Câu chuyện "có nên cho mượn xe ô tô" là chủ đề vô tận với độc giả VietNamNet. Và hơn ai hết, chính người trong cuộc sẽ hiểu rõ nhất giá trị chiếc ô tô của mình cũng như sự cần thiết của việc cho một ai đó mượn xe mình hay không.
Dưới đây là chia sẻ của độc giả Mai Trang ở Hà Nội về câu chuyện của mình:
Đọc bài viết "Tôi không cho ai mượn xe ô tô, dù thân thiết đến đâu", tôi rất đồng cảm với anh Việt Hùng và như thấy chính bản thân mình trong đó. Giống như anh, nhà tôi cũng "phát sốt" về chuyện cho mượn xe, nhưng trường hợp này lại chính là em trai của chồng.
Là người trong nhà, em chồng tôi biết rõ chìa khoá và xe ô tô nhà tôi để đâu, thế là thỉnh thoảng có việc là tự tiện sang nhà lấy xe đưa vợ về quê, đi thăm hỏi họ hàng, hay thậm chí hai vợ chồng đi chơi đổi gió,...
Chiếc ô tô là tài sản chung của hai vợ chồng tôi, nhưng lạ một điều là có việc gì cần lấy xe thì chỉ nhắn tin cho anh trai là "em lấy xe đi mấy ngày" mà không bao giờ biết hỏi ý kiến chị dâu. Ngày Tết về quê cũng chẳng hỏi anh chị có dùng xe đi đâu không mà cứ lấy đi kiểu "tự nhiên như ruồi".
Điều khiến tôi bực nhất là chú em dù sử dụng xe còn nhiều hơn cả vợ chồng tôi nhưng hầu như chẳng bao giờ biết đổ xăng, cũng chưa một lần nạp tiền vào tài khoản ETC và mặc định đấy là việc của anh trai.
Thậm chí, đi đi về về quê vợ từ Hà Nội - Nam Định đến 5-7 lượt nhưng lần nào cũng trong tình trạng bình xăng gần cạn. Thấy vậy, chồng tôi lại lóc cóc bơm thêm vào, nhưng có lần chưa kịp đi đâu lại bị em trai "đi hộ".
Khi vợ chồng tôi nhắc, chú em thanh minh: "Em biết đi nên tiết kiệm nên hết ít xăng lắm" và hứa "vài hôm nữa em đổ". Tôi nghĩ thầm: "Trời! Đi mỗi lần vài trăm cây số mà hết ít xăng ư?"
Đỉnh điểm là cách đây 1 tháng, mẹ vợ chú ấy ra Hà Nội dự đám cưới đúng ngày cả nhà tôi đã có có kế hoạch đi chơi. Vì nghĩ chẳng mấy khi mẹ vợ của em trai ra nên vợ chồng tôi lại huỷ chuyến đi và nhường xe cho chú em đưa mẹ vợ đi đám cưới. Thế nhưng, kết quả là tối về trả xe trong tình trạng bình xăng cạn nhẵn, kim xăng báo đỏ.
Bực quá, tôi góp ý: "Chú lần sau đi xe thì đổ xăng vào, không ai bắt chú phải đổ đầy bình nhưng lúc mượn thế nào thì nên trả nguyên trạng như thế. Và anh chị ở nhà thì nên có câu mượn cho đàng hoàng". Thế nhưng, không những chú em không tiếp thu mà mà còn tỏ thái độ bức tức, hằn học, có lời nói thiếu tôn trọng chị dâu.
Có thể sau lần đó chồng tôi nói chuyện thêm nên sau đó không thấy chú em mượn xe lần nào nữa. Và khoảng 2 tuần sau thấy em chồng tôi đã tậu được ô tô, dù trước đó lúc nào cũng nói mua xe là tiêu sản, không muốn đổ tiền vào đấy.
Tôi bảo với chồng: "Chẳng phải chú ấy không có tiền mua xe hay đổ xăng mà chỉ thích 'đóng cửa đi ăn mày' thôi". Dù sao khi chú em mua được ô tô, người vui nhất có lẽ chính là vợ chồng tôi vì từ nay bớt được một "mối lo".
Buồn những người mượn xe mà không có ý thức!
Độc giả Mai Trang (Hà Nội)
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn dưới phần bình luận hoặc gửi bài viết về Ban Ô tô Xe máy - Báo VietNamNet theo địa chỉ: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trong thịt bò chứa hàm lượng kẽm cao có lợi cho việc phòng chống bệnh cúm. Kẽm hỗ trợ cơ thể tạo ra bạch cầu giúp cho hệ thống miễn dịch cơ thể hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua các món ăn từ thịt gà chứa nhiều chất bổ, vị ngọt, tính ấm, ngăn ngừa tích nước trong người. Nghêu giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm… rất có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Unsplash.
