Với APG, ở lần gặp sự cố thứ tư trong năm ngoái, lần lượt vào các ngày 5/12 và 13/12, cáp APG gặp sự cố trên 2 hướng cáp kết nối đi Nhật và Hong Kong (Trung Quốc). Vào ngày 14/1/2022, sự cố trên nhánh S1.5 của cáp APG kết nối đi Nhật đã được sửa xong. Hiện tại, tàu sửa cáp đang tiến hành sửa chữa, khắc phục lỗi trên nhánh cáp cách trạm cập bờ HongKong (Trung Quốc) khoảng 125 km của tuyến APG, dự kiến hoàn thành vào ngày 24/2.
Trao đổi với ICTnews, ông Vũ Thế Bình, CEO Công ty NetNam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho rằng: Việc đồng thời cả 3 tuyến cáp biển AAG, APG và IA bị sự cố thì chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Internet của Việt Nam nói chung. Một số nhóm người dùng có thể cảm nhận được tốc độ truy cập chậm hơn trước tới một số đích trên Internet.
“Đương nhiên các ISP sẽ tìm cách bù dung lượng thiếu qua các kênh khác, nhưng chắc chắn sẽ không được thoải mái như khi 3 tuyến cáp quang biển nói trên còn hoạt động tốt”, ông Vũ Thế Bình chia sẻ thêm.
Cá nhân, doanh nghiệp nên sử dụng thêm các ứng dụng nội địa
Đại diện VIA cũng cho hay, hiện nay lưu lượng truy cập Internet nước ngoài lớn hơn nhiều so với trong nước. Vì thế, mỗi khi có sự cố các tuyến cáp biển quốc tế, thì chất lượng dịch vụ Internet bị ảnh hưởng. Thực tế, các nhà mạng, một mặt đã tìm cách đầu tư xây dựng các tuyến cáp mới, mặt khác cũng tìm cách tối ưu để lưu lượng Internet trong nước tăng lên, như tăng cường các hệ thống Caching, CDN.
Chúng ta đều muốn người dùng Internet Việt Nam sử dụng các ứng dụng trong nước, tuy nhiên việc đó khả thi hay không còn phụ thuộc vào chất lượng và độ phổ biến các ứng dụng nội địa. Đây là một thách thức lớn và cần nhiều thời gian, nỗ lực chung thì mới cải thiện được.
“Gợi ý của chúng tôi là các doanh nghiệp, cá nhân nên sử dụng thêm các ứng dụng nội địa, như một bổ sung và dự phòng cho ứng dụng quen thuộc do các công ty toàn cầu cung cấp”, đại diện VIA nêu khuyến nghị.
![]() |
Theo đại diện VIA, các nhà mạng lớn đã có chiến lược, kế hoạch mở rộng các tuyến cáp kết nối quốc tế để đón đầu, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dịch vụ Internet. |
Phân tích thêm về giải pháp lâu dài để ứng phó trong bối cảnh các tuyến cáp biển mà Việt Nam đang sử dụng thường xuyên xảy ra sự cố, đại diện VIA nhấn mạnh: Internet hiện giờ thực chất có thể coi là hạ tầng số quan trọng của quốc gia, để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Các nhà mạng lớn cũng có chiến lược, kế hoạch mở rộng các tuyến cáp kết nối quốc tế để đón đầu, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dịch vụ Internet.
Hiệp hội Internet Việt Nam cũng nhận thấy các nỗ lực cổ vũ xây dựng các nền tảng, dịch vụ nội địa như mạng xã hội, các nền tảng quản lý doanh nghiệp, nền tảng và ứng dụng họp, học trực tuyến... Chắc chắn khi các nền tảng, ứng dụng của Việt Nam có chất lượng và độ phổ biến, thì sự phụ thuộc vào các tuyến cáp biển ra nước ngoài sẽ bớt đi.
