"Các mẹ đã bao giờ nghe đến bệnh trầm cảm sau sinh chưa. Tôi chính là bị mắc bệnh đó mà tự tử. Sau khi lấy chồng và biết tin mình có em bé thì 3 tháng sau tôi bị thất nghiệp do dịch bệnh. Từ đó tôi chỉ có thể ở nhà lo dọn dẹp nhà cửa và đi chợ nấu ăn…", câu chuyện bắt đầu từ hoàn cảnh khó khăn mà cô vợ không may rơi vào đúng thời điểm biết mình sắp có con. Việc thất nghiệp ở nhà, không có thu nhập do mình tạo ra, va chạm với các thành viên trong gia đình chồng đã khiến cô càng lúc càng trầm cảm.
Người mẹ trẻ giãi bày, cô nghén đến tận tháng thứ 6 thai kỳ mới hết nên người lúc nào cũng mệt mỏi rồi kén ăn. Vài tháng cuối thai kỳ cô bắt đầu bị tiểu nhiều vào ban đêm và mất ngủ liên tục. Vô tình nghe được mẹ chồng nói xấu mình với nhiều người rằng cô kén cá chọn canh, ngủ dậy muộn, ngủ cả ngày, đã ở nhà ăn bám mà còn không biết điều.
Sau khi cô đẻ mọi chuyện càng tồi tệ hơn. Cô chịu đả kích mạnh khi bị cả nhà chồng chỉ trích việc không sinh thường mà lại sinh mổ, trong khi con thì có 3kg. Ngày cô đẻ xong bà nội có sang phòng cô ngủ nhưng đúng nghĩa là chỉ ngủ, bà nói bà không thức khuya được, đau đầu sáng mai không dậy được. Cô mới sinh vẫn nén đau ngồi dậy thay tã, dỗ dành con. Hôm sau cô bảo mẹ chồng không cần sang phòng nữa, cô tự chăm con được.
Mẹ chồng cô là người sống hai mặt, trước người ngoài bà nói sẽ chăm cho cô kiêng cữ đủ 3 tháng vì bố mẹ cô ở xa, nhưng thực chất sau 1 tháng đã bắt cô làm đủ việc nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp. "Tôi kiêng một tháng cũng được thôi nhưng tức vì bà với người ngoài nói một kiểu nhưng lại làm một kiểu", cô tâm sự.
"Con tôi ngủ ngày thức đêm tròn ba tháng đầu, có một mình tôi vừa chăm con vừa làm việc nhà thật sự rất mệt mỏi. Bây giờ bé đã được 9 tháng cũng đỡ hơn, tuy là ngày ngủ ít thôi, nhưng đêm thức đến tận 12 giờ đêm 1h sáng, sau đó ngủ đến 7-8h sáng. Con rất bám mẹ, đi đâu tôi cũng phải địu con theo, có lúc vừa nấu ăn vừa bế con.
Con tôi ngủ muộn dậy muộn thì tôi cũng ngủ theo lịch của con, mẹ chồng tôi rất khó chịu điều đó. Bà bảo tôi ngủ như con lợn, ngủ 9-10h chưa thèm dậy. Có những hôm con quấy lắm cứ đòi bế làm tôi nấu cơm chưa xong. Mẹ chồng tôi đi về mặt sưng mày sỉa nói rằng hơn 12 giờ mà có tí cơm nước nấu cũng không xong, bà ấy chỉ có nước mà nhịn đói. Tôi bảo con tôi quấy quá nên chưa xong thì bà nói tôi kém, ngày xưa người ta nuôi hàng mấy đứa vẫn nuôi được, tôi có một đứa mà than.
