Trong tham luận về giải pháp tổng thể đảm bảo bảo mật, an toàn thông tin (ATTT) phục vụ triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam được trình bày tại hội thảo “Bảo mật và an toàn thông tin trong triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam” vừa được Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức ngày 28/9 tại Hà Nội, ông Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc Viettel nhận định, Chính phủ điện tử, ứng dụng CNTT-TT để các cơ quan chính phủ đổi mới cách làm việc nhằm tăng hiệu quả và tính minh bạch; đồng thời cung cấp thông tin, dịch vụ thuận tiện và nhanh chóng hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức.
Tuy nhiên, ông Trung cũng cho hay, bên cạnh những lợi ích to lớn của Chính phủ điện tử, cũng có rất nhiều thách thức về ATTT. Trên thế giới cũng đã có rất nhiều cuộc tấn công gây gián đoạn dịch vụ và lọt lộ thông tin đối với Chính phủ điện tử của các nước gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có thể kể đến một số vụ tấn công như: vụ tấn công DDoS (tấn công từ chối dịch vụ phân tán - PV) ở Estonia năm 2007; hay vụ tấn công vào hệ thống quản lý nhân sự của Mỹ hồi tháng 7/2015. “Các nhóm hacker đã tấn công không trừ quốc gia nào”, ông Trung nói.
Cũng theo đại diện lãnh đạo Viettel, dữ liệu sử dụng trên Chính phủ điện tử là dữ liệu công dân, liên quan đến mọi hoạt động hàng ngày của công dân. Nếu những dữ liệu này bị thay đổi thì mọi hoạt động trong đời sống xã hội của công dân, chính phủ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc đó vấn đề ATTT không phải của riêng một đơn vị hay cá nhân nào mà là vấn đề quốc gia.
Tại Việt Nam, nguồn ngân sách cho CNTT nói chung và ngân sách cho ATTT còn hạn chế, nguồn lực cho ATTT cũng còn yếu. Tại Viettel, dù tập đoàn đã quan tâm đến việc xây dựng nguồn nhân lực ATTT từ khoảng 5 năm nay; thế nhưng hiện tại, đội chuyên gia ATTT của Viettel chỉ khoảng 100 - 200 người, vẫn còn khoảng cách rất lớn với đội ngũ gồm hàng chục ngàn chuyên gia của nhiều quốc gia khác.
Ông Tống Viết Trung cho rằng: “Trước những thách thức cả về nguồn nhân lực và ngân sách cùng với yêu cầu phải triển khai Chính phủ điện tử nhanh, hiệu quả, cần phải có sự góp sức của tất cả các nguồn lực, đặc biệt là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Ý thức được điều đó, thời gian qua, Viettel đã xây dựng lực lượng ATTT với mục tiêu ngắn hạn là để bảo vệ tốt cho hoạt động của đơn vị mình và các khách hàng; mục tiêu dài hạn là góp phần xây dựng một không gian mạng an toàn trong đó mọi thành phần đều được giám sát, bảo vệ”.
Ông Trung cũng khẳng định, với hạ tầng hiện có, Viettel đủ năng lực cung cấp nhu cầu phát triển về Chính phủ điện tử trong giai đoạn tới. Cụ thể, với việc đảm bảo hạ tầng mạng viễn thông an toàn, Viettel đã tự chủ nghiên cứu, xây dựng và triển khai các giải pháp mạng lõi cho mạng viễn thông như các trạm BTS 4G, tổng đài tin nhắn SMSC, các hệ thống tổng đài thoại, hệ thống tính cước… “Viettel bắt đầu triển khai hoạt động nghiên cứu này từ cách đây khoảng 4 năm, hiện tại trên hệ thống mạng của Viettel đã có khoảng 20% các trang thiết bị do Viettel tự sản xuất”, ông Trung cho biết thêm.
