Clip gia đình hạnh phúc của MC Thành Trung:
Thu Nhi
Ảnh: Bokehlah
Clip: NVCC
Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng, xu hướng tất yếu để người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị.
Thời gian qua, các cấp, ngành trong tỉnh quyết liệt đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn nông dân nâng cao nhận thức về CĐS, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh.
Hỗ trợ nông dân tham gia CĐS từ khâu thiết kế mẫu mã bao bì, xây dựng website đến tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm lên các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) và nền tảng trực tuyến.
Từ đó giúp người nông dân có được mô hình kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận.
Đến nay, nhiều mô hình ứng dụng CĐS được người dân áp dụng rộng rãi trong sản xuất, kinh doanh như các mô hình ứng dụng công nghệ nhà kính, hệ thống tưới nhỏ giọt; cảm biến trong điều khiển, theo dõi, giám sát từ xa quá trình chăm sóc cây nông nghiệp; ứng dụng hệ thống sấy lạnh nông sản; xây dựng hệ thống chuồng lạnh và ứng dụng công nghệ số trong chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Đặc biệt là việc ứng dụng mạng xã hội, nền tảng trực tuyến như Zalo, Facebook, Tiktok và hệ thống website để chủ động chia sẻ quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm... nhằm quảng bá, tìm kiếm thị trường, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Từ đó góp phần xây dựng thương hiệu và tăng thu nhập so với hình thức sản xuất, kinh doanh truyền thống.
Các sản phẩm mang thương hiệu thịt chua Friend Foods có sản lượng tiêu thụ lên tới hơn 80.000 hộp/tháng thông qua hệ thống đại lý phân phối và nền tảng trực tuyến.
Bắt đầu xây dựng “thương hiệu cá nhân” để bán các sản phẩm mang thương hiệu thịt chua Friend Foods trên nhiều nền tảng trực tuyến, từ năm 2022 cho đến nay, anh Lê Văn Cường, thôn Mỹ Đức, xã Văn Quán (Lập Thạch) từ một người không rành sử dụng các thiết bị công nghệ, khó khăn khi áp dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh đã trở thành chủ nhân của kênh Tiktok với hàng nghìn lượt người đăng ký theo dõi.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Cường cho biết: “Việc xây dựng kênh bán hàng và livestream vào một số giờ nhất định giúp những video clip giới thiệu sản phẩm dễ dàng tiếp cận tới đông đảo khách hàng và có cơ hội lọt top xu hướng.
Vì thế, tôi không ngần ngại học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu kiến thức, kết nối với một số người nổi tiếng để ký hợp đồng quảng cáo, livestream bán sản phẩm trên nền tảng này. Từ đó góp phần đổi mới phương thức kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm”.
Đến nay, các sản phẩm mang thương hiệu thịt chua Friend Foods không chỉ được nhiều người biết đến thông qua hệ thống 60 đại lý phân phối tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước mà còn có nhiều lượt đặt mua trực tiếp trên các nền tảng số như Tiktok, Shopee, Postmart.vn... với sản lượng tiêu thụ lên tới hơn 80 nghìn hộp/tháng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 15 lao động địa phương.
Bắt nhịp với CĐS, anh Phạm Văn Xuân, thôn Lau, xã Hoàng Lâu (Tam Dương) là một trong những nông dân đã tiên phong xây dựng và phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích lên tới 3,2ha.
Trong đó, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính với diện tích 9.000m2 và lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống cảm biến điều khiển, theo dõi, giám sát từ xa quá trình chăm sóc cây trồng.
Với phương châm canh tác các loại rau, củ, quả, hoa chất lượng cao để cung cấp cho người tiêu dùng, việc ứng dụng công nghệ số đã giúp quá trình sản xuất nông nghiệp của gia đình anh trở nên thuận lợi hơn, sản phẩm xuất bán được giá cao hơn so với phương thức canh tác thông thường, mang lại doanh thu tiền tỷ mỗi năm.
Không dừng lại ở đó, mô hình của anh còn được nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh tìm đến tham quan, học tập để ứng dụng tại địa phương.
Anh Xuân còn nhận thiết kế, lắp đặt hệ thống nhà kính và chuyển giao công nghệ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố như Ninh Bình, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh…
Anh Xuân cho biết: Nhờ hệ thống canh tác nông nghiệp theo hướng hiện đại, người nông dân chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có thể dễ dàng điều chỉnh, kiểm soát quá trình sản xuất nông nghiệp theo ý muốn.
