Trong thời gian còn theo học và tiếp xúc thường xuyên với ông Phúc, gia đình chị An tin tưởng rằng đây là một tổ chức sống thiện lành nên đã đồng ý đóng góp công sức, tiền của cống hiến cho cộng đồng.
“Thấy gia đình tôi chịu chi và hào phóng về mọi mặt nên ổng đã khuyên chúng tôi gom tiền để mua 'du thuyền' chờ khách nước ngoài từ 5 châu vào học NLG rồi hốt bạc...”.
Dù không chi tiền cho giấc mơ mua du thuyền của ông Phúc, nhưng chị An đã chi một số tiền khá lớn cho việc làm từ thiện với nhóm NLG. Lúc đó, chị tin những hoàn cảnh khó khăn mà NLG đưa ra là thật.
Trong tổng số tiền mà chị đã chi ra có một phần được ông Phúc nói là giúp đỡ “con gái nuôi” của ông mắc bệnh ung thư. Nhưng sau khi phát hiện ra những chi tiết bịa đặt trong câu chuyện này, chị An đã vạch mặt ông Phúc trong nội bộ ban phụng sự và được ông chuyển khoản trả lại 200 triệu đồng.
Ông Phúc đã đưa em gái chị ra Hà Nội gặp cô con gái nuôi ở Hoài Đức. "Cô này làm bộ lên đồng, nhảy múa như Tôn Ngộ Không và phán rằng cha của em gái tôi từ tiền kiếp về phán này kia, để hù dọa rằng bệnh tật là do phạm lỗi và tạo nghiệp ác. Sau đó, cô ta kiếm cớ đó yêu cầu em gái tôi cúng bái chuộc lỗi".
Tuy nhiên, em gái chị An không tin và chất vấn ngược lại thì cô này chữa cháy bằng cách lại múa may quay cuồng một hồi và lại nói là cha tiền kiếp của em gái chị đã thoát ra và bây giờ là Trời Đế Thích nhập vào, muốn nói chuyện với ông Phúc. Sau đó cả ông Phúc và cô ta diễn với nhau để tranh quyền cai trị quả địa cầu này. "Đây là một trò bịp bợm mà rất nhiều người đi theo NLG đã bị 'cha con' họ bịa đặt ra để trục lợi”.
Ông Lê Văn Phúc và cô con gái nuôi tại hội thảo NLG ở Hà Nội tháng 12/2020.
Chị An tiết lộ, ông Phúc thường từ TP.HCM ra Hà Nội để làm những buổi lễ như thế bất chấp đệ tử can ngăn. Ai ngăn cản thì ông sẽ không cho tham gia NLG nữa.
Ông còn để cho con gái nuôi soạn những bài khấn mê tín dị đoan để bệnh nhân cầu nguyện hằng ngày. “Toàn là những lời cầu nguyện âm hồn và giao quyền quyết định sinh tử của mình cho cô hồn định đoạt”.
Thời gian này, ông Phúc rất “nghe lời” cô con gái nuôi ở Hà Nội, trong khi tiếng nói của ông ta có ảnh hưởng tới hàng chục ngàn học viên theo học lúc đó.
“Càng ngày ổng càng lún sâu vào những việc âm hồn bùa chú, thư yểm… - những thứ hoàn toàn trái ngược với những gì ông ta giảng trên lớp. Chúng tôi đã họp kín với ổng để phân tích cái sai, mong ông ta sẽ tỉnh lại nhưng ông nghĩ rằng trả lại tôi số tiền đã xin cho con gái nuôi là xong”.
Sau khi biết những câu chuyện này, chị An đã rất thất vọng và không còn tin vào uy tín của ông Phúc nữa. Chị cho rằng ông bị “tẩu hoả nhập ma”, “hoang tưởng cực độ”.
Do nhiều lần trò chuyện với ông Phúc nên chị An nắm được nhiều thông tin cũng như tâm tư, tham vọng của người đàn ông này.
