệnh nhân tiểu đường cũng phải chọn các thực phẩm có chế độ đường huyết thấp. Còn với bệnh nhân suy thận và xơ gan, phải chọn thực phẩm có hàm lượng đạm phù hợp.
4 "thuốc quý trời cho" để sống khỏe
Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, nguyên Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM tiết lộ, để dưỡng nuôi sự sống một cách cơ bản nhất, người dân cần tận dụng 4 loại "thuốc quý trời cho".
Thứ nhất là "ăn lành, uống sạch". Cụ thể, người dân cần cân đối giữa chất bột - chất thịt - chất béo, ăn cá nhiều hơn ăn thịt, ăn nhiều rau củ, trái tươi, đủ chất xơ và uống đủ nước sạch. Bên cạnh đó, tránh thức ăn quá mặn, quá ngọt, quá béo, quá cháy và các loại thức ăn nhanh.
Thứ hai, cần "ngủ đủ, ngủ ngon". Giáo sư Chấn Hùng phân tích, tùy thể trạng mỗi người và tùy độ tuổi mà có giấc ngủ dài ngắn cụ thể. Tuy nhiên, người lớn cần giữ giấc ngủ trung bình 7-8 giờ/ngày. Ngủ dưới 6 giờ hoặc trên 9 giờ mỗi ngày đều không tốt.
Khi ngủ đủ, cơ thể sẽ sản xuất hormone vỏ thượng thận giúp kiểm soát stress, tiết ra hormone tăng trưởng tái tạo các tế bào, tạo ra axit hyaluronic có tác dụng làm đẹp da…
Theo Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, việc tập luyện đều đặn cũng giúp cơ thể tiết ra chất "hạnh phúc" endorphin (Ảnh minh họa: GS).
Thứ ba, "tập luyện đều đặn". Việc tập luyện sẽ giúp bạn giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao và ung thư ruột, làm đẹp vóc dáng, giảm đau khớp, bớt trầm cảm. Chuyên gia hướng dẫn, người dân không cần tập một cách cầu kỳ mà hãy chọn các bài thể dục đơn giản và rèn luyện đều đặn, hít thở sâu.
Thứ tư, hãy "sống vui". Nguyên Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam phân tích, khi con người cười sẽ giúp cải thiện mạch máu, khí huyết lưu thông, buồng phổi thông thoáng. Lúc này, não nhả ra các chất "hạnh phúc" là endorphin và serotonin.
Nụ "cười lành" có tác dụng làm cơ thể bớt đau, tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc tăng cường giao tiếp, cọ xát xã hội và hoạt động trí não cũng giúp đầu óc trẻ ra và mạnh hơn, giảm đi nguy cơ stress.
" alt=""/>Nguyên Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam tiết lộ 4 "thuốc quý" để sống khỏe