Bà dì chồng tôi không lên nhà thì thôi, hễ lên nhà là nói tôi không ra gì. Đỉnh điểm là tối hôm đó chị gái tôi xuống thăm thì bà dì ấy cũng lên. Có chị gái tôi ở đấy nhưng bà dì vẫn vào phòng tôi chửi xa xả. Bà ấy nói rằng lần nào ban ngày bà ấy lên cũng thấy mẹ con tôi đóng cửa ngủ không chịu làm gì. Sao không dậy mà tranh thủ dọn nhà dọn cửa đi "ngủ như con lợn". Không công ăn việc làm gì ở nhà có tí việc cũng không chịu làm để nhà cửa bừa bộn lên. Tôi nói con cháu đêm thức khuya quá nên ngày nó ngủ thì cháu cũng ngủ tí lấy sức tối chăm con. Bà ấy bảo tôi là lười biếng chứ con nít đứa nào chả quấy, dù thế nào sáng cũng phải dậy cho thật sớm mà làm việc. Bà ấy đẻ tận 4 đứa vẫn làm được hết", người mẹ trẻ theo mạch câu chuyện.
Sự việc khiến cô khóc cả một đêm. Cô không biết mình đã làm sai cái gì mà lại khổ thế. "Tất cả mọi người đều ghét bỏ kêu tôi là kẻ ăn bám. Tôi không nghĩ được gì nữa chỉ muốn chết và tìm cách để chết. 5h sáng tôi uống thuốc tự tử… Đến gần 7h sáng tôi bắt đầu chóng mặt, người thì rã rời và nôn thốc nôn tháo. Chồng tôi bị tiếng nôn của tôi làm cho tỉnh dậy. Anh hỏi tôi bị làm sao nhưng tôi không còn đủ sức nói nữa, chỉ nôn rồi ngã ra sàn nhà. Chồng tôi vội vàng gọi xe taxi, lưng cõng tôi còn tay thì bế con ra xe taxi đến bệnh viện.
Đến bệnh viện tôi được chuyển thẳng vào phòng cấp cứu, vừa thở oxy, đo nhịp tim, đo huyết áp, truyền dịch và uống thuốc thải độc nguyên một ngày. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị nhiễm độc nhưng vì được phát hiện kịp thời nên chỉ cần uống thuốc thải độc, chứ không phải rửa ruột.
Tôi nằm trong viện hai ngày thì được xuất viện. Bố mẹ tôi ngay khi biết tin vội bắt máy bay về, chị tôi cũng đội mưa chạy đến bệnh viện. Nhưng bạc bẽo thay suốt hai ngày tôi nằm viện đó trừ chồng con ra, cả nhà chồng không một ai đến xem tôi còn sống hay chết rồi...
Lại nói đến chồng tôi, từ khi tôi đẻ con ra công việc của anh cũng ngày càng bận hơn, đi từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Dù biết tôi mệt mỏi nhưng anh cũng không thể chăm con giúp tôi được vì phải ngủ để mai lấy sức đi làm. Anh biết mẹ chồng tôi đối xử tệ với tôi nhưng đứng giữa mẹ với vợ anh không biết phải làm sao.
Vài hôm nữa mẹ con tôi cùng với bố mẹ đẻ của tôi sẽ bay vào Sài Gòn. Tôi không muốn ở cái nhà này thêm nữa…"
Trầm cảm sau sinh là chứng bệnh có thật khiến nhiều bà mẹ trẻ rơi vào khủng hoảng, có khi còn trở nên ghét bỏ bản thân, ghét bỏ chính đứa con và tìm cách quyên sinh, thậm chí giết con nếu tình trạng trầm cảm diễn biến trầm trọng.
Bởi vậy, phụ nữ mang thai và đặc biệt đang trong giai đoạn nuôi con sơ sinh - khi nhịp sinh hoạt bị đảo lộn vì một em bé xuất hiện trong gia đình, khi họ còn đau và cạn kiệt sức lực sau chuyến vượt cạn, khi họ bị tước đoạt giấc ngủ hàng đêm dẫn đến thần kinh căng thẳng - họ rất cần sự cảm thông, hỗ trợ từ những người thân trong gia đình nội ngoại, đặc biệt là chồng.
Gia đình có bà mẹ mới sinh nên hết lòng thông cảm, chăm sóc và hỗ trợ mẹ con cô ấy, giúp đỡ và đáp ứng những nguyện vọng của cô ấy khi cô ấy cần. Mục đích là để người mẹ trẻ thấy được tình cảm gia đình, thấy cô ấy không cô đơn trong việc sinh ra và chăm sóc một đứa con - thành viên mới của gia đình, cảm nhận được trọn vẹn nhất hạnh phúc làm mẹ và hạnh phúc khi có con.