“Ông ta rất cao ngạo nhưng lại ngụy trang khéo léo dưới lớp vỏ bọc nhân từ. Ông ta dám khẳng định là mình cao hơn đức Đạt-lai Lạt-ma. Ổng tự hào kênh NLG của ổng giải quyết hết tất cả các vấn đề trên thế giới nhờ giải cứu cả tỷ linh hồn trong thế giới tâm linh. Ông ta còn muốn lập quỹ từ thiện Phuc’s foundation”.
Chưa học hết phổ thông, tự xưng là bác sĩ
Ông Lê Văn Phúc (phải) truyền năng lượng cho một học viên.
Theo một số tài liệu mà PV có được, ông Lê Văn Phúc - người sáng lập NLG - sinh năm 1956 ở TP.HCM, đến năm 22 tuổi thì sang Mỹ định cư. Trước khi sang Mỹ, ông Phúc chưa học hết bằng phổ thông ở Việt Nam. Ông có thời gian dài làm ở tiệm giặt là và tiệm nail (sơn móng tay, móng chân) ở Mỹ.
Sau này, ông Phúc theo học bộ môn Nhân điện và từng về Việt Nam truyền bá bộ môn này.
Nhân điện là một thứ na ná với NLG trong cách thức hoạt động. Nó cũng được tuyên truyền là có khả năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư và HIV.
Ở Việt Nam, Nhân điện đã bị các cơ quan chức năng cảnh báo là lừa đảo và cấm truyền bá từ lâu. Sau khi buộc phải bỏ Nhân điện, tháng 10/2016, Lê Văn Phúc thành lập một công ty có tên là Energy Source ở bang Texas, Mỹ. Đến hết tháng 12/2019, công ty này tuyên bố giải thể.
Trước đó, ông Phúc đã âm thầm đưa NLG về Việt Nam từ năm 2015 dưới hình thức tuyên truyền trong các nhóm nhỏ ở phía Nam. Đến đầu năm 2020, NLG được ông Phúc công khai rộng rãi, tổ chức các lớp học trong các hội trường, trung tâm hội nghị lớn ở Hà Nội, TP.HCM.
Người đàn ông này đã gửi đơn xin cấp phép thành lập Viện nghiên cứu, xin cấp phép nghiên cứu, hoạt động bộ môn này tới nhiều cơ quan trong nước thông qua sự giúp đỡ, kết nối của nhiều người.
Trong đơn xin thành lập Viện Nghiên cứu và ứng dụng giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng NLG gửi tới Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam, ông Phúc và một người phụ nữ gốc Việt mang quốc tịch Mỹ đứng tên trên giấy tờ về mặt nhân sự. Trong đó, người phụ nữ này được giới thiệu là một luật sư, còn ông Phúc được giới thiệu là bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền. Tuy nhiên, cả hai đều không cung cấp bất cứ giấy tờ, bằng cấp nào chứng minh học vấn trên.
TS. Vũ Thế Khanh - trưởng ban tổ chức Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam lúc đó - cho biết, vì nhiều lý do, Hội không thể cấp phép thành lập Viện nghiên cứu NLG.
“Các thành viên trong ban thẩm định nhận thấy hồ sơ chưa đảm bảo yêu cầu để thành lập Viện nghiên cứu, trong đó có vấn đề học hàm, học vị của những người đứng đầu Viện.
Đã là viện nghiên cứu thì những người đứng đầu phải có lý lịch khoa học. Chúng tôi yêu cầu nộp hồ sơ học vấn tại Việt Nam và hồ sơ học vấn tại Mỹ, nhưng họ không cung cấp được”.
Trong khoảng hơn 1 năm hoạt động ở Việt Nam, ông Phúc sống cùng một gia đình học viên ở TP.HCM. Ông ta thường xuyên tổ chức các lớp học trực tiếp cả ở trong Nam ngoài Bắc. Lớp học kéo dài 3 ngày vào cuối tháng 1/2021 ở TP.HCM là lớp học trực tiếp cuối cùng được ông Phúc tổ chức vì bị cơ quan chức năng ngăn chặn.
