Bangkok tiên phong BĐS hàng hiệu trong đô thị tại châu Á
Thái Lan dẫn đầu ở châu Á trong lĩnh vực BĐS hàng hiệu với khoảng 30 dự án đã và đang hình thành, riêng thành phố Bangkok có 14 dự án đã và đang hoàn thành, đứng thứ 5 thế giới (theo Savills Reseach). Bangkok có dự án BĐS hàng hiệu đầu tiên vào năm 2011. Chỉ trong năm 2019, thành phố đông dân thứ 3 Đông Nam Á đã có thêm 3 dự án nhà ở có thương hiệu mới: Four Seasons Private Residences, Banyan Tree Riverside Residences và The Residences at Mandarin Oriental Bangkok.
![]() |
Phối cảnh Four Seasons Private Residences tại Bangkok. Ảnh: Four Seasons |
Theo ông Aaron Aemi Kuvanun - chuyên gia phân tích của CBRE Thailand, sự phát triển bùng nổ của BĐS hàng hiệu tại Thái Lan xuất phát từ niềm tin của các đại gia Thái rằng các thương hiệu khách sạn danh tiếng có thể đảm bảo chất lượng của dự án trong quá trình xây dựng cũng như vận hành.
Hầu hết những người giàu và siêu giàu tại Thái Lan đều sống ở Bangkok. Ông Carlos Martinez - Giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn của Knight Frank Thailand, cho rằng sự phát triển của tầng lớp này tại thành phố này là cơ sở cho sự phát triển của BĐS hàng hiệu. Chỉ trong vòng 7 năm, từ năm 2011 đến năm 2018, số người giàu tại Bangkok đã tăng gấp đôi.
Bên cạnh đó các khách hàng thượng lưu đến từ Hồng Kông, Singapore, và Trung Quốc cũng góp phần không nhỏ trong số lượng giao dịch BĐS hàng hiệu tại thủ đô của Thái Lan. Theo số liệu của Knight Frank, người nước ngoài chiếm đến 35%-50% trên tổng số người mua nhà có thương hiệu tại Bangkok.
Thời cơ cho BĐS hàng hiệu ở Việt Nam
Khi BĐS hàng hiệu mới đến Thái Lan, khó ai có thể hình dung được sự phát triển mạnh mẽ như vậy của mô hình này tại Bangkok như ngày hôm nay. Nhưng trong bối cảnh tăng trưởng của nền kinh tế và tầng lớp giàu có, phân khúc BĐS hàng hiệu trong đô thị đã phát triển thần tốc tại thủ đô của nước này.
Câu chuyện này không của riêng Thái Lan. Theo dữ liệu của Knight Frank, “có mối tương quan trực tiếp giữa sự phát triển thịnh vượng và nhu cầu cho sản phẩm BĐS hàng hiệu” và “chúng ta đang nhìn thấy sự quan tâm mạnh mẽ của thị trường đến mô hình này từ khi sự thịnh vượng toàn cầu tăng nhanh từ năm 2000”. Mô hình BĐS hàng hiệu đang phát triển mạnh mẽ tại những thành phố là trung tâm kinh tế của châu Á như Dubai, Kuala Lumpur và lan tới các thị trường mới như TP.HCM.
![]() |
Phối cảnh dự án Grand Marina, Saigon – dự án bất động sản hàng hiệu đầu tiên trong đô thị của Việt Nam. Ảnh: Masterise Homes |
Mới đây Marriott International - tập đoàn hàng đầu thế giới trong phân khúc BĐS hàng hiệu, đã chọn TP.HCM là nơi để phát triển dự án BĐS lớn nhất thế giới của thương hiệu này. Dự án Grand Marina, Saigon tại vị trí đắc địa tại trung tâm TP.HCM đã tạo ra sức hút rất lớn với nhà đầu tư trong khu vực.
Việt Nam - “ngôi sao đang lên của châu Á”, thu hút số lượng dự án BĐS hàng hiệu trong tương lai lớn thứ 2 ở Đông Nam Á, sau Thái Lan theo nghiên cứu của Savills. TP.HCM, địa phương đóng góp 1/4 GDP của cả nước là địa điểm lý tưởng cho loại hình căn hộ hàng hiệu phát triển và được kỳ vọng sẽ là nơi tiếp theo cho loại hình căn hộ hàng hiệu bùng nổ.
