Cụ thể, thành viên tên Nhân dùng gói cước F6 (22 Mb/s) được đổi sang gói Super22 (22 Mb/s) nhưng thành viên Sơn cũng dùng gói F6 lại được nâng lên gói Super50 (50 Mb/s). Cả 2 đều không phải trả thêm tiền so với gói cước hiện đóng.
Nhiều thành viên khác cũng thắc mắc về cước phí đóng hàng tháng của họ. Khi so sánh, các thành viên cho rằng gói cước và tốc độ giống nhau nhưng mức phí lại khác nhau. Cũng có người bức xúc vì nhận thông báo nâng lên gói cước mới phải trả thêm tiền, trong khi họ không có nhu cầu.
Trên diễn đàn, các thành viên giải thích cho nhau sự khác biệt do thời gian trả trước còn lại hoặc thời gian sử dụng mạng. Tuy nhiên đây cũng chỉ là phỏng đoán, không có thông báo chính thức từ FPT Telecom.
Zing.vn đã liên hệ đại diện của FPT Telecom về vấn đề này nhưng chưa nhận được câu trả lời.
![]() |
Trang web của FPT Telecom thông báo về các gói cước mới, nhưng không nói rõ những khách hàng dùng gói cước cũ sẽ được nâng cấp như thế nào, phải thêm bao nhiêu tiền. |
Ba nhà cung cấp Internet lớn bao gồm FPT Telecom, Viettel Telecom và VNPT đều thông báo sẽ thay đổi băng thông dịch vụ Internet kể từ ngày 1/6. Cụ thể Viettel Telecom, VNPT đều thông báo tăng gấp đôi tốc độ truy cập nhưng không thay đổi giá cước.
Trong khi đó, FPT Telecom công bố “quy hoạch băng thông”, nhưng lại không nói rõ sự thay đổi giữa gói cước cũ và mới cũng như mức giá của các gói cước.
" alt=""/>Người dùng phản ánh FPT Telecom tự ý nâng gói cước, tăng tiền khó hiểuSản phẩm điện thoại của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chính thức bán tại Myanmar.
Đối tác phân phối sản phẩm Vsmart là Công ty Strong Source. Theo đó, các sản phẩm Vsmart sẽ được phân phối thông qua gần 1.500 cửa hàng của nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng và kinh doanh đa ngành số 1 tại Myanmar. Qua Strong Source, Vsmart đồng thời hợp tác với 2 nhà bán lẻ lớn (phân phối trực tiếp và trực tuyến) tại Myanmar là Mytel (Viettel) và Shop.com.mm (Alibaba).
Trong giai đoạn 1, Vsmart sẽ phân phối 4 mẫu điện thoại thông minh tại thị trường Myanmar là Joy1, Joy1+, Active 1 và Active 1+.
Trong đó, Active 1+ là mẫu máy cao cấp nhất của Vsmart ở thời điểm hiện tại, với 3 màu: xanh lục bảo, đen và vàng hồng. Active 1+ có khung kim loại, lưng kính và màn hình tai thỏ, trang bị Chip SnapDragon 660, RAM 6GB. Máy có camera selfie 24MP và camera kép xóa phông 12MP, sử dụng công nghệ AI nên đạt được chất lượng hình ảnh cao ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Joy 1+ là dòng máy có thiết kế nhựa giả kính, màn hình tai thỏ, chip Snapdragon 430, RAM 3GB. Máy có 2 màu xanh coban, đen. Đặc biệt, Joy 1+ có dung lượng pin 4000mAh - mẫu máy có pin lâu nhất trong loạt sản phẩm.
Ông Soe Naing, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Strong Source Group cho biết: “Chúng tôi rất tự hào khi trở thành đối tác phân phối độc quyền cho thương hiệu Vsmart tại thị trường Myanmar. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng điện tử, Strong Source tin tưởng có thể đồng hành cùng Vsmart nhằm đạt được sự lựa chọn và tin yêu của người tiêu dùng”.
Để chinh phục khách hàng cũng như có thể cạnh tranh khốc liệt tại Myanmar và các thị trường quốc tế, các sản phẩm Vsmart phải vượt qua gần 2.500 bài test tiêu chuẩn (gồm các bài test phần cứng, test cơ khí và test phần mềm) tại phòng thí nghiệm của BQ (Tây Ban Nha) và nhà máy Vsmart. Ngoài ra, các dòng điện thoại còn được kiểm tra tại những phòng thí nghiệm của Qualcomm, đơn vị cung cấp chip bán dẫn có hiệu năng tốt nhất thế giới hiện nay.
Các trang thiết bị, máy móc của Vsmart đều tối tân nhất. Trong đó có 3 dây chuyền hàn dán linh kiện hoàn toàn tự động sử dụng công nghệ mới nhất hiện nay của Mỹ, Đức, Singapore, 3 dây chuyền test bo mạch với các thiết bị đo của Rohde&Schwarz (Đức); phần mềm của Qualcomm (Mỹ) và 6 dây chuyền lắp ráp thành phẩm. Tất cả đều đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn cao nhất trong sản xuất công nghiệp của thế giới.
" alt=""/>Sản phẩm điện thoại của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chính thức bán tại MyanmarCuộc triệu hồi đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt. Theo đó, sẽ có tổng số 918 chiếc xe Mitsubishi Outlander, Outlander Sport và Mitsubishi Lancer được sản xuất năm 2015 nằm trong diện triệu hồi lần này để thay thế rơ le điều khiển nguồn điện của hệ thống điện.
Cụ thể, đối với các xe bị ảnh hưởng vì mối hàn bên trong rơ-le sử dụng cho hộp điều khiển động cơ không đủ tiêu chuẩn nên mối hàn có thể bị bong tróc do nhiệt phát sinh bên trong khi hoạt động và gây ra sự dẫn điện kém của rơ-le.
" alt=""/>Mitsubishi Việt Nam triệu hồi xe SUV Outlander do lỗi hệ thống điện