Căn cứ vào mô hình bệnh tật, nhu cầu khám chữa bệnh và khả năng chi trả của quỹ, cơ sở khám chữa bệnh xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại đơn vị để mua sắm lựa chọn thuốc thành phẩm phù hợp.
"Danh mục thuốc thuộc phạm vi chi trả của Quỹ BHYT hiện nay đã bao phủ các thuốc điều trị đầy đủ ở các chuyên khoacả trong lĩnh vực tân dược và thuốc y học cổ truyền, đáp ứng tương đối đầy đủ, toàn diện nhu cầu sử dụng thuốc, phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ", Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết.
Cũng theo người đứng đầu Bộ Y tế, với mục tiêu đáp ứng ngày càng đầy đủ, chất lượng hơn về nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh có thẻ BHYT, theo định kỳ, Bộ sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi và bổ sung danh mục.
"Đặc biệt chú trọng mở rộng danh mục thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, khám chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cần nghiên cứu thông tuyến BHYT đối với tuyến trung ương, tránh quá tải
Cử tri TP Cần Thơ cũng kiến nghị nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT theo hướng đảm bảo thông tuyến từ huyện đến Trung ương.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Y tế cho biết việc phân 4 tuyến khám, chữa bệnh: tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến Trung ương như hiện nay "để phục vụ cho khám và chữa bệnh phù hợp với tình trạng của người bệnh ở từng tuyến".
Theo đó, tuyến cao hơn sẽ khám và điều trị tình trạng bệnh nặng, chuyên sâu hơn. Căn cứ năng lực chuyên môn, khả năng đáp ứng của cơ sở và tình trạng bệnh tật, người bệnh đến khám và điều trị tại cơ sở phù hợp.
Trường hợp tình trạng bệnh tật vượt quá khả năng chuyên môn của tuyến dưới, cơ sở chuyển người bệnh lên tuyến trên phù hợp. Trường hợp người bệnh điều trị ở tuyến trên đã ổn định nhưng cần tiếp tục theo dõi, căn cứ tình trạng bệnh tật (đã ổn định...) và điều kiện thực tế (ví dụ cơ sở tuyến trên quá tải...), cơ sở có thể chuyển người bệnh về tuyến dưới để tiếp tục điều trị, chăm sóc.
Luật Bảo hiểm y tế quy định từ năm 2016, người tham gia BHYT được thông tuyến huyện, nghĩa là người dân được khám chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở nào ở tuyến huyện trong phạm vi toàn quốc và được quỹ BHYT chi trả như đúng tuyến.
Từ năm 2021, người tham gia BHYT được thông tuyến tỉnh toàn quốc, nghĩa là được khám chữa bệnh nội trú tại cơ sở tuyến tỉnh trên phạm vi toàn quốc; được hưởng 40% khi khám chữa bệnh nội trú trái tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương.
"Việc mở rộng thông tuyến BHYT đối với tuyến trung ương cần được nghiên cứu, xem xét để tránh quá tải cho tuyến trung ương, tăng cường khám chữa bệnh BHYT ở tuyến cơ sở và bảo đảm cân đối Quỹ BHYT", Bộ trưởng Lan nhấn mạnh.
Lời khuyên của chuyên gia:
- Bóng bàn và cầu lông có cường độ thấp, khối lượng vận động có thể đa dạng nên phù hợp hơn với người cao tuổi, trẻ em.
- Môn quần vợt đòi hỏi sức bền cao, thích hợp với thanh niên và trung niên, không chỉ có thể vận động toàn thân mà còn rèn luyện sự phối hợp của tiểu não, trì hoãn sự lão hóa của đại não, nhưng không phù hợp với người già có loãng xương và cứng khớp.
- Để thực hiện bài tập cầm vợt, bạn phải khởi động trước, tập trung vào khớp cổ tay và khớp cổ chân. Khi tập nên tích cực chạy, không đứng yên một chỗ, chỉ vung vợt. Tập 2-3 lần/tuần, mỗi lần một giờ, có thể tăng cường sức khỏe tim và não.
Bơi lội
Các nghiên cứu đã chỉ ra bơi lội có thể làm giảm 28% nguy cơ tử vong chung và 41% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Bơi lội có thể cải thiện tuần hoàn máu và chức năng hô hấp, ngăn ngừa người già mắc các bệnh tim mạch như xơ cứng động mạch, trì hoãn sự suy giảm chức năng của cơ quan hô hấp. Các nghiên cứu y học thể thao hiện đại đã xác nhận rằng bơi lội có tác dụng tốt trong việc chống lại các bệnh mạn tính.
