Anh Thông mắc căn bệnh suy thận giai đoạn cuối (Ảnh: Nguyễn Phê).
Từ đó đến nay, đều đặn tuần 3 buổi, anh Thông tự bắt xe buýt chặng đường 70km vào thành phố Vinh chạy thận nhân tạo rồi lại về. Bệnh tật hành hạ khiến sức khỏe của anh ngày càng yếu, huyết áp tăng thường xuyên. Những hôm không chạy thận, anh gắng gượng để chăm sóc 2 con nhỏ phụ vợ.
"Tôi có cơ hội thay thận nhưng nhà chưa bán được. Chưa bao giờ tôi sợ chết như lúc này. 2 con còn quá nhỏ, đứa 5 tuổi và đứa 20 tháng. Bố mẹ già yếu rồi vẫn phải lo lắng cho tôi, thương lắm", anh Thông chia sẻ.
Anh Thông đổ bệnh, các con còn rất nhỏ (Ảnh: Nguyễn Phê).
Anh Thông kể, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau khi tốt nghiệp THPT, anh rời quê vào Thừa Thiên Huế làm thuê. Tại đây, anh gặp và nên duyên với chị Trần Thị Lan (36 tuổi, quê ở Huế). Sau kết hôn, 2 người về quê làm ăn.
8 năm trước, vợ chồng anh Thông quyết định ra Hà Nội, chồng đi giao hàng, vợ làm công nhân may. Cả 2 ra sức làm lụng, dành dụm rồi vay mượn thêm để điều trị bệnh hiếm muộn, mong kiếm đứa con.
Vợ anh Thông giờ chỉ trông chờ vào ông bà nội (Ảnh: Nguyễn Phê).
Sau thời gian dài chờ đợi, anh chị vỡ òa khi bé Đào Duy Anh Khôi (5 tuổi) chào đời. Sau sinh, chị Lan đưa con về quê sống chung với bố mẹ chồng. Anh Thông tiếp tục bám trụ Thủ đô với nghề giao hàng, kiếm sống.
Gần 2 năm trước, khi bé Đào Ngọc Minh Châu (20 tháng tuổi, con gái thứ 2 của anh Thông) chào đời được 3 tháng, chưa kịp vui mừng thì anh Thông phát hiện bị suy thận giai đoạn cuối.
"Trước đây, làm được đồng nào, vợ chồng tôi chắt bóp rồi vay mượn thêm để chạy chữa hiếm muộn. Gần 2 năm nay, chồng bệnh tật, 2 con nhỏ, tôi không biết xoay xở thế nào. Sắp tới, chồng có cơ hội thay thận nhưng tiền không có để phẫu thuật", chị Lan lo lắng.
Hằng ngày ở nhà, hai đứa nhỏ con anh Thông luôn túc trực bên bố (Ảnh: Nguyễn Phê).
Ông Văn Đức Khoa, trưởng xóm 5 (xã Quỳnh Thạch) cho biết, vợ chồng anh Thông chưa có đất đai, nhà cửa, sống chung cùng cha mẹ trong căn nhà cấp 4.
"Từ ngày anh Thông bị bệnh hiểm nghèo, địa phương, bà con thôn xóm đã đăng tin kêu gọi ủng hộ nhưng chỉ được phần nhỏ. Sắp tới, nghe nói anh Thông có cơ hội ghép thận nhưng số tiền quá lớn. Rất mong nhận được sự chung tay, giúp đỡ của độc giả để anh ấy được phẫu thuật, sớm hồi phục để cùng vợ chăm lo cho con nhỏ", ông Khoa chia sẻ.
Ông Thường dù hơn 60 tuổi nhưng vẫn phải đi phụ hồ kiếm tiền để lo chạy chữa cho con. Bà Văn Thị Dung (57 tuổi, mẹ anh Thông) hàng ngày vẫn làm phu gạch, táp lô từ bãi lên các xe tải. Bà cho biết, ngày nào bốc nhiều gạch thì kiếm được 30.000-40.000 đồng.
Ngoài công việc đi phụ hồ, bốc gạch, ông Thường nấu thêm rượu bán kiếm tiền cho con chạy thận (Ảnh: Nguyễn Phê).
"Vừa rồi tìm được người có thận tương thích, sắp tới con sẽ ghép thận ở Huế với chi phí hết hơn 1,2 tỷ đồng. Tôi không biết xoay xở, vay mượn ở đâu nên đành rao bán căn nhà để lấy tiền phẫu thuật cho con. Nhà rao bán với giá thấp vẫn chưa có ai hỏi mua. Giờ tôi chỉ biết cầu cứu đến báo Dân trí và các nhà hảo tâm giúp đỡ con tôi với!", ông Thường khẩn cầu.