Hãy yên tâm rằng, cùng với sự yêu thương của bạn, rồi cô ấy sẽ lại bình thường thôi khi những biến động về hormone không còn diễn ra nữa.
Theo Dân trí
Câu chuyện một thai phụ không muốn mẹ chồng vào phòng sinh đã làm dấy lên cuộc tranh cãi trên mạng xã hội.
" alt=""/>Tâm sự một người mẹ từng tự tử vì trầm cảm sau sinhRừng gần Alingsas - nơi tìm thấy kho báu cổ đại.
Ban đầu khi đào lên ông còn tưởng đây chỉ toàn "ve chai". Sau một hồi suy nghĩ, người đàn ông này lại thấy những đồ vật này rất mới và chuyển qua suy đoán đây là một kho hàng giả. Cuối cùng ông quyết định thông báo với nhà chức trách theo quy định.
Một nhóm các nhà sử học và khảo cổ học từ Cục Quản lý và phát triển văn hóa và Đại học Gothenburg (Thụy Điển) đã tới tiếp quản hiện trường, xác định rằng thứ ông Karlsson tìm được là một kho báu thời đại đồ đồng.
Kho báu này có 50 đồ vật lớn nhỏ gồm trang sức và một số vật dụng được dùng để mai táng cùng với người chết.
![]() |
Một món đồ trang sức kỳ lạ nằm trong di chỉ khảo cổ. |
Những món trang sức được dự đoán có niên đại từ năm 750 TCN tới năm 500 TCN, được chế tác tinh xảo bằng các vật liệu tốt và trông vẫn còn nguyên vẹn.
Từ những đồ vật được tìm thấy, giáo sư Johan Ling từ đại học Gothenburg cho biết hầu hết những món đồ này phải liên quan tới một người phụ nữ có địa vị cao.
Ở thời đại này, dù Thụy Điển là trung tâm chế tạo đồ kim khí với hàng nghìn nghệ nhân nhưng vẫn phải tốn rất nhiều tiền để có được những đồ kim hoàn được chế tác tinh xảo.
![]() |
Một đồ vật có hình dạng tròn như vòng cổ. |
Tuy nhiên, kho báu này vẫn còn chứa rất nhiều nghi vấn? Tại sao nó lại xuất hiện ở giữa rừng trong khi các bộ tộc cổ đại chỉ thường chôn đồ ở gần ao, hồ,.. để thể hiện sự tôn kính?
Tại sao trong kho báu này có cả một chiếc roi thúc ngựa trong khi loại roi này chỉ xuất hiện ở nước láng giềng của Thụy Điển là Đan Mạch?
![]() |
Trâm cài tóc được chế tác tinh xảo, tỉ mỉ. |
Pernilla Morner - một chuyên gia về cổ vật ở vùng Vastra Gotalans cho biết, đây là lần thứ hai phát hiện cổ vật từ thời kỳ đồ đồng ở Thụy Điển sau chiếc khiên được khai quật ở Vastra Gotaland vào giữa những năm 1980.
![]() |
Cây đinh này được dự đoán là vật bồi táng. |
Tìm thấy những cổ vật này được coi như một dấu hiệu tích cực đối với các nhà khảo cổ khi nghiên cứu về thời kỳ Scandivania bởi tuy giàu có nhưng thời kỳ này có rất ít tư liệu lịch sử được lưu lại. Chỉ biết thời kỳ này kéo dài từ năm 1700 TCN tới năm 500 TCN trước khi thế giới bước sang thời kỳ đồ sắt.
Hãng tin địa phương VGRfokus đưa tin hiện các nhà khảo cổ vẫn tiếp tục nghiên cứu và chưa có phát hiện nào chi tiết hơn.
Theo AO/ Dân trí
Một ngư dân trẻ vô tình tìm thấy khối rắn màu trắng nặng khoảng 7kg trên bãi biển, được xác định là khối long diên hương trị giá 230.000 USD (hơn 5,3 tỷ đồng).
