Ảnh minh họa: chinhphu.vn
Theo kết quả rà soát công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông năm 2018 của TP Hà Nội, năm 2018, Thành phố đã đơn giản hóa 61 TTHC thuộc nhiều lĩnh vực.
Cụ thể, quy hoạch kiến trúc 3 thủ tục, nông nghiệp và phát triển nông thôn 3 thủ tục, giáo dục và đào tạo 11 thủ tục, khoa học và công nghệ 10 thủ tục, y tế 4 thủ tục, lao động, thương binh và xã hội 12 thủ tục. Riêng Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất giảm được 18 thủ tục hành chính.
Theo cổng thông tin Hà Nội, thành phố cũng tiếp tục thực hiện tốt công tác chuẩn hóa, kiểm soát việc công bố TTHC. Đến nay, đã ban hành 30 quyết định công bố, trong đó có 26 thủ tục mới ban hành, 47 thủ tục sửa đổi, bổ sung, 632 thủ tục bị bãi bỏ, hết hiệu lực thi hành và công bố danh mục 679 thủ tục theo quy định.
Mới đây, UBND thành phố đã công bố danh mục TTHC liên thông với cấp Trung ương; danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, các sở chủ quản, UBND cấp huyện, cấp xã. 100% các quyết định công bố TTHC sau khi ban hành được công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Tính đến ngày 25/11/2018, tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố là 1.923 TTHC.
" alt=""/>Hà Nội áp cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cung ứng dịch vụ côngĐể đạt được các mục tiêu đã đề ra, Đề án phát triển ĐTTM bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030 cũng xác định rõ 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ được triển khai trong thời gian tới. Ảnh minh họa
Đề án hướng tới mục tiêu phát triển ĐTTM bền vững ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; khai thác tối đa hiệu quả tài nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời đảm bảo tạo điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân, người dân tham gia hiệu quả nghiên cứu, đầu tư xây dựng, quản lý phát triển ĐTTM; hạn chế các rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và các dịch vụ đô thị; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, hội nhập quốc tế.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Đề án phát triển ĐTTM bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030 cũng xác định rõ 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ được triển khai trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận về nguyên tắc 7 nhóm nhiệm vụ ưu tiên để triển khai thực hiện Đề án kèm theo lộ trình và phân công thực hiện, bao gồm: Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các cơ chế chính sách phát triển ĐTTM bền vững tại Việt Nam; Thiết lập, duy trì và vận hành hệ thống CSDL không gian ĐTTM số hóa liên thông đa ngành; Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển quy hoạch ĐTTM bền vững; Lập kế hoạch, thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng và quản lý phát triển hạ tầng ĐTTM; Lập, thẩm định, phê duyệt Chương trình, dự án thí điểm phát triển ĐTTM bền vững; Đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử; Thúc đẩy việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và chuyên môn đáp ứng nhu cầu phát triển, vận hành ĐTTM theo các giai đoạn.
" alt=""/>10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm xây dựng đô thị thông minh định hướng đến 2030Các chuyên gia Kaspersky Lab đã phát hiện bộ sạc xe điện (EV) từ ChargePoint chứa lỗ hổng có thể bị hacker khai thác. Tuy nhiên, hiện tất cả các lỗ hổng đã được thông báo cho nhà cung cấp và hiện đã được vá (Nguồn ảnh: Kaspersky Lab)
Trong thông tin phát ra hôm nay, ngày 20/12/2018, đại diện truyền thông của Kaspersky Lab tại Việt Nam nhận định, trong khi các phương tiện chạy bằng điện hiện nay được kiểm tra liên tục về các lỗ hổng thì một số phụ kiện thiết yếu như bộ sạc lại thường bị bỏ quên.
“Xe điện đang là một chủ đề nóng vì sự đóng góp to lớn của nó trong sự phát triển bền vững của môi trường. Ở một số khu vực, điểm sạc công cộng và tư nhân đang dần trở nên phổ biến. Các chuyên gia Kaspersky Lab đã tiến hành kiểm tra một số địa điểm các bộ sạc có tính năng truy cập từ xa và nhận thấy rằng, nếu bị xâm phạm, bộ sạc được kết nối có thể gây ra tình trạng quá tải điện, mất kết nối mạng, ảnh hưởng đến tài chính và trong trường hợp xấu nhất, làm hỏng các thiết bị khác được kết nối trong cùng hệ thống”, Kaspersky Lab cho hay.
Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm ra cách đặt lệnh cho bộ sạc để dừng hoặc cài đặt chế độ sạc nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, tùy chọn đầu tiên sẽ chỉ ngăn việc sử dụng xe hơi còn tùy chọn thứ hai có khả năng khiến dây sạc quá nóng ảnh hưởng đến thiết bị không được bảo vệ bởi cầu chì.
Những kẻ tấn công chỉ cần truy cập vào mạng Wi-Fi mà bộ sạc được kết nối là đã có thể thay đổi lượng điện năng tiêu thụ. Vì các thiết bị được sản xuất để sử dụng trong phạm vi nội địa nên vấn đề bảo mật cho mạng không dây có thể bị hạn chế.
" alt=""/>Kaspersky: Lỗ hổng trong bộ sạc điện xe hơi có thể làm hỏng mạng gia đình