Ngồi đếm những đồng tiền công vừa ứng được từ những ngày phụ hồ ít ỏi, ông Thường đưa hết cho con trai để chi phí cho những lần đi lại chạy thận sắp tới. Nhìn con tiều tụy trên giường bệnh, nghĩ đến chuỗi ngày dài đầy khó khăn phía trước, nước mắt người đàn cha lại rưng rưng.
" alt=""/>Cha mẹ già cùng cực rao bán nhà lấy tiền thay thận cho conCuốn sách “Cha mẹ thời đại kĩ thuật số” được bà viết với sự cảnh giác, lo lắng rằng những thiết bị kĩ thuật số như máy vi tính, điện thoại thông minh, ti vi vẫn đang xâm nhập tâm hồn trẻ em với tốc độ ngày càng nhanh chóng”. Bên cạnh đó, trong cuốn sách này tác giả Shin Yee Jin có đề xuất những nguyên tắc và phương pháp thực hiện cho “Phương pháp giáo dục con cái thời đại kĩ thuật số” mà bất cứ bậc cha mẹ nào hiện nay đều cần phải biết.
Ngày nay, một hiện tượng dễ thấy là máy vi tính, điện thoại thông minh đã thâm nhập sâu vào đời sống con người, từ không gian cá nhân đến môi trường gia đình, môi trường giáo dục. Thậm chí, con người đang đã trở nên lệ thuộc vào các phương tiện công nghệ này.
Cuốn sách chỉ ra hậu quả nghiêm trọng khi trẻ đam mê các thiết bị công nghệ kĩ thuật số là “bộ não của trẻ ở trong trạng thái quên mất nhiệm vụ của mình”, nghĩa là trẻ trở thành “nô lệ của của các thiết bị kỹ thuật số và chịu sự điều khiển của chúng”.
Các cha mẹ thường lý giải việc trẻ chăm chú dán mắt vào điện thoại bằng sự “tập trung”, nhưng thực tế là trẻ đang “bị chi phối”. Tình trạng tiếp xúc với các thiết bị kĩ thuật thường xuyên sẽ ngấm ngầm biến bộ não trẻ thành “bộ não popcorn brain”.
Tác giả Shin Yee Jin giải thích, “Popcorn brain là từ để mô tả bộ não trẻ đã quen với tivi, máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng… nhưng lại không có phản ứng và trở nên vô cảm trước những kích thích trong sinh hoạt hằng ngày ít gây ấn tượng hơn”.
Theo một tài liệu báo cáo báo về khái niệm này trên kênh truyền hình CNN của Mỹ, não bộ ở trạng thái popcorn brain, theo thời gian, sẽ chỉ tìm đến những điều có xu hướng bạo lực kích động, nhanh nhạy và ấn tượng hơn nữa. Đồng thời, bộ não popcorn brain sẽ khiến trẻ giảm sút khả năng tập trung và suy giảm trí nhớ. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập của trẻ nhỏ, bởi vì “bản chất của việc học tập là thông qua quá trình luyện tập lặp đi lặp lại để biến tri thức của nhân loại thành kiến thức của bản thân. Nhưng khi bộ não của con người đã bị biến thành bộ não popcorn brain chỉ luôn theo đuổi những điều mới mẻ và ấn tượng thì việc tiếp tục áp dụng mô hình học tập như vậy là điều hoàn toàn bất khả thi”.
Thực tế của việc ngày càng có nhiều những “đứa trẻ kĩ thuật số” là vì cha mẹ đam mê các sản phẩm công nghệ.
Tác giả cuốn sách đưa ra một ví dụ trực quan rằng, một người mẹ luôn cảm thấy có lỗi vì không thể dành nhiều thời gian cho con. Cuối tuần, người mẹ quyết tâm sẽ đưa con gái ra ngoài chơi, nhưng băn khoăn không biết nên đưa con đi đâu. Vì vậy người mẹ lên mạng tìm kiếm “Địa điểm đi chơi với con” và tìm hiểu kỹ từng địa điểm. Theo tác giả, dù người mẹ đã cố gắng dành thời gian ở bên và vui chơi cùng con, nhưng bà “vẫn không thể đánh giá cao việc làm của người mẹ nói trên”.
