Ekanit Panya bị CĐV Thái Lan xem như kẻ phản bội khi từ chối lên tập trung đội tuyển quốc gia ở Asian Cup 2023 (Ảnh: FAT).
Tiền vệ sinh năm 1999 từng là nhân tố vô cùng quan trọng của đội tuyển Thái Lan. Thế nhưng, sau khi sang Nhật Bản thi đấu cho Urawa Reds, anh đã từ chối khoác áo đội tuyển Thái Lan ở Asian Cup 2023 vì muốn tập trung vào CLB. HLV Masatada Ishii vẫn "mở đường sống" cho Ekanit Panya khi mời cầu thủ này trở lại đội tuyển quốc gia, bất chấp việc không được ra sân nhiều ở giải vô địch quốc gia Nhật Bản.
Việc HLV Masatada Ishii triệu tập "kẻ phản bội" Ekanit Panya vào đội tuyển quốc gia mang tới nhiều tranh cãi.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, Ekanit Panya đã phải xin lỗi Madam Pang mới được phép trở lại đội tuyển. Theo tiết lộ của nhà báo Bebangkapong, chính HLV Masatada Ishii đã đưa ra lời khuyên với cầu thủ này về việc xin lỗi Madam Pang. Sau đó, Ekanit Panya đã gọi điện cho người đàn bà quyền lực nhất bóng đá Thái Lan để giải thích chi tiết về lý do rút khỏi đội tuyển.
Nhà báo Bebangkapong tiết lộ: "Madam Pang hiểu rõ vấn đề sau khi nghe lời giải thích của Ekanit Panya. Dù cho tiền vệ này đã gây ra những vấn đề chưa được giải quyết nhưng những gì xảy ra sẽ không được nhắc tới nữa".
Ekanit Panya đã gọi điện xin lỗi Madam Pang và được tha thứ sai lầm của mình (Ảnh: Changsuek).
Ekanit Panya đã vắng mặt trong đợt tập trung vào tháng 3 và tháng 6 của đội tuyển Thái Lan. Do đó, anh rất vui khi được trở lại đội tuyển quốc gia.
Cầu thủ này chia sẻ: "Tôi rất vinh dự khi được trở lại đội tuyển quốc gia và cống hiến cho bóng đá Thái Lan một lần nữa. Được đeo huy hiệu của "Voi chiến" ra sân là niềm tự hào. Tôi sẽ cống hiến những gì tốt nhất để giúp đỡ đội bóng. Tôi hy vọng có trải nghiệm tốt ở đội tuyển Thái Lan".
Theo lịch, đội tuyển Việt Nam sẽ đối đầu với đội tuyển Nga vào lúc 20h00 ngày 5/9. Tới lúc 20h00 ngày 10/9, chúng ta sẽ chạm trán với Thái Lan. Xen giữa hai trận đấu này là cuộc đọ sức giữa Thái Lan và Nga diễn ra vào lúc 20h00 ngày 7/9.
" alt=""/>Vì sao Madam Pang tha thứ cho "kẻ phản bội" đội tuyển Thái Lan?Phong là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan, tuy nhiên mức độ lây chậm và khó lây, thời gian ủ bệnh có thể lên tới 5-10 năm. Vấn đề khó khăn là không ít người mắc bệnh phong bị chẩn đoán muộn, để lại di chứng tàn tật nguy hiểm cho bệnh nhân và có thể tạo thành các ổ bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng. Không ít ca bệnh “chạy vòng quanh” khám nhiều nơi nhưng không tìm ra nguyên nhân chính xác.
"Việc phát hiện bệnh nhân phong ở đô thị rất khó khăn. Bệnh nhân đi khám nhiều chuyên khoa hay cơ sở điều trị rồi mới đến bệnh viện da liễu. Đó là do bệnh lý này có nhiều biểu hiện trên da như sẩn đỏ rải rác khắp cơ thể, yếu cơ... nên đi khám chuyên khoa dị ứng, cơ xương khớp, thần kinh hoặc đa khoa…, khi phát hiện thường trễ" - PGS Doanh cho hay.