" alt=""/>Đi dạo, người đàn ông tình cờ phát hiện kho báu từ thời đồ đồngCon cắt vải, mẹ may, cháu đem tặng
Cơn mưa nặng hạt kéo đến, cụ bà Trần Thị Vàng (còn gọi là bà Tư, 80 tuổi, ở huyện Bình Chánh, TP.HCM) không màng để ý. Bà lặng lẽ ngồi trong căn chòi lá trống trước hở sau may chăn, quần áo tặng người nghèo.
Chân phải đều đều đạp bàn máy may, bà nói: “Tôi may như vậy đã 7 năm rồi. Trước đây, tôi chỉ ráp, nối các mảnh vải vụn lại thành chăn để tặng cho người cần. Sau này, sợ tôi vất vả, con gái mua vải mới cho tôi may”.
Ngày còn nhỏ, gia đình bà Tư rất nghèo. Cha mẹ cho bà đi học may để sau này "có cái nghề lận lưng". Về sau, khi các con yên bề gia thất, bà vẫn nhớ đến nghề cũ.
7 năm trước, thấy cánh thợ may vứt bỏ nhiều vải vụn, bà tiếc hùi hụi. Thế rồi, bà nảy ra ý định tận dụng số vải này may thành chăn tặng người nghèo.
7 năm qua, bà Trần Thị Vàng cùng người con gái thứ 6 tình nguyện mua vải về may chăn, quần áo để tặng người nghèo. |
Mỗi khi được cánh thợ may cho vải, bà lại mày mò phân loại rồi ráp, nối từng mảnh lại với nhau thành những tấm chăn lớn. May xong, bà gấp, xếp gọn gàng, đóng bao chờ dịp gửi cho các đoàn từ thiện.
“Lần đầu tiên, tôi gửi tặng chăn là khi ra thăm ngôi chùa ở tỉnh Đồng Nai. Chùa nuôi rất nhiều trẻ lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn. Tôi ngỏ lời với sư trụ trì là muốn tặng chùa 50 cái chăn tự may. Nghe vậy, sư trụ trì vui lắm. Sư thầy rất hoan nghênh”, bà Tư chia sẻ.
Thấy việc làm của mình được đón nhận, bà Tư hạnh phúc đến nỗi như “trẻ, khỏe ra chục tuổi”. Bà tiếp tục nhận vải vụn về tỉ mẩn phân loại rồi miệt mài may. Thấy mẹ ráp, nối vải vụn vừa mất thời gian vừa mệt, người con gái thứ 6 của bà tình nguyện bỏ tiền mua vải mới về cùng bà cắt, may chăn.
Bà Tư kể: “Sợ tôi vất vả nên con đi mua vải mới về cho tôi may. Mỗi lần như thế, con mua cả cây vải dài 50m. May chăn bằng vải mới nhanh, đẹp và được nhiều hơn may bằng vải vụn. Mỗi ngày, tôi có thể may được trên chục cái chăn từ những cây vải mới như thế này”.
Dù đã 80 tuổi nhưng khi may đồ, bà Tư không cần dùng kính lão, đôi tay vẫn rất khéo léo. |
“Tuy nhiên, phải nhờ người con gái thứ 6 giúp căng, đo, cắt vải vì nó dài quá, một mình tôi không làm được. Thấy tôi may tặng người nghèo, con cũng mua máy may, kê sát bàn của tôi. Mỗi sáng, nếu rảnh rỗi, con cũng ngồi may cùng tôi. Mấy năm nay, mẹ con tôi vẫn cùng nhau may như thế”, bà Tư chia sẻ thêm.
Trong năm 2020, bà đã may và trao tặng cho các hội, nhóm từ thiện trên 1.000 cái chăn từ nhiều loại vải do con gái mua về. Tuổi đã cao nên bà không thể tự mình đi tặng chăn. Bà nhờ người cháu nội trực tiếp đem đi tặng người nghèo mỗi đêm.
“Người ta đắp chăn, lòng tôi cũng ấm”
Bà Tư nói: “Tôi bảo cháu nội là chiều tối, sau khi đi làm về thì lấy xe, chở chăn đi tặng người nghèo. Hễ thấy ai ngồi ngoài đường hay đi lang thang, cháu lấy chăn tặng người ta. Chiều nào đi làm về, cháu cũng chở chăn đi tặng”.