Đồng thời thường xuyên cập nhật được thông tin, kiến thức cũng như kết nối với thị trường, đưa nông sản lên các nền tảng số mà ít tốn chi phí phát sinh.
Từ đó giúp xóa nhòa ranh giới về địa lý, thời gian; tháo gỡ những điểm nghẽn trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa cũng như ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, đem lại thu nhập cao.
Có thể nói, thành công bước đầu của những nông dân như anh Cường, anh Xuân nói riêng và nhiều nông dân khác trên địa bàn tỉnh nói chung trong việc thay đổi tư duy, áp dụng CĐS vào sản xuất, kinh doanh không chỉ đem về “trái ngọt” khi sản phẩm tạo ra có chất lượng cao và sức tiêu thụ mạnh trên thị trường mà còn lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm đến mọi tầng lớp nhân dân.
Từ đó dần hình thành thương hiệu riêng, mở rộng tiếp cận thị trường đa nền tảng, góp phần giảm tổn thất trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thích ứng với công cuộc CĐS theo đúng định hướng phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số.
TheoNgọc Lan (Báo Vĩnh Phúc)
" alt=""/>Nông dân Vĩnh Phúc thích ứng với chuyển đổi sốThực tế cho thấy không phải chỉcác bạn trẻ, mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng còn “mù mờ” về ngành học này. Khiviết bài báo này, tôi có đến thăm quan một số cơ sở đào tạo về thời trang. Trongsố đó, có Học viện Thời trang Luân Đôn (Hà Nội). Học viện này là một chi nhánhđào tạo chuyên về thời trang của trường Đại học Northumbria (Anh Quốc). Tại đâytoàn bộ quy trình đào tạo chuyên ngành Thời trang đều theo tiêu chuẩn châu Âu.
Xác định đối tượng khách hàng
Vào vai học viên đến tìm hiểuthông tin, tôi được cô nhân viên tư vấn đưa đi thăm quan và giới thiệu về quytrình đào tạo. Ở đây tôi mới vỡ lẽ: Thời trang không chỉ đơn thuần là vẽ!
Quy trình đào tạo của họ có 3 nộidung chính. Đầu tiên là ý tưởng, bao gồm: phác thảo, thiết kế và đồ họa. Bướcthứ hai là sản xuất, bao gồm: cắt mẫu rập, xây dựng cấu trúc sản phẩm, cho đếnlúc hoàn tất và trình bày. Bước cuối cùng là các chiến lược kinh doanh,marketing, phân phối bán lẻ. Tiến trình đào tạo chuyên sâu từ cơ bản đến nângcao theo từng kì học. Tại đây lý thuyết luôn đi đôi với thực hành nên ngay saukì đầu tiên học viên đã có sản phẩm thực tế.
Cắt mẫu giấy sáng tạo
Với hơn 6 năm đào tạo tại ViệtNam, học viện này đã tạo nên một danh tiếng đáng tin cậy trong ngành. Giảng viêncủa trường là những chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm. Toàn bộ kết quả họctập của sinh viên được chuyển sang Anh Quốc đánh giá và cấp bằng theo tiêu chuẩnquốc tế bởi trường Đại học Northumbria.
Ngày lễ tốt nghiệp
Đi qua những gian phòng với trangthiết bị hiện đại, nhìn những gương mặt sinh viên mê say lấm tấm mồ hôi, chỗ thìmiệt mài trên bàn cắt mẫu, chỗ hì hụi xây dựng cấu trúc sản phẩm, tôi mới hiểu“thời trang” là một từ hoa mỹ, nhưng để tạo ra được sự hoa mỹ đó cần rất nhiềutrí tuệ sáng tạo cũng như sức lực vất vả, không kém bất kì ngành công nghiệp nàocả. Để bước chân được vào lĩnh vực mang tầm quốc tế này, một Việt Nam non trẻcần được tiếp nhận những công nghệ giáo dục tiên tiến như ở Học viện Thời trangLuân Đôn.
Hiện nhà trường đang chuẩn bị chokhóa học mới khai giảng vào tháng 1/2011. Độc giả nào quan tâm có thể tìm hiểutheo địa chỉ sau:
Học viện Thời trang Luân Đôn(LCFS Hanoi)
+ 48 Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội
+ Website: www.lcfs.vn
+ Facebook: Lcfs Hanoi (linkwww.facebook.com/lcfs.hanoi )
+ Số điện thoại: (04) 37199706
+ Emai:[email protected]