Đến tháng 4/2021, ông Phúc bay về Mỹ với lý do là thực hiện sứ mệnh lan toả NLG cho người Mỹ. Từ đó đến nay, người đàn ông này truyền bá NLG qua đường online và phát triển nó rộng khắp nhờ các “chân rết” người Việt đang sinh sống ở khắp các tỉnh thành. Những lớp học trực tiếp chỉ còn được ông ta cùng ban phụng sự tổ chức ở nước ngoài, thu hút hàng nghìn người Việt tham gia.
Sau một thời gian dài kiên trì lên tiếng đấu tranh chống lại sự phát triển mạnh mẽ của nhóm NLG, chị An gửi lời khuyên tới những nạn nhân đang theo học bộ môn này. Chị khẳng định: “Muốn áp dụng phương pháp gì với sức khoẻ của mình, mọi người phải dựa trên sự kiểm duyệt của Bộ Y tế, của y học chính thống, pháp luật Việt Nam. Đừng đem tính mạng của mình ra thử nghiệm vì đây là thứ do ông Phúc sáng tạo ra chứ không phải đã được nghiên cứu, thử nghiệm nhiều năm ở các nước phát triển khác”.
“Tôi mong mọi người tỉnh táo, đừng rơi vào tình trạng giống như gia đình tôi - mất thời gian, tốn kém tiền của và chỉ chuốc vào sự thất vọng”.
Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2015, nhóm Năng lượng gốc (NLG) quảng cáo có khả năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư, giúp con người trở lại tuổi thanh xuân, thậm chí giải quyết được các vấn đề môi trường, nông nghiệp, hoà bình thế giới… NLG đã lôi kéo được hàng chục ngàn người tham gia. Nguy hiểm hơn, các chiêu trò của NLG khiến nhiều người bệnh dừng điều trị y tế, bài trừ bác sĩ. Nhiều gia đình đổ vỡ vì mâu thuẫn quan điểm về NLG. Họ cùng có chung một câu hỏi: Tại sao NLG vẫn ngang nhiên hoạt động, thách thức các cơ quan hành pháp? Tại sao một người đàn ông đang sống ở Mỹ có thể điều khiển và “móc túi” được hàng ngàn người Việt? |
Nhóm PV
Tại sao một người ở tận bên Mỹ lại có thể quản lý và lôi kéo được hàng ngàn người Việt tham gia, ngồi truyền năng lượng cho nhau mỗi ngày? Ai là người đã tổ chức, thu tiền những chuyến đi cho hàng nghìn người Việt sang Thái Lan, Malaysia học NLG của "chú Phúc"? Mời độc giả đón đọc bài 3: Tiến sĩ, bác sĩ làm ‘chân rết’, tung hô năng lượng gốc
Tai nạn ập đến vào khoảng 8 giờ tối ngày 21/9/2024, trên đường đi học về, không may Nhật Anh đâm phải một chiếc xe taxi. Hậu quả, em bị chấn thương nặng gồm chấn thương sọ não, chấn thương hậu môn, gãy xương hàm trên, gãy hở độ I đùi trái, gãy kín ⅓ đùi phải, gãy ⅓ xương chày phải, gãy kín đầu dưới 2 xương cẳng tay phải và trái.
Do không có bảo hiểm y tế, chi phí điều trị của em hết sức tốn kém. Chỉ trong vòng hơn 2 tuần, gia đình đã chi trả gần 200 triệu đồng, bao gồm các khoản viện phí.
Đón nhận tấm lòng bạn đọc, chị Nga, mẹ của Nhật Anh xúc động cho biết: "Số tiền này như là chiếc phao cứu sinh giúp cho con tôi có thêm cơ hội chữa trị. Hiện tại cháu đã được chuyển về bệnh viện tuyến tỉnh. Tôi sẽ dành tiền để đóng viện phí cho con và trang trải khoản vay trước kia. Phần còn lại để sau này điều trị phục hồi cho cháu".