Trong thời gian tới, đặc biệt là sau khi triển khai cung cấp chính thức dịch vụ 4G, các sản phẩm "Made in Vietnam", "Made by Viettel" sẽ có mặt trên hệ thống của Viettel. Ông Trung cho biết: “Chúng tôi sẽ dần dần đưa các sản phẩm do Viettel tự nghiên cứu, sản xuất để thay thế cho các thiết bị do nước ngoài cung cấp trên hệ thống”.
Bên cạnh đó, cũng trong thời gian vừa qua, theo ông Trung, Viettel đã tập trung vào nghiên cứu các giải pháp về ATTT cho mạng lưới viễn thông. Ông Trung nhấn mạnh: “Với nguồn lực chuyên gia ATTT giàu nhiệt huyết và có lý tưởng bảo vệ đất nước, Viettel hoàn toàn đủ năng lực đáp ứng nhu cầu bảo đảm ATTT hỗ trợ Chính phủ điện tử của Việt Nam”.
" alt=""/>Viettel cung cấp giải pháp bảo mật Mobile Security cho khách hàng từ cuối 2016Theo Independent, xã hội hiện nay đang có những quan niệm trái ngược nhau về số lần mà bạn cần phải tắm rửa mỗi tuần. Tùy theo loại tóc và loại da của bạn, bạn có thể sẽ được tư vấn rằng tắm hàng ngày sẽ hoặc có hại nếu như da bạn quá nhạy cảm. Tắm quá nhiều cũng sẽ gây ra những hậu quả tai hại cho tóc bạn như chẻ tóc hoặc hiện tượng bám mỹ phẩm lên tóc.
Một cuộc khảo sát được công ty mỹ phẩm Flint + Flint thực hiện tại Anh năm ngoái cho thấy, có khoảng 80% phụ nữ nước này không tắm mỗi ngày. 1/3 số người được khảo sát khẳng định không tắm 3 ngày liên tiếp vẫn… không sao.
Trái ngược lại, một khảo sát do nhiều trường đại học tại Anh thực hiện lại cho thấy 3/4 số người tham gia sẽ tắm ít nhất là một lần mỗi ngày.
Bạn có nên tắm quá nhiều không?
Theo giáo sư Stephen Shumack, chủ tịch Đại học Đa khoa Australia, bạn chỉ nên tắm khi cần thiết. Vị giáo sư này khẳng định: "Chỉ trong vòng 50, 60 năm qua (khi nhà tắm có vòi sen xuất hiện nhiều) thì ý tưởng tắm một lần mỗi ngày mới trở nên phổ biến. Áp lực phải làm điều này thực ra là áp lực xã hội chứ không phải là vì nhu cầu thực tế. Ý tưởng tắm mỗi ngày được ưa thích là bởi nhu cầu phải có mùi thơm cơ thể với những người xung quanh. Nhưng chỉ có các lỗ chân lông tại nách và bẹn là tạo mùi cơ thể".
Vị giáo sư này cho rằng tắm nước nóng mỗi ngày sẽ gây hại nhiều hơn: "Tắm quá nhiều sẽ làm ‘khử béo' vùng da – khiến cho các chất dầu tự nhiên do cơ thể sản sinh bị triệt tiêu. Điều này sẽ khiến cho da bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn và virus, gây hiện tượng ngứa da, khô da, bong da và khiến cho các triệu chứng như eczema trở nên tồi tại hơn".
Các giáo sư khác cũng đồng tình với ý kiến rằng, miễn là bạn tập trung vào các vùng gây mùi, bạn sẽ không cần phải tắm quá thường xuyên. John Oxford, bộ môn virus học tại trường Y Dược Queen Mary khẳng định: "Miễn là mọi người rửa tay thường xuyên và chú ý tới vùng cơ thể phía dưới, việc tắm 2 ngày 1 lần sẽ không gây hại gì cả".
" alt=""/>Bạn có nên tắm hàng ngày hay không?