![]() |
Rau xanh chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa hữu hiệu. Súp lơ, rau bó xôi, cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi bạn bị cúm hoặc các bệnh viêm nhiễm khác. Bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất có ích như vitamin, muối khoáng, sắt và hàm lượng axit hữu cơ. Mặc dù không mang lại lợi ích ngay lập tức, rau xanh hay các loại thực phẩm khác vẫn có đặc tính kháng virus giúp ngăn ngừa, phòng chống bệnh tật. |
![]() |
Vitamin C là chất chống lại bệnh cúm hiệu quả, có thể rút ngắn thời gian cơ thể nhiễm lạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Cam, bưởi, kiwi, quýt... là những loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C cao góp phần cải thiện hệ miễn dịch. Thường xuyên uống nước ép giúp bạn tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch. Ảnh: Unsplash. |
![]() |
Các nhà khoa học tin rằng nấm là vũ khí bí mật trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh liên quan đến cảm cúm. Thực phẩm này còn chứa axit béo không bão hòa và một lượng lớn chất có thể chuyển hóa thành vitamin D, giúp tăng đề kháng với bệnh. Việc ăn nấm thường xuyên có mối liên hệ với lượng tế bào tăng lên trong cơ thể. |
![]() |
Vì virus corona mới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, ăn gừng tươi thường xuyên là biện pháp giúp bạn giảm bớt các triệu chứng trong trường hợp bị nhiễm bệnh. Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng gừng cần được ăn hoặc uống tươi để đảm bảo hoạt động chống virus diễn ra tốt nhất. Bên cạnh đó, thực phẩm dễ tìm trong gian bếp là tỏi không chỉ tiêu diệt virus mà còn giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi sinh vật khác. Ảnh: Unsplash. |
![]() |
Để tăng cường đề kháng chống lại dịch bệnh diễn biến phức tạp, bạn cũng nên lưu ý uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi đầy đủ và đặc biệt cắt giảm thực đơn các món chiên, nướng. Những loại thực phẩm này có thể gây viêm trong cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Khả năng chống chọi dịch bệnh phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch của chính bạn. Ảnh: Unsplash. |
Siêu thị ở Vũ Hán có hét giá, thiếu lương thực như lời đồn?
Chị Thanh - một nhân viên ngân hàng ở Hà Nội cho biết, mới sáng nay cô em dâu ở Nghệ An nhập về 200 thùng khẩu trang, nhưng chỉ đến chiều là hết vèo, không còn hộp nào.
" alt=""/>Ăn gì để tăng sức đề kháng, phòng ngừa virus coronaVới tiêu chí trở thành cầu nối văn hóa, vở ballet Dó do NSƯT Phan Lương và nghệ sĩ Vũ Ngọc Khải biên đạo, là tổng hòa của âm nhạc cổ điển châu Âu và những sắc thái muôn màu của văn hóa Việt Nam, thể hiện qua ngôn ngữ ballet đương đại. Dóđồng thời mở ra cảm thức về chuyển động, tính linh hoạt, những nét tươi mới, sự tụ hội vốn là những giá trị cốt lõi của Liên minh châu Âu.
Âm nhạc trong Dónhư một mối dây liên kết quá khứ và hiện tại của nhạc cổ điển châu Âu, giới thiệu đến khán giả Việt Nam tác phẩm Bốn mùakinh điển của nhà soạn nhạc người Ý Antonio Vivaldi, trong phiên bản được chuyển soạn bởi nhà soạn nhạc đương đại Max Richter. Âm nhạc sẽ được trình diễn bởi Dàn nhạc “Dó” gồm các nghệ sĩ từ Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời và Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Đồng Quang Vinh.
Ra đời năm 1723, tổ khúc Bốn Mùavẽ nên khung cảnh đồng quê bình dị và trở thành một tác phẩm vượt thời gian: xuyên suốt 4 phần, một thế giới âm thanh đa dạng của các hiện tượng tự nhiên và cuộc sống con người được khắc họa sinh động. Qua dàn dựng của NSƯT Phan Lương và biên đạo Vũ Ngọc Khải, Bốn Mùađem tới sự thăng hoa của các màn vũ đạo trong Dó. Ở đó, mỗi bước nhảy, mỗi chuyển động trên sân khấu đều là biểu hiện của tâm hồn, của những trải nghiệm cảm xúc trong bản giao hưởng của cuộc sống.
Buộc gió(với bối cảnh mùa đông) không chỉ là cuộc đối thoại với thiên nhiên mà còn là hành trình nội tâm tìm kiếm ý nghĩa và mục đích. Lặng gió(mùa thu) vẽ nên những bước chân thư thái dưới một bầu trời cao rộng. Mùa hètrong Dó xoay quanh những năm tháng kỳ diệu và đầy sự kiện nhất trong cuộc đời một con người, qua những hệ thống thời tiết, những biến động và yên bình.
Vở ballet Dókết thúc ở điểm khởi đầu – mùa xuân, trong hồi Gió say, sự dâng trào, sự tái sinh, gạt bỏ những suy tư để hòa vào bản hòa ca của thiên nhiên, đất trời và vạn vật.
Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier nói: "Những kết nối văn hóa như vở ballet Dó, đoàn kết chúng ta bằng cách đưa ra sự đồng thuận chung, vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung hợp tác viện trợ, thương mại hay chính trị, hướng tới bản chất của vẻ đẹp nghệ thuật. Chúng tôi mong muốn quảng bá âm nhạc độc đáo và tinh tế từ lục địa châu Âu cũng như những tài năng nghệ thuật ngày càng nhiều của Việt Nam mà chúng tôi đã chứng kiến trong những năm gần đây. Và chúng tôi tự hào thể hiện sự kết nối văn hóa châu Âu - Việt Nam và trân trọng giới thiệu điều này trong vở ballet Dó độc đáo".
Trích 'Hòa nhạc Bốn mùa' tại Hà Nội tối 21/4/2024:
Quỳnh An