Theo đó, màn hình hiển thị dạng OLED trên tay nắm trên mẫu GT 63 phiên bản bốn cửa sẽ được đồng bộ với điện thoại, đưa ra những lời chào, thông số về thời tiết cũng như tính toán được thời gian di chuyển đến chỗ làm việc khi chủ xe bước tới.
![]() |
Màn hình OLED trên tay nắm cửa của chiếc Mercedes-Benz AMG GT G63. (Ảnh: Carbuzz) |
Trong các tài liệu nộp cho Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Mercedes-Benz cho rằng, nhu cầu cá nhân hóa ô tô của khách hàng ngày càng tăng. Do đó, họ mong muốn chiếc xe không chỉ có khả năng vận hành tuyệt vời mà còn phải biết phản hồi, tương tác với chủ xe.
Hãng xe Đức cho biết thêm, màn hình này có thể sử dụng tinh thể lỏng hoặc là dạng OLED để hiển thị thông tin cá nhân hóa trên tay nắm cửa.
![]() |
Tay nắm cửa của xe Mercedes AMG GT63 có thể hiển thị rất nhiều thông tin hữu ích. Hơn hết, nó cho cảm giác chiếc xe đang tương tác như con người. (Ảnh: Carbuzz) |
Tương tự như công nghệ sử dụng điện thoại thông minh làm chìa khóa, các tín hiệu sẽ được gửi từ điện thoại của chủ xe để giúp chiếc xe nhận diện người dùng và hiển thị các thông báo trên tay năm cửa, như "Xin chào, Geoff!" hoặc "Chào buổi tối, Rosa."
![]() |
Tay nắm cửa của chiếc Mercedes-Benz AMG GT G63 sẽ hiển thị thông tin cá nhân hóa dựa trên tín hiệu nhận từ điện thoại thông minh của người dùng. (Ảnh: Carbuzz) |
Mercedes-Benz tiết lộ, hãng xe này vẫn đang cố gắng nghiên cứu để nâng cao tính cá nhân hóa chiếc xe lên tầm cao mới với chi tiết là tay nắm cửa. Trước đó, nhiều ý tưởng cải tiến chi tiết này bao gồm làm thay đổi màu sắc, phát ánh sáng xanh khi mở và ánh sáng đỏ khi khóa,... giống như màu đèn nội thất đã được đưa ra.
Nguyễn Hoàng (theo Carbuzz)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hiền Hồ, Sơn Tùng M-TP, Tuấn Hưng hay Cường Đô la,... là những người có cùng "gu" chơi xe khi mạnh tay chi hơn chục tỷ đồng để sở hữu siêu SUV thời thượng Mercedes-AMG G63.
" alt=""/>Tay nắm cửa xe Mercedes có thể hiển thị thông tin và biết chào ông chủKính thiên văn Parkes tại Australia. Ảnh: CSIRO
Các nhà khoa học cho biết họ vẫn chưa thể xác định liệu con người có phải nguyên nhân gây nên tín hiệu này hay không. Kể từ khi được phát hiện vào năm 2019, tín hiệu 980 MHz chưa bao giờ xuất hiện lại cho đến ngày nay.
Theo các nhà khoa học, tín hiệu này đến trực tiếp từ hệ sao Proxima Centauri, cách Trái Đất 4,2 năm ánh sáng. Proxima Centauri là một ngôi sao khí khổng lồ, có kích thước bề mặt lớn hơn 17% Trái Đất. Bên cạnh đó, nhóm khoa học đã quan sát thấy sự thay đổi của tín hiệu, có nét tương đồng với quá trình chuyển động của một hành tinh.
“Tín hiệu này là ứng cử viên sáng giá cho những nỗ lực liên lạc với người ngoài hành tinh kể từ Wow! Signal", nguồn tin giấu tên chia sẻ với The Guardian. “Wow! Signal” là tín hiệu vô tuyến nổi tiếng, tương tự dạng chữ ký kỹ thuật, được phát hiện vào năm 1977.
Tuy nhiên, không nằm ngoài khả năng tín hiệu này có nguồn gốc từ tự nhiên. Một ngôi sao chổi hoặc đám mây hydrogen cũng có khả năng là lời giải đáp cho “Wow! Signal”.
“Đây là tín hiệu thú vị nhất chúng tôi tìm thấy trong dự án Breakthrough Listen. Chúng tôi chưa từng có tín hiệu nào vượt qua ngần này bộ lọc quan sát”, Sofia Sheikh, người đứng đầu dự án chia sẻ với Scientific American. Tín hiệu bí ẩn hiện được đặt tên là Breakthrough Listen Candidate 1, hay BLC1.
Thao Science Alert, trong quá trình tìm kiếm những nền văn minh mới, con người không thể nắm bắt được cách người ngoài hành tinh liên lạc và nguồn gốc của các tín hiệu trong vũ trụ. Với bất cứ phát hiện hợp lý về mặt công nghệ mà không đi kèm lời giải thích liên quan đến tự nhiên, người ngoài hành tinh có thể trở thành đáp án gần gũi nhất.
Cho đến nay, không dữ liệu nào liên quan đến tín hiệu BLC1 được công khai. Ngay cả khi được công bố, nhiều khả năng không ai có thể đưa ra câu trả lời cho nguồn gốc của tín hiệu này.
(Theo Zing)
Nhờ công nghệ radar SAR, vệ tinh Capella 2 có khả năng chụp ảnh bên trong một số công trình đơn giản.
" alt=""/>Phát hiện tín hiệu vô tuyến lạ ngay sát Hệ Mặt Trời