Những tín hiệu khả quan đầu tiên
Thị trường dõi theo sức hút của dự án Grand Marina tại thị trường Việt Nam bởi giá bán dự kiến cao kỷ lục, sánh ngang với các dự án cao cấp hàng đầu tại Bangkok, Singapore và mô hình BĐS hàng hiệu trong đô thị mới lạ. Tháng 5/2021, Grand Marina đã thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư tại buổi ra mắt đầu tiên trong nước.
![]() |
Sự kiện ra mắt dự án Grand Marina, Saigon. Ảnh: Masterise Homes |
Điều này được lý giải với nhiều lý do. Đây là dự án tiên phong mang mô hình BĐS hàng hiệu vào trong trung tâm thành phố tại Việt Nam. TP.HCM là nơi tập trung một bộ phận lớn những người thành đạt, giàu có, vì vậy là một trong những thị trường có nhu cầu với dòng BĐS hàng hiệu hơn cả. Bên cạnh đó, Grand Marina, Saigon còn gắn liền với thương hiệu Marriott International, vì vậy khách hàng sẽ nhận được những dịch vụ tiện ích tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn nghỉ dưỡng hàng đầu, bên cạnh bảo chứng chất lượng trong thiết kế, xây dựng của dự án.
Phản hồi tích cực của thị trường là tín hiệu lạc quan về sự phát triển kinh tế của Việt Nam, và sự lớn mạnh của BĐS Việt so với khu vực. Từ câu chuyện của các thị trường đi trước, đây là cơ sở tạo niềm tin cho thị trường Việt Nam và tăng sức hút của mô hình BĐS hàng hiệu trong đô thị trong tương lai.
Bùi Huy
" alt=""/>BĐS hàng hiệu Việt Nam: Xu hướng và giá trị, nhìn từ BangkokTrong rổ VN30, cổ phiếu của Thế Giới Di Động và FPT vẫn giữ được sự ổn định. Trong đó, mã MWG của doanh nghiệp bán lẻ giảm nhẹ so với hôm thứ Hai, trong khi mã FPT của công ty công nghệ lâu đời nhích lên một chút.
Trong tuần, cổ phiếu Thế Giới Di Động có hai phiên tăng, 3 phiên giảm. Các đợt giảm khiến mã MWG hiện ở mức 70.300 đồng/CP, nhưng vẫn không chênh nhiều so với giá 71.500 đồng/CP hồi đầu tuần.
Trong khi đó, mã FPT có 4 phiên tăng, chỉ 1 phiên giảm. Có thời điểm giá FPT tăng lên mốc 90.000 đồng/CP, song kết thúc tuần với giá 88.000 đồng, tăng nhẹ khoảng 2.000 đồng/CP so với hôm thứ Hai.
Với mức giá như trên, cổ phiếu hai doanh nghiệp hiện đang nằm trong top 10 của 30 cổ phiếu có giá trị vốn hoá thị trường cũng như thanh khoản cao nhất (VN30-Index).
Tương tự giá cổ phiếu của hai mã kể trên, các mã khác của Công ty cổ phần bán lẻ FPT (HoSE: FRT), Tập đoàn CMC (CMG) hay FPT Telecom (UpCOM: FOX) cũng có một tuần khá ổn định.
Cụ thể, mã FRT của công ty đang sở hữu chuỗi bán lẻ FPT Shop kết thúc tuần với giá 88.800 đồng/CP, chỉ thấp hơn 200 đồng/CP so với hôm thứ Hai. Trong tuần, có ngày mã FRT lên tới 94.000 đồng, song do nhiều đợt giảm đã trở về mốc dưới 90.000 đồng.
Cổ phiếu Tập đoàn công nghệ CMC khá cân bằng trong 5 ngày giao dịch vừa qua, khi có hai phiên tăng, hai phiên giảm, một phiên giao dịch ở giá tham chiếu. Kết tuần, mã CMG đạt 62.000 đồng/CP, tăng 2.100 đồng/CP so với 5 ngày trước.
Trong các doanh nghiệp được đề cập, FPT Telecom có một tuần sáng sủa khi tăng liên tiếp 4 phiên liên tục, chỉ một phiên giao dịch ở giá tham chiếu hôm thứ Sáu. Kết quả, trên sàn UpCOM, công ty con của tập đoàn FPT chốt tuần với giá 70.000 đồng/CP, tăng nhẹ so với mức 68.300 đồng hôm thứ Hai.