" alt=""/>Trao hơn 211 triệu đồng đến em Trần Nhật Anh bị tai nạn giao thôngTôi đã dành những ngày nghỉ lễ Quốc khánh vừa qua để ngồi trước màn hình xem hàng loạt trận thi tài không kém phần quyết liệt, hấp dẫn và nhiều kịch tính so với những trận đấu ở Olympic.
Ngày thi đấu thứ ba, Sheetal Devi, tuyển thủ người Ấn Độ dùng hai ngón chân phải nhặt mũi tên để sẵn dưới đất, đưa lên lắp cây cung của mình. Cô dùng miệng gắn chốt bắn vào đầu mũi tên, rồi tiếp tục dùng ngón chân kẹp chặt vào cánh cung, đẩy thẳng về phía trước một cách dứt khoát. Dây cung căng ra, cô bé nheo mắt ngắm...
Từng động tác thi đấu của Devi cuốn hút và làm cho người xem thật sự hồi hộp. Ba lần giương cung bằng chân cho loạt bắn đầu tiên, cả ba mũi tên bay vút về phía tấm bia, cắm thẳng vào đúng hồng tâm trong tiếng vỗ tay reo mừng của đồng đội. Ba điểm 10 tuyệt đối cho cung thủ vừa tròn 17 tuổi.
Devi là cung thủ nữ duy nhất trong số bốn vận động viên bắn cung không có tay tại kỳ Paralympic Paris 2024. Cô ra mắt ở bài thi bắn cung hỗn hợp cá nhân dành cho nữ với loạt bắn chính xác tuyệt đối. Dù cuối cùng, sau các loạt bắn tiếp không thành công và để vụt mất tấm huy chương vàng, màn trình diễn ấn tượng ở loạt bắn đầu tiên của Devi được đăng tải trên trang mạng xã hội X và tạo ra cơn sốt với gần 50 triệu lượt xem.
Khuôn mặt khả ái cùng những gì cô bé làm được tại kỳ đại hội này thật sự truyền cảm hứng cho khán giả. Rất nhiều vận động viên đặc biệt như Devi trong số 4.400 vận động viên khuyết tật đã tham gia thi tài và để lại nhiều ấn tượng tại cuộc thi năm nay.
Paralympic Games 2024 cũng tạo ra nhiều cảm xúc trong lòng người xem ngay từ những giây phút đầu tiên của lễ khai mạc tổ chức trên Quảng trường Concorde. Những màn trình diễn nghệ thuật độc đáo do các nghệ sĩ khuyết tật thực hiện thật sự hay và mang nhiều ý nghĩa. Cùng một đạo diễn, nhưng khác với lễ khai mạc của Olympic nhiều tranh cãi và mang tính chia rẽ trước đó, chương trình khai mạc Paralympic phản ánh trọn vẹn tinh thần đoàn kết, cùng nhau hướng đến chiến thắng để vượt qua mọi giới hạn.
Lịch sử hình thành của Paralympic bắt nguồn từ năm 1948 khi bác sĩ người Đức, Ludwig Guttmann tổ chức cuộc thi thể thao nhỏ cho dành cho các cựu binh bị chấn thương tủy sống tại Bệnh viện Stoke Madeville, Anh Quốc. Cuộc thi này trùng vào thời điểm diễn ra Olympic 1948 ở London, được gọi là Stoke Mandeville Games và trở thành tiền thân của Paralympic.
Năm 1960, cuộc thi được công nhận là Paralympic Games lần đầu tiên diễn ra tại thủ đô Rome của Italy. Hơn 400 vận động viên khuyết tật đến từ 23 quốc gia. Từ đó, Paralympic được tổ chức bốn năm một lần, tiếp sau mỗi kỳ Olympic.
