Chủ nhật vừa rồi (theo giờ địa phương), một buổi sáng trong lành và đầy nắng, với nhiệt độ dưới 10 độ C trên những đại lộ lớn cạnh hồ và gió lặng ở Chicago (Mỹ), chàng trai 23 tuổi đã chạy 42.195 km trong 2 giờ 35 giây.
Trước khi Kiptum hoàn tất cuộc đua mới nhất, không có thành tích nào xuống dưới 2 giờ 1 phút.
Chưa có ai tiến gần đến mốc hai giờ trong một cuộc thi marathonchính thức, kể cả Eliud Kipchoge (38 tuổi), VĐV marathon vĩ đại nhất lịch sử, hai lần vô địch Olympic (2016 và 2021), người cũng hai lần phá kỷ lục thế giới: 2 giờ 1 phút 39 giây vào năm 2018, và 2 giờ 1 phút 9 giây chỉ 13 tháng trước. Cả hai đều là kỷ lục ở Berlin (Đức).
Chỉ có Kipchoge, với đội ngũ chuyên nghiệp đứng phía sau và các thiết bị hỗ trợ khí động học nằm ngoài danh mục cho phép của Liên đoàn điền kinh thế giới (IAAF), cho đến nay mới có thể chạy dưới hai giờ (1 giờ 59 phút 40 giây; năm 2019 tại Áo, có máy điều hòa nhịp tim, cung cấp nước bằng xe đạp), nhưng chưa được công nhận kỷ lục.
"Văn hóa chạy marathon và các môn thể thaosức bền đã thay đổi", HLV marathon Juan del Campo (Tây Ban Nha), giải thích vài tháng trước.
Del Campo chỉ rõ hơn: "Người ta từng nghĩ rằng chỉ những VĐV kỳ cựu, như Kipchoge, đã trưởng thành trên đường đua và dày dặn kinh nghiệm mới có thể thành công ở cự ly marathon, rằng cự ly như vậy là quá sức đối với những người trẻ.
Và chỉ những người bị mất tốc độ cần thiết trên đường đua ngắn mới được tham gia cuộc thi marathon. Nhưng về mặt sinh lý, không có gì ngăn cản những người trẻ 19 hoặc 20 tuổi chạy marathon với tốc độ dưới 3 phút/km. Họ chạy rất nhanh".
Thách thức giới hạn con người
Mọi thứ đều đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, ở Kiptum, một người Kenya - đến từ Chepkorio, không xa Kaptagat của Kipchoge - anh chỉ thi đấu ba giải marathon trong đời. Anh thắng cả ba.
Trong cả ba lần, anh đều khiến người hâm mộ phải há hốc với ánh mắt kinh ngạc, hoài nghi.
Lần đầu tiên, vào tháng 12 vừa qua, tại Valencia (Tây Ban Nha), được hoàn thành trong 2 giờ 1 phút 53 giây, thành tích tốt thứ ba trong lịch sử vào thời điểm đó. Giải thứ hai, London, hồi tháng 4, trong 2 giờ 1 phút 25 giây, chỉ kém kỷ lục của Kipchoge đúng 16 giây.
Bây giờ, tại Chicago, một giải đấu lớn khác trong hệ thống điền kinhthế giới, anh phá kỷ lục.
Câu hỏi không còn là liệu ai đó có thể chạy marathon trong vòng chưa đầy hai giờ hay không mà là khi nào sẽ đạt được mục tiêu đó. Không quá muộn!
Kiptum tâm sự: "Tôi có chiếc đồng hồ bấm giờ trước mặt và tôi tự nhủ: 'Nào, thử đi, có lẽ mình thậm chí có thể chạy dưới hai giờ', nhưng tiếc là tôi không thể làm được".
Một ngày trước cuộc thi, trong cuộc họp báo, Kiptum cho biết không thể tập luyện tốt do chấn thương háng, vì mùa mưa ở Kenya rất dữ dội và con đường tập luyện của anh rất lầy lội.
"Nhưng tôi rất hạnh phúc. Tôi không có ý định phá kỷ lục ở Chicago, nhưng tôi biết rằng một ngày nào đó tôi sẽ làm được", anh nhấn mạnh. Và anh đã thành công ngoạn mục.
Từ Valencia tới London, Kiptum mang đến cho cuộc đua dấu ấn cá nhân của mình, đó là sự phân chia tiêu cực (chạy marathon ở nửa sau nhanh hơn nửa đầu), cùng khả năng tăng tốc tuyệt vời giữa km 30 và 40. Tại Chicago, anh hoàn thiện hơn nữa kỹ thuật này.
Kelvin vượt qua nửa đầu trong 60 phút 48 giây (nhanh hơn 37 giây so với tại London), và nửa sau trong 59 phút 47 giây (chỉ chậm hơn 2 giây so với ở thủ đô nước Anh). Không ai, kể cả Kipchoge, có thể chạy trong thời gian dưới 1 tiếng đồng hồ ở nửa sau).
