Chương trình tập huấn và diễn tập diễn ra trong 3 ngày và được chia làm hai giai đoạn. Hai ngày đầu các học viên sẽ được tập huấn các kiến thức chuyên sâu về an toàn thông tin, đến ngày thứ ba sẽ chia thành nhóm để diễn tập tổ chức các bài thi, các bài thực hành, tái hiện các kiến thức kỹ năng được học trong 2 ngày đầu, hệ thống tính điểm online sẽ tính điểm thực hành cho các nhóm.
Phát biểu tại buổi tập huấn, ông Lương Chí Thành, Phó Cục trưởng Cục CNTT (Bộ Y tế) cho hay, việc bảo đảm an toàn thông tin cần phải liên kết để trở thành một mạng lưới, chương trình tập huấn và diễn tập này là một sự liên kết trong mạng lưới đó. Không ai, không đơn vị nào có thể đảm bảo an toàn thông tin một mình bởi dù hệ thống của ngành y tế có đảm bảo an toàn nhưng đơn vị khác kết nối dữ liệu vào mà không an toàn thì cũng sẽ mất an toàn cho toàn bộ hệ thống. Ông Lương Chí Thành cho rằng, các nội dung diễn tập và tập huấn rất cần thiết và phải được tổ chức định kỳ cho cán bộ CNTT của các đơn vị trong ngành y tế.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết, với sự tham mưu quyết liệt của Cục CNTT, Bộ Y tế là một trong hai bộ đầu tiên tổ chức diễn tập về an toàn thông tin trong năm 2017. Trước đó Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức diễn tập về an toàn thông tin trong tháng 10.
Ông Dũng cho hay, khi tin tặc tấn công đánh cắp dữ liệu thì ngành y tế có nguy cơ tấn công rất cao. Ví dụ, khi virus WannaCry tấn công hồi giữa năm 2017 thì các bệnh viện, cơ sở y tế ở Anh bị ảnh hưởng lớn nhất. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã xác định y tế là 1 trong 11 lĩnh vực phải ưu tiên nguồn lực để triển khai về CNTT và an toàn thông tin. Việc sớm tổ chức tập huấn và diễn tập thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Y tế, của Cục CNTT (Bộ Y tế) trong công tác đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống tấn công vào hệ thống CNTT của toàn ngành y tế.
" alt=""/>150 cán bộ y tế tham gia diễn tập phòng chống tấn công mạngMã độc tống tiền thường lây nhiễm phổ biến nhất qua email, theo như nghiên cứu của BKAV có tới 16% các email lưu chuyển trên mạng là có dính mã độc tống tiền, 84% các lây nhiễm khác tấn công qua các lỗ hổng khác.
Năm 2017 được xem là năm của mã độc ransomware. Dù mã độc mã hóa tập tin đã tồn tại trong gần 3 thập kỷ, chỉ trong vài tháng qua, nó mới phát triển thành cơn ác mộng đối với công chúng. Thậm chí, ransomware còn được đưa vào từ điển. Chỉ trong hai tháng 5 và 6 của năm 2017, ảnh hưởng từ mã độc tống tiền thực sự trở nên rõ rệt.
Đầu tiên, WannaCry tấn công hàng trăm ngàn hệ thống trên toàn cầu, trong đó dịch vụ y tế Anh bị thiệt hại nặng nề, hàng ngàn ca khám chữa bệnh bị hủy bỏ. Mặc dù WannaCry có tuổi thọ rất ngắn nhưng đã gây ra khả năng phá hoại khủng khiếp, chỉ trong vòng 2 tháng đã có hơn 300.000 hệ thống mạng trên thế giới bị nhiễm, các máy tính bị mã hóa hết dữ liệu.
" alt=""/>Mã độc tống tiền là một nguyên nhân đẩy giá tiền ảo lên caoVăn phòng cảnh sát hạt Maricopa, bang Arizona, Mỹ công bố đoạn video ghi lại cảnh người phụ nữ khoả thân bất ngờ cướp chiếc xe công vụ của một Phó cảnh sát trưởng, theo Dailymail.