10 ứng viên xuất sắc tại Hà Nội vừa được trao Học bổng MBA năm 2018 của Viện Quản trị và Công nghệ FSB gồm có: Nguyễn Đình Hùng (Tạp chí Toán học Pi), Nguyễn Mạnh Lâm (Công ty CP Đầu tư và Xây lắp H36), Dương Ngọc Trinh (VTV), Hoàng Thị Thu Hương (Đại học FPT), Ngô Sĩ Huấn (Bộ Giao thông Vận tải), Nguyễn Đặng Phúc (Công ty CP kiểm toán năng lượng Việt Nam – VEA), Chu Văn Hùng (Kinh doanh tự do); Phạm Thị Thanh Mai (MB Bank), Trần Đăng Linh (MB Bank chi nhánh Ba Đình), Đặng Xuân Bách (Công ty cổ phần Vincommere).
Lễ trao học bổng MBA năm 2018 cho các “thủ lĩnh” tại Hà Nội được Viện Quản trị & Công nghệ FSB tổ chức ngày 7/6 tại tầng 13 toà nhà FPT, số 17 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, với sự tham dự của Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình; Phó Tổng giám đốc FPT Đỗ Cao Bảo và Phó Hiệu trưởng Đại học FPT Nguyễn Việt Thắng.
Học bổng Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh năm 2018 dành cho nhà lãnh đạo tương lai, Quỹ học bổng lên tới 3 tỷ đồng gồm hơn 100 suất với suất học bổng cao nhất lên tới 50% học phí. Chương trình nhằm phát hiện những ứng viên có tố chất lãnh đạo nổi trội để bồi dưỡng thành những nhà lãnh đạo xuất sắc trong tương lai.
Đối tượng được quyền tham gia xét học bổng phải là công dân Việt Nam, đủ điều kiện nộp hồ sơ thi tuyển các chương trình đào tạo sau đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc; Có tố chất lãnh đạo, tham vọng và quyết tâm. Những ứng viên được ưu tiên cấp học bổng cao gồm: Những cá nhân xuất sắc thuộc các công ty, tập đoàn trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Các nhân vật showbiz; Những người có tầm ảnh hưởng với cộng đồng, tiềm năng đóng góp cho cộng đồng do ban giám khảo đánh giá.
" alt=""/>10 ứng viên xuất sắc được trao học bổng MBA 2018 của Viện Quản trị và Công nghệ FSBChiều nay, ngày 5/6/2018, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Trưởng Ban Điều hành triển khai công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã chủ trì buổi kiểm tra tình hình ứng dụng CNTT tại Bộ VHTT&DL.
Buổi làm việc còn có sự tham dự có Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên, đại diện Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ (VPCP) cùng các Cục, Vụ chức năng liên quan của Bộ TT&TT và Bộ VHTT&DL.
Thông tin về tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tại Bộ VHTT&DL, đại diện Bộ này khẳng định, tại Bộ VHTT&DL, lãnh đạo Bộ rất quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp và hướng tới xây dựng, vận hành Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ. Bộ máy tổ chức triển khai ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đã từng bước đi vào vận hành.
Về ứng dụng CNTT trong nội bộ Bộ VHTT&DL, theo báo cáo, Bộ đã hoàn thành kết nối, liên thông thành công phần mềm quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ trong năm 2016. Năm 2017, theo chỉ đạo của VPCP, Bộ VHTT&DL là 1 trong 2 bộ, ngành được Văn phòng Chính phủ lựa chọn thí điểm hoàn thiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản giữa VPCP với Bộ, tới các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trên trục liên thông. Đến nay, Bộ VHTT&DL đã hoàn thành nhiệm vụ liên thông hệ thống quản lý văn bản 4 cấp hành chính trên trục liên thông văn bản của VPCP phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ VHTT&DL.
Bộ VHTT&DL đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ, các đơn vị có liên quan triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên ngành trên hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc để đảm bảo các văn bản điện tử gửi lên trục liên thông được ký số, cấp dấu thời gian sử dụng chứng thư số chuyên dùng Chính phủ.
Theo thống kê của Bộ VHTT&DL, tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các đơn vị thuộc bộ, ngành, địa phương hoàn toàn dưới dạng điện tử là 30%; tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các đơn vị thuộc bộ, ngành, địa phương dưới dạng điện tử và song song với văn bản giấy là 65%; tỷ lệ giữa tổng số văn bản điện tử/ tổng số văn bản giấy là 53,47%.
Cùng với đó, hiện nay, yêu cầu sử dụng các phần mềm ứng dụng dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ đã được triển khai đồng bộ tới toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Việc ứng dụng các phần mềm dùng chung này đã phát huy tác dụng trong hoạt động của các cơ quan đơn vị thuộc Bộ trong công tác giám sát, đôn đốc quá trình giải quyết công việc, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc thông qua ứng dụng CNTT. Các phần mềm ứng dụng cơ bản và chuyên ngành đã giúp chia sẻ, kết nối thông tin và liên kết trong xử lý, trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan thuộc Bộ với nhau, giữa cơ quan, đơn vị với Lãnh đạo Bộ và giữa Bộ với Chính phủ, VPCP.
![]() |