Nhiều bác sĩ đã bắt đầu sử dụng bơi lội như một phương pháp điều trị bổ trợ cho các bệnh mạn tính như khí phế thũng, bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp, thấp khớp và suy nhược thần kinh, đồng thời điều trị phục hồi chức năng đột quỵ và các bệnh về hệ vận động. Bơi lội đặc biệt phù hợp với người béo và người mắc các bệnh về khớp.
Lời khuyên của chuyên gia:
- Người mới bắt đầu nên học bơi từng bước và theo động tác chuẩn. Giai đoạn đầu không nên tập luyện quá sức. Không bơi khi bụng đói và luôn mang theo kẹo bên mình để tránh hạ đường huyết.
- Tắm trước và sau khi bơi để rửa sạch hoàn toàn chất khử trùng bể bơi còn sót lại trên cơ thể. Người có thể lực tốt có thể dần dần thử sức với các kiểu bơi “vất vả” như bơi tự do, bơi bướm.
- Người cao tuổi nên bơi tùy theo khả năng của mình, tốt nhất nên chọn bơi ếch, bơi ngửa và các kiểu bơi không đòi hỏi gắng sức nhiều, khi bơi nên có người đi cùng. Người cao tuổi mắc bệnh tim mạch và mạch máu não không nên thử khi chưa được phép, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Các môn tập trong nhà: Thể dục nhịp điệu, yoga, zumba
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chương trình thể dục trong nhà như thể dục nhịp điệu, zumba và yoga có thể giảm 27% nguy cơ tử vong chung và 36% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Trong số đó, thể dục nhịp điệu và zumba là các bài tập aerobic trong nhà ngắt quãng, nhịp điệu của bài tập được điều chỉnh bằng cách thay đổi nhịp độ, để nhịp tim tăng dần trong phạm vi tương đối an toàn, hiệu quả đốt cháy calo cao.
Nhịp điệu âm nhạc có thể nâng cao khả năng phối hợp và cảm nhận nhịp điệu, đồng thời huy động tối đa các cơ trên toàn cơ thể, để eo, bụng và tứ chi đạt được hiệu quả tập luyện tốt nhất.
Yoga là một loại hình rèn luyện thể chất và tinh thần, có thể cải thiện các chức năng toàn diện về sinh lý, tâm lý, tình cảm và tinh thần, đồng thời có tác dụng chữa bệnh về thể chất và tinh thần.
Lời khuyên của chuyên gia:
- Để tập aerobic tại phòng gym, bạn nên đặt mục tiêu tập luyện, cường độ, thời gian và tần suất tập luyện phù hợp với độ tuổi và thể trạng của mình.
- Nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần. Tránh chọn phòng tập thể dục mở dưới lòng đất để không hít quá nhiều không khí cũ.
- Tốt nhất bạn nên mặc áo khoác thể thao rộng rãi, màu sắc rực rỡ để tâm trạng phấn chấn hơn, đi giày thể thao đế mềm để đảm bảo an toàn.
- Nên ăn chế độ ăn giàu protein, ít calo sau khi tập thể dục, chẳng hạn như các sản phẩm từ đậu nành, các sản phẩm từ sữa, cá, thịt gà,…
Hà Vũ
Công trình “Trang bị hệ thống camera giám sát an ninh trật tự tập trung” triển khai ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh và được quản lý, lưu trữ tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, vận hành tại Trung tâm giám sát điều hành kinh tế, xã hội tập trung tỉnh thuộc Sở Thông tin và Truyền thông với 375 camera, gồm: 30 camera AI an ninh, 30 camera AI giao thông, 27 camera PTZ tầm xa, 75 camera PTZ và 213 camera an ninh thông thường, được lắp đặt tại 147 vị trí (ưu tiên lắp đặt tại tuyến giao thông trọng điểm, các tuyến đường cửa ngõ ra vào tỉnh, nơi dễ xảy ra tai nạn giao thông, điểm đen về tội phạm nhằm bảo đảm an ninh trong khu vực) đã hoàn thành đúng thời gian và tiến độ đề ra.
Việc đưa vào khai thác, sử dụng và vận hành hệ thống camera giám sát an ninh trật tự tập trung giúp các đơn vị thụ hưởng theo dõi, giám sát hoạt động giao thông, an ninh trật tự, phát hiện các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông và an ninh trật tự; từ đó nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông; tăng mức độ bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông.
Việc kết nối, quản lý tập trung các hệ thống camera giám sát giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của từng hệ thống, thiết lập cơ sở dữ liệu dùng chung nhằm chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực và giám sát, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Hoà Thành
" alt=""/>Tây Ninh: Bàn giao, đưa vào vận hành hệ thống camera giám sát an ninh trật tự