“Mặt khác, chúng ta cũng thấy các nhà cung cấp nền tảng toàn cầu đang đưa hạ tầng, dữ liệu đến gần Việt Nam hơn, đặt các điểm truy cập tại Việt Nam. Điều này cho thấy nhu cầu dung lượng quốc tế cũng như trong nước đều sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, khi kinh tế phục hồi sau dịch”, đại diện VIA nhận xét.
Vân Anh
Thời gian khắc phục xong sự cố xảy ra hồi giữa tháng 12/2021 trên tuyến cáp quang biển APG hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc) đã được lùi sang ngày 22/2, thay vì hoàn thành vào ngày 6/2 như kế hoạch trước đó.
" alt=""/>Thêm 1 tuyến cáp biển IA gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế lại bị ảnh hưởngKhoảng 16h30, một công nhân của Công ty Shinwon cho biết: "Tôi vừa tan ca. Hiện trong nhà máy còn rất nhiều người có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn. Tôi cũng bị nôn ói, khó chịu nhưng thấy sức khỏe vẫn ổn nên không tới bệnh viện. Có thể chúng tôi bị ngộ độc thực phẩm. Bữa trưa lúc 12h30 gồm súp lơ xào, dưa chua, thịt xào và canh rau giá. Sau bữa ăn, nhiều người cảm thấy có biểu hiện bất thường và nôn ói”.
Lãnh đạo Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cũng xác nhận có vụ việc trên nhưng chưa báo cáo cụ thể bằng văn bản.
Mẫu sedan cỡ nhỏ Bezza do hãng xe nội địa Malaysia - Perodua sản xuất vừa được tung ra thị trường với giá từ 34.580 - 49.980 ringgit, tương đương 195 - 282 triệu đồng.
Perodua Bezza 2020 có kích thước 4.170x1.620x1.525 mm, chiều dài cơ sở 2.455 mm, trọng lượng không tải từ 865-940 kg (tùy từng phiên bản). Sức chứa khoang hành lý 508 lít, dung tích bình xăng 36 lít.
Perodua Bezza 2020 sở hữu thiết kế mạnh mẽ, thể thao hơn. Phần nắp capô, cản trước cùng lưới tản nhiệt nối liền với cụm đèn pha được tạo dáng bằng những đường gân góc cạnh giúp diện mạo Bezza 2020 cứng cáp hơn.
Tuy có mức giá mềm nhưng Perodua Bezza 2020 được trang khi khá nhiều tính năng, công nghệ an toàn. Trong đó, cảm biến góc trước là trang bị tiêu chuẩn, trong khi các phiên bản cao cấp nhất có chìa khóa thông minh, nút khởi động, ghế ngồi bọc da.
Các trang bị an toàn tiêu chuẩn của Perodua Bezza 2020 gồm 2 túi khí, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), phân bổ lực phanh điện tử (EBD), cảm biến lùi. 2 phiên bản động cơ 1,3 lít có thêm hệ thống kiểm soát ổn định xe (VSC), kiểm soát lực kéo (TRC), hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA).
Perodua Bezza có 2 tuỳ chọn về động cơ. Động cơ xăng 3 xi lanh dung tích 1 lít cho công suất tối đa 67 mã lực tại 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 91 Nm tại 4.400 vòng/phút. Hộp số tự động 4 cấp hoặc số sàn 5 cấp.
Động cơ xăng 4 xi lanh dung tích 1,3 lít cho công suất 94 mã lực tại 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 121 Nm tại 4.000 vòng/phút. Hộp số tự động 4 cấp.
Theo Đời sống Việt Nam/ Đời sống Plus/GĐVN
Những chiếc xe thông minh có thể đọc được cảm xúc của mọi người không chỉ còn ở trong phim viễn tưởng nữa mà sắp trở thành hiện thực trong thời gian tới đây.
" alt=""/>Mẫu sedan nội địa của Malaysia 'ngập' công nghệ, giá từ 195 triệu