“Hai năm nay, thấy việc làm có ý nghĩa nên cháu tự nguyện lấy chăn đi tặng thường xuyên. Dịp Tết vừa qua, cháu cũng chở 50 cái chăn do tôi may đi tặng người nghèo. Cháu còn rủ thêm bạn đi cùng rồi mua thêm 50 cái bánh bao. Các cháu đi rong ruổi trên các tuyến đường, thấy người nghèo, lang thang thì tặng 1 cái chăn kèm theo 1 cái bánh bao”, bà Tư kể thêm.
Bà nói rằng, càng may bà càng thấy yêu thích và khỏe ra. |
Dẫu được con gái mua vải mới để may chăn, bà Tư vẫn giữ thói quen nhận vải vụn, vải lỗi từ thợ may, công ty may mặc. Đối với những loại vải vụn không thể dùng để may thành chăn, bà biến chúng thành những bộ quần áo trẻ em nhỏ xinh.
Bà nói: “Các miếng vải vụn, vải lỗi quá mỏng không phù hợp cho việc may chăn, tôi đem may thành quần áo trẻ em. May cái này lâu hơn, tôi phải nhờ con dâu cắt vải. Con gái thứ 9 thấy thế cũng đòi đem về nhà vắt sổ để tôi may cho nhanh. Nhưng tôi nghĩ đem về nhà, con bận công việc, làm lâu nên tôi cứ để đây, tự tay làm”.
Cứ thế, một ngày mới của bà Tư bắt đầu bằng việc dậy sớm dùng bữa sáng. Con cho gì, bà dùng nấy. Con chưa kịp chuẩn bị, bà ăn vội miếng cơm nguội rồi ra căn chòi lá ngồi đạp máy may. Mỏi lắm bà mới đặt lưng lên chiếc võng mắc sẵn phía sau bàn may nằm nghỉ, lướt web giải trí.
Mỗi ngày, bà có thể may thành phẩm trên chục cái chăn từ những tấm vải được cô con gái của bà mua về như thế này. |
Bà nói, 80 tuổi nhưng mắt vẫn tốt, may chăn, quần áo hay sử dụng điện thoại thông minh đều không cần phải dùng kính lão. “Càng may, tôi càng thấy khỏe. Một ngày, nếu chịu khó, tôi có thể may được mười mấy cái chăn”, bà Tư dí dỏm chia sẻ. Bà cũng khoe vừa may thêm được rất nhiều chăn cùng hơn 50 bộ quần áo trẻ em.
Bà Tư rất thích may quần áo trẻ em bởi bà biết, nhiều cháu bé ở vùng sâu vùng xa còn chưa đầy đủ quần áo. Thế nên, vừa qua, khi có đoàn từ thiện đến xã Hòa Tân (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) tặng quà cho các gia đình khó khăn, ngoài gửi chăn, bà Tư còn gửi thêm những bộ quần áo cho trẻ em.
Bà Tư mong muốn có thể san sẻ được phần nào những khó khăn cho người nghèo bằng cách tặng họ chăn, quần áo tự may. |
Những đóng góp của bà đã được chính quyền, cơ quan chức năng huyện ghi nhận. Các cơ sở từ thiện, mái ấm, chùa…nhận chăn, quần áo miễn phí của bà Tư đều có thư ghi nhận, cám ơn.
Điều này khiến bà rất vui và luôn muốn gửi thêm được nhiều chăn, quần áo cho người cần. Bà tâm sự: “Bây giờ, tôi chỉ ước mong có đủ sức khỏe để tiếp tục công việc. Tôi luôn muốn may và gửi được nhiều chăn, quần áo hơn cho người nghèo, khó khăn. Bởi người ta đắp chăn, lòng tôi cũng ấm”.
Bài, ảnh, clip: Nguyễn Sơn
Ngày 2 buổi, bất kể nắng gắt, mưa dầm, khi học sinh tan trường, bà Hai Trị lại cầm tấm biển ra đứng giữa làn xe ô tô chật cứng để xin đường, đưa các em về nhà an toàn.
" alt=""/>Cụ bà 80 tuổi 7 năm may chăn, quần áo tặng người nghèo