Bởi theo bà, thay vì mải mê tìm kiếm trên internet mà bỏ mặc con một mình, cha mẹ có thể cùng con thảo luận và đưa ra quyết định địa điểm đi chơi cuối tuần. “Khoảng thời gian đó sẽ trở nên ý nghĩa hơn nhiều nếu như cha mẹ cùng con cái cân nhắc về những nơi mà trẻ muốn đến, những điều mà trẻ muốn đến, những điều mà trẻ muốn làm và cùng nhau đưa ra quyết định”.
Bà cũng chỉ ra, ngày nay chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh các cha mẹ chăm chú dán mắt vào màn hình điện thoại ở hành lang bệnh viện, bên giường bệnh của con hay khi cho con ra chơi ở công viên. Như vậy có thể thấy, không chỉ là thủ phạm phá hoại bộ não của trẻ, các thiết bị công nghệ kỹ thuật số còn “là thủ phạm phá vỡ sợi dây liên kết gần gũi giữa mẹ và con”.
Với thực trạng đáng lo ngại này, trong cuốn sách, tác giả Shin Yee Jin đưa ra cho các bậc cha mẹ “phương pháp giáo dục kĩ thuật số” nhắm bảo vệ trẻ em khỏi những tác hại của của các sản phẩm công nghệ. Tuy nhiên, thế giới hiện đại không thể tồn tại nếu thiếu các thiết bị công nghệ kĩ thuật số, vì vậy phương pháp giáo dục của mà bà đề xuất tập trung vào các nguyên tắc nhằm giúp trẻ hạn chế tiếp xúc và tiếp cận các thiết bị này với tâm thế chủ động.
Tình Lê
Tính đến ngày 1/12/2019, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đã cho ra mắt bạn đọc gần 500 ấn phẩm sách chính trị, lý luận, pháp luật và tư tưởng Hồ Chí Minh.
" alt=""/>Cuốn sách hướng cha mẹ làm bạn với con thời đại kỹ thuật số![]() |
Cổng làng Mông Phụ thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. |
Trước đó, một phiên bản khác của cổng làng Mông Phụ cũng đã được Bảo tàng Hà Nội phục dựng lại năm 2014 tại không gian sân vườn. Tháng 3/2017, GS. KTS Ejima Akiyoshi đã trao tặng mô hình cổng làng Mông Phụ này cho Bảo tàng Hà Nội bảo quản và trưng bày.
Cổng làng Mông Phụ thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, xây dựng vào thời Hậu Lê, năm 1553. Cổng làng Mông Phụ được coi là cổng chính của Đường Lâm, quay mặt về hướng Đông Nam, chếch Tây - hướng về núi Tổ (núi Tản Viên).
![]() |
Mô hình cổng làng Mông Phụ do GS.KTS Ejima Akiyoshi trao tặng cho Bảo tàng Hà Nội (Ảnh: Bảo tàng Hà Nội). |
Về kiến trúc, cổng làng Mông Phụ dựng theo kiểu “thượng gia hạ môn” (trên là nhà, dưới là cổng). Tường của cổng được làm bằng đá ong đào từ lòng đất, cát lấy trên gò trong vùng rồi trộn vôi với mật, tạo thành hỗn hợp kết dính để xây cổng. Tường xây đá ong trần, chít mạch. Hai cánh cổng được làm bằng gỗ lim theo hình “cánh dế” dày chừng năm phân, xoay trên hai cối cổng bằng đá và hai bánh xe gỗ bọc thép.
![]() |
Cổng làng Mông Phụ được tạo dựng tại sân vườn Bảo tàng Hà Nội năm 2014. (Ảnh: Bảo tàng Hà Nội). |
Tuy nhiên, theo thời gian, cổng làng Mông Phụ đã bị xuống cấp. Vì vậy trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2012, Giáo sư, kiến trúc sư Ejima Akiyoshi (Nhật Bản) đã tiếp nhận và là chuyên gia cao cấp hướng dẫn tu bổ nhà cổ ở làng cổ Đường Lâm, cụ thể là cổng làng Mông Phụ.
Tình Lê
Đam mê vẽ Kiều, Sơn đã từng thốt lên: "Nàng Kiều của tôi! Mối tình ngàn năm và mãi mãi…". Mối tình bất diệt này nồng nàn cháy bỏng đến nỗi trong giới nghệ thuật người ta đặt cho Nguyễn Tuấn Sơn biệt danh "Sơn Kiều".
" alt=""/>Phục dựng lại cổng làng Mông Phụ tại bảo tàng nghìn tỷ