Mặc dù giữ được sự ổn định trong 5 phiên giao dịch vừa rồi, song giá cổ phiếu của tất cả doanh nghiệp được đề cập vẫn đang ở vùng giá thấp so với hồi tháng 4 năm nay. Tại thời điểm đó, chỉ số VN-Index cũng trên mốc 1.500 điểm, cao nhất từ trước đến nay.
Dù đang ở vùng giá thấp, song cổ phiếu doanh nghiệp ngành công nghệ vẫn ở mức cao so với thị trường, cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư trong lĩnh vực này vẫn được duy trì.
Hải Đăng
Cổ phiếu của các công ty liên quan mảng công nghệ tại Việt Nam vừa chứng kiến phiên xanh duy nhất kể từ đầu tuần.
" alt=""/>Cổ phiếu Thế Giới Di Động, FPT vẫn trong top 10 của nhóm bluechipCEO Tim Cook và Tổng thống Donald Trump trong chuyến đi thăm nhà máy của Apple vào tháng 11/2019.
Tờ CNN mới đây đã trích dẫn báo cáo tài chính cuối cùng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trước khi rời Nhà Trắng. Trong đó đáng chú ý có một máy tính Mac Pro trị giá 5.999 USD (tương đương 138,4 triệu VNĐ), chưa gồm màn hình và chân đế, do CEO Tim Cook gửi tặng.
Theo tài liệu mô tả, đây là chiếc máy tính đầu tiên được sản xuất tại nhà máy Flex Factory ở Austin, Texas (Mỹ). Nhà máy này bắt đầu sản xuất máy tính Mac từ năm 2013. Tuy nhiên, món quà bất ngờ này có thể xuất xưởng vào năm 2019, bắt nguồn từ chuyến thăm quan hoạt động nhà máy của ông Trump vào tháng 11/2019.
"Chúng ta đang thấy sự khởi đầu của một cơ sở sản xuất rất mạnh mẽ và quan trọng", ông Trump bấy giờ cho biết. "Bất kỳ ai theo dõi chiến dịch của tôi sẽ thấy tôi luôn nói về Apple, rằng tôi muốn thấy Apple xây dựng các nhà máy ở Mỹ. Và đó chính xác là những gì đang diễn ra."
Máy tính Mac Pro phiên bản 2020 với thiết kế đặc trưng, trị giá 50.000 USD.
Mặc dù nghe có vẻ khá đắt đỏ, nhưng 5.999 USD thực tế tương đối rẻ so với các dòng Mac Pro thế hệ mới. Điển hình như với phiên bản cấu hình cao nhất trong năm 2020 của dòng máy tính này có giá thành lên tới hơn 50.000 USD.
Phần cứng là điểm đáng chú ý nhất trên Mac Pro mới, trong đó bản cao cấp sẽ dùng bộ xử lý Intel Xeon với tối đa 28 lõi, 64 làn PCI Express. Máy dùng RAM ECC 2933 MHz, cho phép nâng cấp lên 1,5TB thông qua 12 khe cắm. Model mới tích hợp cổng PCI-E, hai cổng Thunderbolt 3, hai cổng USB-A và một giắc âm thanh 3,5 mm, card đồ họa tiêu chuẩn là Radeon Pro Vega II.
Ngoài số tiền bỏ ra cho thiết bị, người dùng cũng thường phải mua thêm một số phụ kiện kèm theo như chân đế trị giá 999 USD, màn hình Pro Display XDR với công nghệ Retina 6K trị giá 5.999 USD, hay ổ cứng SSD 1.5TB trị giá 25.000 USD.
Như vậy, nếu tính tất cả các thành phần, chi phí bỏ ra để mua một máy tính Mac Pro phiên bản cao cấp nhất có thể lên tới 62.571 USD (tương đương 1,44 tỷ đồng).
Trong tài liệu cũng tiết lộ một số quà tặng thú vị mà ông Trump được nhận như chiếc áo khoác da bomber trị giá 529 USD gửi từ Bill Ford - Chủ tịch Ford, gậy đánh golf và phụ kiện từ Derek Sprague - Chủ tịch Hiệp hội golf Hoa Kỳ, và một chiếc đai Vô địch trị giá 650 USD từ võ sĩ chuyên nghiệp Colby Covington.
(Theo Dân Trí)
Với sự chuyển đổi từ chip Intel sang M-series trong năm 2020, Apple đã đưa máy tính Mac tiến xa hơn đối thủ.
" alt=""/>Chiếc máy tính trị giá gần 140 triệu đồng được CEO Apple tặng ông Trump