Thay vì đăng ký nguyện vọng theo đuổi con đường học tập ở giảng đường đại học, Thái Xuân Diệu lại muốn gác lại việc học, để đi xuất khẩu lao động.
Ý định của Diệu xuất phát từ hoàn cảnh gia đình đầy khó khăn của em - 10 năm nằm trong diện hộ nghèo của thôn Châu Thịnh, xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ. Không chỉ vậy, là trụ cột gia đình nhưng bố của Diệu - anh Thái Ngọc Đông (SN 1977), lại mắc bệnh nặng, mất sức lao động.
Hoàn cảnh khó khăn nên tranh thủ ngoài thời gian giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, em đều chú tâm học và ôn thi.
"Chị gái em vừa tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, đang trong quá trình xin việc. Thấy mẹ vất vả nên nhiều năm qua em luôn cố gắng, nỗ lực học tập. Mẹ bảo chỉ cần em cố gắng học tập, khổ cực bao nhiêu mẹ cũng chịu được nhưng em không đành lòng.
Năm học lớp 11, thấy bố đau yếu liên miên, mẹ sức khỏe yếu dần, em xin nghỉ học để đi làm thuê nhưng mẹ khóc, không đồng ý", Diệu trải lòng.
Diệu cho biết để đạt được kết quả học tập như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn là thành quả lao động chăm chỉ của mẹ và ông nội 70 tuổi.
"Bố em mắc bệnh thần kinh giản, mất sức lao động. Để có tiền nuôi 3 anh em ăn học, mẹ phải làm thuê, và đi giúp việc ở TP Vinh (Nghệ An), với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Ông nội em đã 70 tuổi vẫn phải đi làm đồng, làm phụ hồ kiếm thêm thu nhập để cho chúng em ăn học. Bây giờ nếu em vào đại học là quá sức với mẹ và với ông, trong khi hằng ngày bố vẫn phải cần tiền mua thuốc", Diệu xót xa nói.
Trước đó, nam sinh đăng ký vào Học viện Hậu Cần để giảm bớt gánh nặng học phí. Tuy nhiên, khi khám tuyển sức khoẻ, em không đạt yêu cầu do bị huyết áp và tim đập nhanh.
"Đây là lúc em tuyệt vọng nhất và đã suy nghĩ đến việc đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền đỡ đần mẹ”, Diệu tâm sự.
Với số điểm số đạt được, Diệu cho biết khả năng cao em sẽ trúng tuyển nguyện vọng 1 vào ngành Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội bởi ngành này năm ngoái lấy 24,5 điểm.
“Em định đi xuất khẩu lao động khoảng 5 năm để kiếm thêm tiền trang trải cho gia đình. Nhưng mấy hôm nay em cũng trăn trở nhiều - xót và tiếc cho quá trình 12 năm phấn đấu", Diệu cho hay.
Chị Võ Thị Nữ (SN 1975, mẹ của Diệu) cho biết: "Thấy con đạt điểm cao tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì 12 năm đèn sách, con đã có chút thành tích nhỏ. Nhưng tôi cũng lo rằng 5 năm đại học ở Hà Nội của con, tôi sợ không kham nổi chi phí. Nhiều lần tôi khóc trong im lặng, cố giấu nước mắt vì sợ con nhìn thấy lại nản lòng".
“Diệu ham học nhưng hoàn cảnh gia đình lại quá khó khăn, tôi tuy thương nhưng chẳng giúp được gì nhiều. Vừa rồi, khi biết điểm thi, tôi thấy cháu đắn đo và suy nghĩ rất nhiều, tôi thương và buồn vô cùng”, ông Thái Văn Lục (70 tuổi, ông của Diệu) cho biết.
Biết tin Diệu đạt điểm cao, người thân cùng hàng xóm và thầy cô Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai đã động viên, khuyên Diệu nên tiếp tục con đường học tập. Ngoài ra, nhiều người giới thiệu gia đình em tiếp cận gói vay vốn từ ngân hàng chính sách và xã hội để tiếp tục con đường học tập.