Bên cạnh đó, việc tìm nguồn lây, truy vết, khoanh vùng, khám tiếp xúc gần, tiếp xúc xa để điều trị, giám sát... cho bệnh nhân phong ở đô thị rất khó khăn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp phong vào nhóm "những bệnh bị lãng quên". Sự lãng quên này bao gồm cả việc chính các bác sĩ ngoài ngành Da liễu không được đào tạo, tự quên kiến thức, dấu hiệu triệu chứng của bệnh dẫn đến bỏ sót, chẩn đoán nhầm. Một phần bởi trong thời gian dài, bệnh phong được khống chế tốt. Do đó, theo PGS Doanh, không được mất cảnh giác với bệnh lý này.
Phong là bệnh truyền nhiễm mạn tính do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra, chủ yếu biểu hiện ở ngoài da và hệ thống thần kinh ngoại biên như thương tổn da kèm theo mất cảm giác nóng, lạnh, đau... Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng mất cảm giác các dây thần kinh, tàn tật vĩnh viễn, biến dạng cơ thể.
Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, tác động nặng nề đến tâm lý. Cơ chế lây nhiễm của bệnh phong chủ yếu qua tiếp xúc, lây qua dịch tiết của người bệnh, nhưng đòi hỏi phải tiếp xúc gần và kéo dài.
Bệnh nhân phong khi đươc phát hiện được điều trị và quản lý tại nhà. Khi được điều trị, khả năng lây gần như không còn. Cả nước hiện có khoảng 20 trại phong, riêng khu vực phía Bắc có 10 trại, với tổng số khoảng 8.000 bệnh nhân.
Theo Russia Beyond, phiên bản đầu tiên của Hematogen được phát triển tại Thụy Sĩ vào năm 1890. Thời điểm đó, chúng được biết với cái tên "Gomel's Hematogen" - là hỗn hợp được làm máu bò và lòng đỏ trứng. Đến những năm 1920, Liên Xô đã điều chỉnh công thức để đưa vào khẩu phần ăn của binh lính. Theo thời gian, những thanh kẹo ngọt ngào đậm mùi hương vani hay sôcôla này đã làm say mê biết bao trẻ em cũng như người lớn ở xứ sở Bạch Dương.
Hematogen thường được sản xuất trực tiếp tại các lò mổ để không lãng phí huyết bò. Quá trình sản xuất những thanh kẹo này mất khoảng 24 giờ. Đầu tiên, người ta sẽ trộn sữa đặc, đường, si-rô glucose và vanillin (chất tổng hợp hương vị) sau đó để hỗn hợp nguội lại. Huyết bò chỉ được thêm vào khi hỗn hợp này đã nguội, bởi chúng sẽ đẩy nhanh quá trình làm đông. Ngày hôm sau, những bánh lớn này sẽ được cắt nhỏ thành từng thanh.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, hầu hết người dân Nga thời Liên Xô đều biết rất rõ rằng các thanh Hematogen có chứa huyết bò. Tuy nhiên, họ vẫn yêu thích món ăn vặt đặc biệt này bởi vị ngon, giàu chất sắt, giúp điều trị chứng thiếu máu của trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, cũng như tăng tốc độ hồi phục của binh lính bị thương.
Do hàm lượng sắt cao, sau khi ăn Hematogen sẽ hậu vị "kim loại" kỳ lạ trong miệng. Ngày nay, do chứa hàm lượng đường cao, nó không còn được coi là nguồn cung cấp sắt có lợi nữa mà các bác sĩ khuyến nghị người dân nên ăn thịt đỏ thay thế.
Thời kỳ "đỉnh cao" của những thanh Hematogen là vào thời kỳ Liên Xô. Tuy nhiên, cho tới tận ngày nay, nó vẫn rất phổ biến ở Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ khác như Ukraine, thậm chí ở một số quốc gia xa xôi khác Mỹ và Canada, cũng có thể tìm mua chúng. Mặc dù vậy, hương vị những thanh Hematogen ngày nay không còn giống với nguyên bản vì các nhà sản xuất sử dụng huyết bột thay vì huyết thật. Tuy nhiên, chúng phần nào vẫn có thể gợi nhớ lại những kỷ niệm cho những ai đã từng ăn.
Đỗ An(Theo Oddity Central)
" alt=""/>Bí mật ẩn chứa trong thanh kẹo Nga huyền thoại được tẩm máu bò