Anh vượt qua 10.000m từ km 30 đến 40 trong 27 phút 52 giây (13 phút 49 giây cho 5.000m từ km 30 đến 35, với gương mặt không truyền tải bất kỳ hình ảnh căng thẳng nào, anh tăng tốc về phía kỷ lục).
Kiptum băng qua vạch đích gần giống như một đứa trẻ đang nhún nhảy và bám chặt vào vòng tay của giám đốc cuộc đua, Carey Pinkowski, người đang vui vẻ ôm anh, quay lại như thể anh vừa đi bộ cả buổi sáng, tiếp tục chạy xung quanh các đối thủ khác vừa đến nơi trong tình trạng kiệt sức. Benson Kipruto, người về thứ hai, chạm đích muộn hơn gần ba phút rưỡi (2 giờ 4 phút 2 giây).
Hiện Inter Milan đã tìm người thay thế, với hai cái tên nằm trong tầm ngắm là Yann Sommer và Trubin.
Nhà báo chuyên chuyển nhượng - Fabrizio Romano đăng dòng tweet: "MU đã tiến gần đến bản hợp đồng Andre Onana. Các cuộc thương thảo diễn ra tốt đẹp và giá chốt cuối cùng sẽ được gửi sớm.
Thương vụ sẽ được hoàn tất vào cuối tuần tới. Các điều khoản cá nhân cũng đã thông qua. MU muốn Onana tham dự chuyến du đấu Mỹ cùng đội bóng mới."
Người gác đền 27 tuổi đồng ý giao kèo có thời hạn 4 năm, kèm điều khoản ký thêm 12 tháng với đội bóng thành Manchester.
HLV Ten Hag từng có khoảng thời gian làm việc cùng Onana ở Ajax nên hiểu rõ năng lực cũng như phẩm chất ở cậu học trò cũ.
Về phần De Gea, hiện anh đang trong tình trạng thất nghiệp sau khi hợp đồng với MU kết thúc hôm 30/6.
Đại diện thủ thành Tây Ban Nha đã gặp phía Fenerbahce để bàn về một vụ chuyển nhượng tự do. CLB ở Saudi Arabia - Al Nassr cũng muốn rước De Gea sang Trung Đông.
" alt=""/>MU ấn định ngày ký Andre OnanaSau quá trình đàm phán kéo dài, với ít nhất 2 lần thất bại, Arsenal cuối cùng cũng có được sự phục vụ của tiền vệ tài hoa.
Declan Rice sẽ đến Arsenal với giá 105 triệu bảng, cao nhất lịch sử với một cầu thủ người Anh.
Trong mọi trường hợp, khoản phí kỷ lục mà một CLB Anh trả là 106,8 triệu bảng, khi Chelsea chiêu mộ Enzo Fernandez từ Benfica sau World Cup 2022.
Tham vọng được chơi "ở đẳng cấp cao nhất"của Declan Ricelà nguyên nhân anh có thái độ cứng rắn với CLB West Ham.
"West Ham xác nhận rằng đã đạt được thỏa thuận để Declan Rice rời CLB với mức phí chuyển nhượng kỷ lục của Anh", đội bóng thành London thông báo chính thức.
Trang chủ West Ham thông báo: "Tiền vệ 24 tuổi người Anh rời The Hammers sau tổng cộng 245 lần thi đấu, trận gần nhất kết thúc trong vinh quang vào tháng trước khi anh nâng cao chiếc cúp UEFA Europa Conference League, kết thúc 43 năm chờ đợi của chúng ta cho một vinh dự to lớn".
Hợp đồng của Declan Rice với West Ham còn thời hạn đến 2024. Trước đó, anh một mực đòi sang Arsenalđể được dự Champions League.
Mới đây, Rice có bức thư rất dài để nói lời tạm biệt với CLB mà anh gắn bó trong 10 năm.
"Tôi hòa nhập ngay lập tức và nhận ra mình tham gia một CLB đặc biệt như thế nào", Declan Rice nhớ lại những kỷ niệm khi đến West Ham lúc 14 tuổi.
Anh tiếp tục: "Thật không tin nổi khi nghĩ rằng đã hơn 6 năm kể từ khi tôi ra mắt đội một, vào sân thay người muộn trong trận đấu cuối cùng của mùa giải, trên sân Burnley. Tôi trở về nhà trên chuyến tàu cùng bố mẹ vào ngày hôm đó, rất phấn khích khi lần đầu tiên được chơi ở Premier League, nhưng tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào sau đó".
Trong bức thư, cựu đội trưởng West Ham chia sẻ: "Tôi muốn các bạn biết quyết định rời khỏi môi trường mà tôi yêu quý và điều đó khó khăn như thế nào. Tuy nhiên, cuối cùng, đó chỉ là tham vọng của tôi để chơi ở cấp độ cao nhất của các trận bóng đá".
Declan Rice là bản hợp đồng mùa hè thứ 3 của Arsenal, sau tiền đạo Kai Havertz (65 triệu bảng) và hậu vệ Jurrien Timber (38,6 triệu bảng; cùng các điều khoản bổ sung).
Xem ngay những tin chuyển nhượng mùa hè mới nhất tại đây!