Vừa qua, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai đã lập danh sách các học sinh có điểm thi cao, hoàn cảnh khó khăn trình lên UBND huyện Đức Thọ để có các quỹ học bổng và chính sách hỗ trợ.
Ông Trần Đình Quyền, Trưởng thôn Châu Thịnh, xã Tùng Châu, thông tin thêm gia đình em Diệu thuộc diện hộ nghèo của xã đã 10 năm qua. Gia đình em có 7 thành viên với 3 thế hệ cùng chung sống.
“Ông, bà nội đã già yếu, bố Diệu mất bị mất sức lao động do bệnh tật. Rất mong sự giúp sức từ cộng đồng để Diệu có cơ hội được theo học đại học”, Trưởng thôn Châu Thịnh chia sẻ.
“Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Diệu luôn nỗ lực, vươn lên và ý thức tự học cao. Đặc biệt, suốt 3 năm liền em đều đạt học sinh giỏi.
Khi biết em Diệu có ý định đi xuất khẩu lao động, BGH nhà trường đã đến động viên, định hướng và đưa ra những lời khuyên để em lựa chọn đúng phương hướng”, thầy Đinh Thanh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, cho biết.
Sỹ Thông - Thiện Lương
Để tiếp sức cho nam sinh có thể tiếp tục đến trường, mọi sự giúp đỡ, độc giả VietNamNet có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: em Thái Xuân Diệu, thôn Châu Thịnh, xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. SĐT 0982.244.836
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.209 (em Thái Xuân Diệu)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản:
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
" alt=""/>Mẹ bật khóc khi con là á khoa khối A của tỉnh Hà Tĩnh không đủ tiền học đại họcỞ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, theo tổ hợp A1, Huy cũng đạt 27,2 điểm, trong đó, Toán 8,8; Vật lý 9; Tiếng Anh 9,4.
Huy nhận xét, việc thi Đánh giá năng lực có điểm khác so với thi tốt nghiệp THPT của em là có thêm những kiến thức của các môn xã hội. “Do em học theo khối tự nhiên, nên để tham dự kỳ thi Đánh giá năng lực, em phải học thêm các môn đó”.
Huy cho hay, phần Toán và phần Khoa học khá sát với những điều em được học trên lớp. Nhưng kiến thức những môn khác, câu hỏi có phần “lạ” hơn, tức đòi hỏi tư duy nhiều hơn.
“Với kỳ thi tốt nghiệp THPT thì thường em sẽ phải học theo từng dạng bài nhất định. Nhưng ở kỳ thi Đánh giá năng lực này, em thấy mình phải tư duy nhiều hơn, để liên kết các kiến thức với nhau để xử lý.
Ví dụ bài Đọc- hiểu, sẽ không phải là những kiến thức học trên lớp thường ngày, phụ thuộc rất lớn vào tư duy đọc và hiểu của mỗi người đến đâu. Song, đề thi tốt nghiệp THPT lại có những câu hỏi khó nhất khó hơn cả so với đề thi Đánh giá tư duy.
Hay như với kỳ thi tốt nghiệp THPT, giai đoạn cuối, thường mọi người sẽ luyện đề. Nhưng em chỉ làm đề để kiểm tra kiến thức và khả năng của bản thân, từ đó có chiến thuật ôn tập phần kiến thức thiếu, chứ không cày đề nhiều”, Huy nói.
Tuy nhiên, Huy cũng cho hay em không có lời khuyên và cũng khó đánh giá việc nên đầu tư cho kỳ thi nào hơn để hướng tới mục tiêu xét tuyển đại học. “Việc lựa chọn kỳ thi nào để đầu tư còn tùy thuộc vào các bạn phù hợp với cách thi của kỳ thi nào hơn và mong muốn theo học trường nào nữa”, Huy nói.
Nói về bí quyết học tập, Huy nhấn mạnh vai trò tự học và cần phân bố thời gian khoa học cho các môn một cách phù hợp. Trong từng môn, em thường chia nhỏ thành từng phần để ôn tập.
