![]() |
Dark Mode- Trang 9to5macđã tiết lộ một số ảnh chụp màn hình của hệ điều hành iOS 13 sắp ra mắt. Theo đó, thay đổi được người dùng mong chờ nhất là chế độ Dark Mode đã xuất hiện trong phần cài đặt. Người dùng cũng có thể kích hoạt nhanh tính năng này tại trung tâm điều khiển. Màu nền phần dock chứa ứng dụng ở phía dưới sẽ chuyển từ sáng sang tối. |
![]() |
Tính năng đa nhiệm mới trên iPad- Tính năng này cho phép người dùng mở một ứng dụng tại nhiều cửa sổ đa nhiệm khác nhau. Nó tương tự như việc mở cùng một trang web trên nhiều tab trình duyệt. Với cập nhật này, iPad sẽ nâng cao khả năng đa nhiệm, đồng thời linh động hơn Split View hay Slide Over. |
![]() |
Lưu tệp tin từ trang web- iPad đang được hướng tới trở thành một thiết bị phục vụ cho công việc thay vì giải trí đơn thuần như trước. Việc cho phép lưu trữ cũng như quản lý các tệp tin từ nhiều trang web sẽ giúp sản phẩm này trở nên mạnh mẽ hơn khi làm việc. |
![]() |
Hỗ trợ chuột cho iPad- Theo MacStories, Apple có thể cung cấp tính năng hỗ trợ chuột trên iOS 13. Với khả năng dùng chuột, iPad có thể trở thành thiết bị di động thay thế cho laptop, qua đó nâng cao hiệu suất làm việc như triết lý mà Apple đang theo đuổi. |
![]() |
Mở khóa Mac, iPhone bằng Apple Watch- Theo Cultofmac, một trong những thay đổi đáng mong chờ khác trên iOS 13 cũng như macOS 10.15 là khả năng cho phép mở khóa khi kết nối với Apple Watch. Người dùng sẽ không cần sử dụng đến Face ID hoặc mật khẩu để đăng nhập thiết bị khi đang đeo Apple Watch. |
![]() |
Tùy biến màn hình khóa- Hiện tại, iPhone cho phép mở nhanh đèn pin hoặc camera trên màn hình khóa. Việc tích hợp thêm một số ứng dụng hoặc tùy chỉnh thêm ứng dụng bên thứ ba sẽ giúp người dùng truy cập phần mềm thuận tiện hơn. |
![]() |
Chế độ khách- iPad thường được sử dụng bởi cả gia đình. Tuy nhiên hiện tại, sản phẩm này chưa hỗ trợ tính năng đa tài khoản hoặc chế độ khách. Điều này đang khiến cha mẹ khó khăn hơn trong việc quản lý thời gian con cái của họ dùng iPad hoặc mua ứng dụng trên App Store. |
Ảnh minh họa
Điện thoại Huawei bán tại thị trường quốc tế đều chạy Android. Do đó, Android vô cùng quan trọng với công ty. Song, do lệnh cấm của Mỹ, công ty Trung Quốc có nguy cơ không được sử dụng Android.
Đối với Huawei, thách thức trong việc xây dựng hệ điều hành mới không chỉ ở mặt kỹ thuật. Họ còn phải thuyết phục được người dùng và lập trình viên giữa tâm bão bị tẩy chay. Hệ sinh thái phải có quy mô đủ lớn và thu hút được đủ ứng dụng, đây là điều mà Microsoft, BlackBerry và nhiều hãng khác thất bại.
Một công ty như Huawei có thể tạo ra thứ gì đó khả dụng song không thể đạt tới tầm của Android hay iOS trong 1 năm hay 18 tháng. Android được giới thiệu với các nhà đầu tư năm 2004, bán cho Google năm 2005 và chính thức công bố năm 2007. Thiết bị đầu tiên chạy Android bán ra năm 2008. Trong khi đó, Huawei được cho là mới nghiên cứu hệ điều hành “kế hoạch B” từ năm 2012.
Theo ông Neil Shah, Giám đốc nghiên cứu hãng phân tích Counterpoint, để cạnh tranh với Android, phải có lập trình viên viết ứng dụng cho Huawei và kho ứng dụng phải có hàng triệu chương trình. Một trong các lý do Microsoft từ bỏ Windows Phone năm 2017 chính là bị các lập trình viên thờ ơ. Lượng người dùng ít ỏi khiến đầu tư trở nên lãng phí. Nokia Symbian và BlackBerry OS cũng vấp phải khó khăn tương tự và dẫn đến việc bị khai tử như Windows Phone.
Tian Weishu, nhà phát triển Android đang làm cho Alibaba, nhận xét: “Không có lý gì để công ty duy trì ứng dụng trên nền tảng không có đủ người dùng”.
Bởi việc viết lại và chuyển đổi ứng dụng sang nền tảng mới khá tốn kém, nhiều người tin rằng hệ điều hành của Huawei - tên gọi Hongmeng - sẽ được xây dựng trên nền tảng nguồn mở của Android. Nó có lợi thế là giúp lập trình viên chạy ứng dụng trên Hongmeng dễ hơn.
Dù vậy, Huawei vẫn còn một quân át chủ bài nếu phát triển hệ điều hành mới hoàn toàn, đó chính là quan hệ với các hãng công nghệ quan trọng nhất Trung Quốc. Để có thể đạt được số lượng lớn ứng dụng cần thiết, công ty cũng cần được chính phủ hỗ trợ.
" alt=""/>Hệ điều hành di động của Huawei có 'xơi' nổi Android, iPhone?