Qua thời gian, giống như Olympic, Paralympic trở thành một sự kiện thể thao quốc tế hàng đầu với nhiều môn thi đấu hiện đại như bơi lội, điền kinh, bóng rổ trên xe lăn, cử tạ, cầu lông, bóng bàn, đua xe đạp, quần vợt, bắn cung...
Không còn đơn thuần là một sân chơi thể thao, Paralympic mang nhiều ý nghĩ lớn lao hơn khi trở thành biểu tượng của sự đa dạng, hòa nhập và khả năng vô hạn của con người bất kể tình trạng thể chất.
Theo số liệu của Ủy ban Olympic Quốc tế, tính đến nay, đã có 16 kỳ Paralympic mùa hè và 13 kỳ Paralympic mùa đông được tổ chức kể từ năm 1960. Tính tổng cộng qua các kỳ, ước tính đã có hàng chục nghìn vận động viện khuyết tật từ nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế giới tham gia thi đấu, góp phần đưa Paralympic ngày càng trở nên quy mô hơn.
Hàng trăm kỷ lục đã được thiết lập. Người hâm mộ thể thao vẫn còn rất ấn tượng với kỳ Paralympic 2020 tại Tokyo, nơi mà những người "khổng lồ" khuyết tật đã phá vỡ tới 163 kỷ lục thế giới.
Việt Nam tham gia tranh tài ở Thế vận hội cho người khuyết tật khá muộn. Nếu các vận động viên thể thao Việt Nam lần đầu được diễu hành và giương cao cờ tổ quốc tại Olympic Moskva năm 1980 thì mãi đến 20 năm sau, các vận động viên khuyết tật mới có cơ hội được làm điều tương tự ở Thế vận hội Sydney 2000.
Tuy vậy, thành tích của vận động viên khuyết tật Việt Nam tại Paralympic không hề thua kém các vận động viên Olympic. Nếu Hoàng Xuân Vinh ghi dấu ấn lịch sử lần đầu cho đoàn thể Việt Nam bằng chiếc huy chương vàng môn bắn súng tại Olympic 16 ở Rio de Janeiro, Brazil thì lực sĩ khuyết tật Lê Văn Công cũng mang lại niềm tự hào cho Việt Nam với chiếc huy chương cùng màu ở môn cử tạ ở Paralympic cùng kỳ.
Các kỳ thi đấu tiếp theo sau đó khi Vinh và các vận động viên khác ở Olympic thất bại, không đoạt huy chương nào thì Lê Văn Công, dù không tiếp tục có được kết quả cao nhất, cũng đã giúp cho Việt Nam duy trì mục tiêu có thành tích khi giành được huy chương bạc và đồng lần lượt ở Paralympic 2020 và 2024.
Nỗ lực của Lê Văn Công đã giúp cho thể thao khuyết tật Việt Nam vẫn còn nằm trong danh sách các quốc gia có thành tích cho đến thời điểm này. Cá nhân anh vẫn còn khát vọng được thi đấu tiếp tục ở Paralympic kỳ sau, nhưng thẳng thắn nhìn nhận, phong độ của Công khó còn được như khi tham gia những kỳ thi đấu vừa qua. Tuổi tác và chấn thương dai dẳng ở vai sẽ là những nguyên nhân trực tiếp cản trở con đường duy trì thành tích tiếp theo của anh.
Đội ngũ vận động viên khuyết tật đạt chuẩn thi đấu Paralympic hiện nay còn rất khiêm tốn cả về chất và lượng. Để tránh đi theo con đường đang đổ dốc của thể thao Olympic, nhà quản lý thể thao khuyết tật Việt Nam cần quan tâm, tiếp tục đầu tư và đào tạo những vận động viên trẻ để chuẩn bị sát cánh với Công trong tương lai.
Hà Đức Trí
" alt=""/>Huy chương của người khuyết tật