“Trên lớp, em cố gắng tập trung chú ý thầy cô giảng và luôn cố gắng hoàn thành hết các bài tập được giao. Để hỗ trợ thêm kiến thức, Huy thường xuyên tìm kiếm thêm trên mạng. Em chủ yếu tìm kiếm các kiến thức mới, tài liệu và xem clip bài giảng trên mạng, rất ít khi mua sách tham khảo bởi tài liệu trên mạng vừa nhanh, vừa cập nhật hơn. Tuy nhiên, mình cũng cần tìm các nguồn thông tin, video bài giảng từ các trung tâm, giáo viên uy tín”, Huy chia sẻ.
Mới đây, với kết quả thủ khoa của kỳ thi Đánh giá năng lực, Huy cũng được Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội tặng thưởng suất học bổng 10 triệu đồng.
Ngoài học giỏi, nam sinh Hưng Yên cũng gây ấn tượng với chiều cao lên đến 1m90. Sau những giờ học, Huy vẫn thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng chuyền... để giải tỏa căng thẳng.
Sở thích tương tác, tìm tòi và sử dụng máy tính, Bùi An Huy đã quyết định đăng ký và trúng tuyển theo học ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Tiếc ở chỗ, 2 giải đấu mà người hâm mộ kỳ vọng nhất là AFF Cup 2020 và 2022, tuyển Việt Nam đều được đánh giá rất cao nhờ vào thành tích hay màn thể hiện dưới thời HLV Park Hang Seo.
Nhưng cả 2 giải đấu lớn nhất khu vực, Thái Lan đánh bại tuyển Việt Nam một cách không thể thuyết phục hơn để khẳng định ngôi vị số 1 Đông Nam Á.
... đến câu hỏi lớn chờ thời gian trả lời
Có rất nhiều lý do nhằm bào chữa cho những thất bại của tuyển Việt Nam trước “Voi chiến” ở cấp độ ĐTQG trong vài năm qua, nhưng không thể phủ nhận Thái Lan vẫn nhỉnh hơn một bậc.
Bóng đá Việt Nam phát triển một cách vũ bão về nhiều khía cạnh, cầu thủ cũng dần ngang bằng về năng lực so với Thái Lan.
Nhưng có khác biệt rõ ràng, đó là về cách làm bóng đá bài bản, có chiều sâu thì Việt Nam vẫn chưa thể bằng so với Thái Lan đứng trên khía cạnh con người, cơ sở vật chất cho tới tư duy phát triển.
Chẳng nói đâu xa, nhìn Thammasat tới Mỹ Đình đã là một khoảng trời mênh mông về năng lực tổ chức hay từ việc Chanathip cùng hàng loạt trụ cột từ chối tham dự AFF Cup 2022 hòng tập trung cho mục tiêu xa với tuyển Thái Lan là thấy.
Bóng đá Việt Nam chẳng phải không muốn ra biển lớn, nghĩ đến sân chơi cao hơn nhưng rốt cuộc loay hoay vẫn về lại “ao làng” Đông Nam Á với thành tích SEA Games, AFF Cup, còn người Thái lại khác.
Có thể thành tích ở các giải trẻ châu lục rồi trên BXH FIFA… chưa bằng Việt Nam, nhưng về độ căn cơ đến tư duy vượt ra khỏi khu vực đã có “trong máu” của người Thái cả đôi chục năm về trước.
Nói thế chẳng có nghĩa không thể vượt qua Thái Lan, trái lại với nền tảng ở một đất nước cuồng nhiệt với bóng đá, đào tạo trẻ tốt… hơn hẳn Việt Nam hoàn toàn có thể thay đổi cục diện.
Nhưng câu chuyện này nằm ở thì tương lai và có thể thành công hay không vẫn chờ vào sự thay đổi tư duy trong cách làm bóng đá của Việt Nam. Còn khi vẫn loay với chuyện mặt sân Mỹ Đình thì có lẽ rất lâu nữa mới nói chuyện được với Thái Lan.
" alt=""/>Tuyển Việt Nam: Khi nào ‘ngang vai’ cùng Thái Lan